NGHE CÁC ĐÀI PHÁT THANH
RFA/Vietnamese - RFI/Vietnamese - BBC/Vietnamese - VOA/Vietnamese - Little Saigon TV - VNI TV - Sagon TV - SBTN
Bản Tin Việt Nam
'Công bố thu nhập' được ca ngợi như
cuộc cách mạng đối với kinh tế Việt Nam
Marianne Brown
05.06.2012
Lún sâu trong tình trạng quản lý yếu kém và nợ nần, các công ty quốc doanh là tai họa cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng theo tường trình của Thông tín viên Marianne Brown từ Hà Nội, một quyết định mới đây nhằm công bố thu nhập được ca ngợi như là một bước cách mạng tiến đến cải cách.
Khi cảnh sát Việt Nam ban hành lệnh bắt giam cựu chủ tịch một công ty đóng tàu và điều hành cảng quốc doanh, nhiều quan sát viên không ngạc nhiên.
Trong một quốc gia với nạn lạm phát và giá lương thực cao dai dẳng, mọi người cho rằng các khó khăn kinh tế là do những xí nghiệp quốc gia mắc nợ nần và chiếm tới 40% sản lượng kinh tế gây ra.
Lâu nay, Thủ tướng Việt Nam vẫn hứa sẽ cải cách những xí nghiệp quốc doanh lãng phí, nhưng một kế hoạch mới công khai thu nhập hàng năm có thể là chất xúc tác được trông đợi từ lâu hầu đem lại sự thay đổi.
Ông Jairo Acuna-Alfaro, cố vấn chính sách của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc lạc quan về việc này. Ông nói:
“Tất cả những vụ tai tiếng tham nhũng lớn được nghe nói tới trong hai năm qua phát xuất từ những xí nghiệp quốc doanh. Tôi nghĩ đây là một dấu hiệu cụ thể và quan trọng nhất từ phía chính phủ cho thấy họ thực sự muốn giải quyết vấn đề.”
Chi tiết của những qui định này vẫn còn trong vòng thảo luận.
Các nhà kinh tế nói các công ty phải công bố mức thu nhập và còn phải thay đổi cách thức các giám đốc điều hành được tuyển dụng như thế nào.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói các lãnh đạo công ty được chính phủ bổ nhiệm không được tuyển dụng theo tài năng. Theo ông, những người này không phải cam kết đạt chỉ tiêu về lợi nhuận hay cải tiến năng suất khiến cho họ ít có sáng kiến đẩy mạnh khả năng làm việc.
Ông Doanh nói: “Chừng nào vẫn không có những lực lượng độc lập hay việc thanh tra hay kiểm tra độc lập, thì lúc đó chuyện quản trị gần như một chiếc hộp đen đựng dữ liệu bí mật. Các công ty vẫn tự đưa ra những dữ liệu, tự tạo ra những sổ sách riêng và không rõ ràng.”
Các quan sát viên nói một số vấn đề xảy ra khi các công ty tham gia vào những hoạt động doanh thương mới không quen thuộc đối với công ty.
Công ty đóng tàu Vinashin bơm tiền vào nhiều công cuộc kinh doanh khác nhau như du lịch và sản xuất bia.
Mãi cho đến gần đây, công ty dầu hỏa Petrovietnam còn theo đuổi những công cuộc kinh doanh về bất động sản, và chủ tịch Công ty Điện lực Việt Nam vừa mới bị cách chức vì đầu tư vào mạng lưới điện thoại di động.
Ông Acuna-Alfaro nói vấn đề về thành tích hoạt động và ảnh hưởng của những mối quan hệ chính trị có thể được giải quyết bằng đánh giá của những thanh tra độc lập.
Ông Alfaro nói: “Nếu những việc thanh tra này được tiết lộ thì sẽ có những tin tức về những ai có dính líu dến những xí nghiệp quốc doanh này và những thỏa thuận làm ăn như thế nào đã đạt được. Do đó việc này sẽ giúp giải quyết được những vấn đề và chúng ta có thể nhận diện được người nào giao dịch với ai.”
Chính phủ loan báo những biện pháp để buộc các xí nghiệp quốc doanh phải chịu trách nhiệm nhiều hơn tiếp sau vụ xử 20 năm tù giam cựu chủ tịch công ty quốc doanh Vinashin, Phạm Thanh Bình vì tội vượt quá những qui định về đầu tư làm nhà nước thiệt hại hàng chục triệu đô la.
Ông Jeff Browne cố vấn cho những công ty Hoa Kỳ muốn làm ăn với Việt Nam nói:
“Việt Nam đã gởi một thông điệp cho những người lãnh đạo khác tại các công ty quốc doanh. Rõ ràng việc chính phủ trừng trị công ty Vinashin hồi năm ngoái và công ty Vinalines năm nay, đang gởi một thông điệp cho tất cả những ai làm việc cho chính phủ trong việc điều hành các công ty.”
Ông Browne nói thêm những việc bắt giữ này cũng giúp tăng tốc những hoạt động tiến đến việc tư nhân hóa một số công ty quốc doanh để những nhà đầu tư trong nước và ngoại quốc chia sẻ việc làm chủ nền kinh tế Việt Nam.
Ông Browne nói chính phủ và đảng muốn cạnh tranh trên trường quốc tế và tăng trưởng thành một nền kinh tế mạnh như Nam Triều Tiên và ngay cả Nhật Bản.
Ông Browne nói: “Để làm việc này cần phải thấu hiểu là phải thay đổi cách thức làm ăn cũ. Trong lúc đó cách thức làm ăn cũ đã bám rễ trong văn hóa doanh thương nên chắc chắn cần phải có thời gian.”
Trước mức lạm phát lên đến hai con số và giá cả lương thực gia tăng trong năm ngoái, chính phủ bắt buộc phải xét lại chiến lược tăng trưởng bằng cách nâng lãi suất. Hệ quả của việc này là người ta đã thấy rõ tăng trưởng đã chậm lại.
Một khi đầu tư ngưng trệ, sức ép đã gia tăng lên các xí nghiệp quốc doanh để phải cải tiến hoạt động. Kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng sức ép này không phải chỉ đến từ phía chính phủ.
Ông nói: “Dân chúng rất phẫn nộ. Mọi người rất bất mãn về việc này bởi vì cuộc sống của người dân hiện nay rất khó khăn. Bệnh viện quá tải, và nếu người dân nhận ra rằng nhiều tiền bạc đã bị lãng phí trong khi không có bệnh viện mới và đầu tư không đủ trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe thì họ rất bất mãn.”
Các nhà phân tách đồng ý là công chúng Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài muốn thấy tiến bộ trong hành động, chứ không phải chỉ trên giấy tờ.
Bất cứ thẩm định nào về mức độ hiệu quả của những qui định trong việc giải quyết các xí nghiệp quốc doanh cồng kềnh sẽ còn phải chờ cho đến khi hành động này được thực hiện.
Công an Việt Nam triệt phá đường dây mại dâm cao cấp
06.06.2012
Công an Việt Nam vừa phát hiện một đường dây chuyên cung cấp các người mẫu, ca sĩ, diễn viên cho những khách mua dâm giàu có, theo tin AFP ngày 6/6.
Trong số 4 người bị bắt có hoa hậu Khu vực Nam Mê Kông 2009, Võ thị Mỹ Xuân, 29 tuổi.
Công an nói người đẹp này là một trong những nhân vật chính điều khiển hoạt động của đường dây mại dâm. Các cô gái bán dâm trong đường dây của Xuân được trả hàng ngàn đô la cho mỗi cuộc mua bán.
Đường dây này cũng cung cấp gái mại dâm ra nước ngoài phục vụ những khách hàng giàu có với giá trên chục ngàn đô la cho mỗi chuyến đi vài ba ngày.
Công an cho biết đã triệu tập khoảng 20 người liên can trong đường dây để điều tra.
Nguồn: AFP / Tuoitre
06.06.2012
Công an Việt Nam vừa phát hiện một đường dây chuyên cung cấp các người mẫu, ca sĩ, diễn viên cho những khách mua dâm giàu có, theo tin AFP ngày 6/6.
Trong số 4 người bị bắt có hoa hậu Khu vực Nam Mê Kông 2009, Võ thị Mỹ Xuân, 29 tuổi.
Công an nói người đẹp này là một trong những nhân vật chính điều khiển hoạt động của đường dây mại dâm. Các cô gái bán dâm trong đường dây của Xuân được trả hàng ngàn đô la cho mỗi cuộc mua bán.
Đường dây này cũng cung cấp gái mại dâm ra nước ngoài phục vụ những khách hàng giàu có với giá trên chục ngàn đô la cho mỗi chuyến đi vài ba ngày.
Công an cho biết đã triệu tập khoảng 20 người liên can trong đường dây để điều tra.
Nguồn: AFP / Tuoitre
Nhiều người Trung Quốc cư trú và làm ăn bất hợp pháp ở Cam Ranh
RFA 06.06.2012
Chính quyền thành phố Cam Ranh sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ việc buông lỏng quản lý để người TQ nuôi cá cạnh cảng Cam Ranh một thời gian dài mà không bị kiểm tra, xử lý.
Đó là nội dung trả lời phỏng vấn bên hành làng kỳ họp QH ngày 5/6 của Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Khánh Hoà, ông Nguyễn Tấn Tuấn.
Ngoài ra, khi trả lời báo chí trong nước, đại diện Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Quốc Hội, ông Trần Đình Nhã cũng cho rằng việc chính quyền địa phương buông lỏng quản lỷ để xảy ra việc người TQ nuôi thuỷ sản tại Vũng Rô và Cam Ranh mà không nắm được thông tin là đáng lo ngại. Để xảy ra vụ việc là trách nhiệm của nhiều cấp, ngành từ chính quyền đến bộ đội biên phòng và công an.
Theo thông tin từ báo Thanh niên online, hiện tại toàn tỉnh Khánh Hoà có 23 người TQ trong đó có 11 người vi phạm các quy định của pháp luật VN như không có giấy phép lao động, không đăng ký tạm trú… Vào ngày 3/6 những lao động TQ vi phạm tại Cam Ranh đã bị cơ quan xử phạt hành chính và buộc rời khỏi VN trước ngày 9/6.
RFA 06.06.2012
Chính quyền thành phố Cam Ranh sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ việc buông lỏng quản lý để người TQ nuôi cá cạnh cảng Cam Ranh một thời gian dài mà không bị kiểm tra, xử lý.
Đó là nội dung trả lời phỏng vấn bên hành làng kỳ họp QH ngày 5/6 của Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Khánh Hoà, ông Nguyễn Tấn Tuấn.
Ngoài ra, khi trả lời báo chí trong nước, đại diện Uỷ ban Quốc phòng – An ninh Quốc Hội, ông Trần Đình Nhã cũng cho rằng việc chính quyền địa phương buông lỏng quản lỷ để xảy ra việc người TQ nuôi thuỷ sản tại Vũng Rô và Cam Ranh mà không nắm được thông tin là đáng lo ngại. Để xảy ra vụ việc là trách nhiệm của nhiều cấp, ngành từ chính quyền đến bộ đội biên phòng và công an.
Theo thông tin từ báo Thanh niên online, hiện tại toàn tỉnh Khánh Hoà có 23 người TQ trong đó có 11 người vi phạm các quy định của pháp luật VN như không có giấy phép lao động, không đăng ký tạm trú… Vào ngày 3/6 những lao động TQ vi phạm tại Cam Ranh đã bị cơ quan xử phạt hành chính và buộc rời khỏi VN trước ngày 9/6.
5 năm tù giam và 3 năm quản chế về tội rải truyền đơn
RFA-06-06-2012
Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận hôm nay kết án nhà bất đồng chính kiến Phan Ngọc Tuấn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế trong phiên xử sơ thẩm về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”
Tin cho biết ông Tuấn bị kết án với tội rải truyền đơn chống phá chính phủ tại Hà Nội và TPHCM trong khoảng thời gian từ tháng 4/2010 cho tới khi bị bắt vào tháng 8/2011.
Hãng thông tấn AFP trích nguồn từ báo mạng Kiến Thức cho biết ông Tuấn đã nhận tiền từ các “tổ chức và cá nhân đấu tranh” ở nước ngoài để tuyên truyền, xuyên tạc và bội nhọ Nhà nước và Đảng CS VN.
Tuy nhiên, tại phiên toà, ông Tuấn bác bỏ những cáo buộc đó.
Những bản án tuyên truyền chống phá Nhà nước và lật đổ chính phủ thường được áp dụng cho các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Theo các tổ chức nhân quyền thì việc kết án các nhà đấu tranh ôn hoà hay bất đồng chính kiến tôn giáo thường được Việt Nam dựa trên những điều khoản mơ hồ, không rõ nghĩa như 79 hoặc 88 của Bộ Luật HS.
RFA-06-06-2012
Toà án nhân dân tỉnh Ninh Thuận hôm nay kết án nhà bất đồng chính kiến Phan Ngọc Tuấn 5 năm tù giam và 3 năm quản chế trong phiên xử sơ thẩm về tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”
Tin cho biết ông Tuấn bị kết án với tội rải truyền đơn chống phá chính phủ tại Hà Nội và TPHCM trong khoảng thời gian từ tháng 4/2010 cho tới khi bị bắt vào tháng 8/2011.
Hãng thông tấn AFP trích nguồn từ báo mạng Kiến Thức cho biết ông Tuấn đã nhận tiền từ các “tổ chức và cá nhân đấu tranh” ở nước ngoài để tuyên truyền, xuyên tạc và bội nhọ Nhà nước và Đảng CS VN.
Tuy nhiên, tại phiên toà, ông Tuấn bác bỏ những cáo buộc đó.
Những bản án tuyên truyền chống phá Nhà nước và lật đổ chính phủ thường được áp dụng cho các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Theo các tổ chức nhân quyền thì việc kết án các nhà đấu tranh ôn hoà hay bất đồng chính kiến tôn giáo thường được Việt Nam dựa trên những điều khoản mơ hồ, không rõ nghĩa như 79 hoặc 88 của Bộ Luật HS.
Việt Nam giảm giá xăng dầu nhằm kìm hãm lạm phát
Bài đăng : Thứ sáu 08 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 08 Tháng Sáu 2012
Bài đăng : Thứ sáu 08 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 08 Tháng Sáu 2012
Một trạm xăng dầu ở Hà Nội, ảnh chụp ngày 30/3/11 - Reuters
Thụy My
Hãng tin Bloomberg hôm nay 08/06/2012 đưa tin, Việt Nam đã giảm giá xăng dầu đến lần thứ ba trong vòng một tháng, ở mức 3,5%. Việc điều chỉnh giá xăng cho người tiêu dùng trong nước vì giá xăng dầu thế giới đang hạ, nằm trong nỗ lực kìm chế lạm phát, vào lúc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang chậm lại.
Cụ thể, giá một lít xăng 92, loại xăng phổ thông nhất ở Việt Nam từ 22.700 đồng/lít giảm còn 21.900 đồng/lít. Dầu diesel từ 21.200 đồng còn 20.500 đồng/lít, dầu lửa 21.000 đồng còn 20.400 đồng/lít. Theo thông báo của Bộ Tài chính, giá mới sẽ bắt đầu được áp dụng từ 2 giờ chiều hôm qua.
Dầu thô đã sụt giá 5,3% kể từ ngày 23/5, khi Việt Nam lại giảm giá xăng dầu một lần nữa, cho thấy sự quan ngại trước tình hình khủng hoảng nợ châu Âu và các chỉ số kinh tế của Trung Quốc không được như mong đợi. Giá nhiên liệu giảm có thể hỗ trợ được cho một nền kinh tế mà tăng trưởng trong quý đầu là 4%, nhịp độ này là thấp nhất kể từ năm 2009.
Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong tháng 5/2012 chỉ còn 8,34%, so với tháng 8/2011 là 23,02%. Nhà kinh tế Vishnu Varathan của Mizuho Corporate Bank đóng tại Singapore nhận định : « Chúng tôi thấy rằng tăng trưởng của Việt Nam chậm lại một cách mạnh mẽ, và việc cố gắng giảm bớt áp lực lên người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chỉ có thể là một điều tốt ».
Báo chí trong nước đưa ý kiến của một số chuyên gia cũng cho rằng việc giảm giá xăng dầu sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, rất quan trọng đối với nền kinh tế trong khi sức mua sụt giảm ; đồng thời đáp ứng được phần nào nguyện vọng của người dân.
Giá dầu thô Brent thường được sử dụng làm giá chuẩn, đã tăng khoảng 20% trong năm nay, do các nhà đầu cơ suy đoán rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào chương trình nguyên tử của Iran sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung.
Thụy My
Hãng tin Bloomberg hôm nay 08/06/2012 đưa tin, Việt Nam đã giảm giá xăng dầu đến lần thứ ba trong vòng một tháng, ở mức 3,5%. Việc điều chỉnh giá xăng cho người tiêu dùng trong nước vì giá xăng dầu thế giới đang hạ, nằm trong nỗ lực kìm chế lạm phát, vào lúc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang chậm lại.
Cụ thể, giá một lít xăng 92, loại xăng phổ thông nhất ở Việt Nam từ 22.700 đồng/lít giảm còn 21.900 đồng/lít. Dầu diesel từ 21.200 đồng còn 20.500 đồng/lít, dầu lửa 21.000 đồng còn 20.400 đồng/lít. Theo thông báo của Bộ Tài chính, giá mới sẽ bắt đầu được áp dụng từ 2 giờ chiều hôm qua.
Dầu thô đã sụt giá 5,3% kể từ ngày 23/5, khi Việt Nam lại giảm giá xăng dầu một lần nữa, cho thấy sự quan ngại trước tình hình khủng hoảng nợ châu Âu và các chỉ số kinh tế của Trung Quốc không được như mong đợi. Giá nhiên liệu giảm có thể hỗ trợ được cho một nền kinh tế mà tăng trưởng trong quý đầu là 4%, nhịp độ này là thấp nhất kể từ năm 2009.
Tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong tháng 5/2012 chỉ còn 8,34%, so với tháng 8/2011 là 23,02%. Nhà kinh tế Vishnu Varathan của Mizuho Corporate Bank đóng tại Singapore nhận định : « Chúng tôi thấy rằng tăng trưởng của Việt Nam chậm lại một cách mạnh mẽ, và việc cố gắng giảm bớt áp lực lên người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp chỉ có thể là một điều tốt ».
Báo chí trong nước đưa ý kiến của một số chuyên gia cũng cho rằng việc giảm giá xăng dầu sẽ giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, rất quan trọng đối với nền kinh tế trong khi sức mua sụt giảm ; đồng thời đáp ứng được phần nào nguyện vọng của người dân.
Giá dầu thô Brent thường được sử dụng làm giá chuẩn, đã tăng khoảng 20% trong năm nay, do các nhà đầu cơ suy đoán rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhắm vào chương trình nguyên tử của Iran sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung.
Báo chí Việt Nam liên tục đả kích bà Lê Hiền Đức
Bài đăng : Thứ năm 07 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 07 Tháng Sáu 2012
Bài đăng : Thứ năm 07 Tháng Sáu 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 07 Tháng Sáu 2012
Bà Lê Hiền Đức, giải thưởng Liêm chính (Integrity Award) năm 2008, thường xuyên có các
hoạt động chống tham nhũng và bảo vệ người dân bị tước đoạt đất đai (Theo Boxitvn.net)
Thanh Phương
Trong những ngày qua, báo chí chính thức ở Việt Nam đã liên tục đăng nhiều bài đả kích bà Lê Hiền Đức, người mà cách đây không lâu vẫn còn được chính quyền tuyên dương về những thành tích chống tham nhũng. Những bài báo đả kích kể trên bắt đầu được đăng tải, kể từ khi blogger Nguyễn Xuân Diện được mời lên làm việc tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, ngày 01/06 vừa qua, về những thông tin liên quan đến trang blog của ông.
Tuy không được mời trong buổi làm việc này, nhưng luật sư Hà Huy Sơn và bà Lê Hiền Đức đã đi theo ông Nguyễn Xuân Diện. LS Hà Huy Sơn sau đó đã ra ngoài, nhưng bà Lê Hiền Đức vẫn ở lại cho đến tối.
Đài Truyền hình Việt Nam VTV tối 05/06 đã phát một phóng sự cho rằng bà Lê Hiền Đức đã có những hành động « cản trở việc thanh tra », « gây rối trật tự công cộng » tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, và khẳng định bà đã "tự ý đập vỡ cửa kính một phòng làm việc" của văn phòng Sở và « tự ý gây thương tích ».
Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hai ngày 05 và 06/06 cũng đăng hai bài đả kích bà Lê Hiền Đức và cho biết công an đang thu thập chứng cứ để xử lý các "đối tượng gây rối". Hôm nay, đến lượt tờ Hà Nội mới nhập cuộc với bài báo lên án bà Lê Hiền Đức « gây rối trật tự và phá hoại tài sản Nhà nước ». Bài báo này cũng chỉ trích luôn cả blogger Nguyễn Xuân Diện, đặt câu hỏi là, vì sao ông là một tiến sĩ, có đủ trình độ, học vấn lại « lôi kéo » bà Lê Hiền Đức, để dẫn đến vụ « gây rối trật tự » như vậy ?
Về phần bà Lê Hiền Đức đã bác bỏ những thông tin của báo chí chính thức, khẳng định bà đã bị các nhân viên bảo vệ của Sở Thông tin và Truyền thông dùng vũ lực khống chế.
Bà Lê Hiền Đức, nay đã trên 80 tuổi, đã nhiều lần được báo chí chính thức ở Việt Nam ca ngợi về những thành tích chống tham nhũng, đặc biệt kể từ khi bà được tổ chức Transparency International trao giải thưởng Liêm chính (Integrity Award) vào đầu năm 2008. Trong những năm gần đây, bà Lê Hiền Đức đã tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi những dân oan, nhất là trong những vụ cưỡng chế thu hồi đất.
Ngoài bà Lê Hiền Đức, báo chí Việt Nam cũng đã bắt đầu tấn công luôn cả blogger Nguyễn Xuân Diện, cụ thể là qua một bài đăng trên báo điện tử Petrotimes hôm qua. Với tựa đề : » Blogger Nguyễn Xuân Diện muốn gì ? », tác giả bài báo mô tả ông Diện là người có rất nhiều hành vi « bất bình thường », với nhiều trang viết « gây bất lợi cho công tác thông tin truyền thông hiện nay ». Bài báo còn yêu cầu là phải xem xét « trách nhiệm liên đới » của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trong vụ « gây rối trật tự » của bà Lê Hiền Đức.
Trang blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hiện là một trong những trang blog có rất nhiều người truy cập, vì trang này đã từng có nhiều bài tường thuật về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông và nhiều bài về các vụ cưỡng chế đất như tại Tiên Lãng, Hải Phòng, hay tại Văn Giang, Hưng Yên vừa qua.
Ngày 18/05 vừa qua, một nhóm người tự xưng là thương binh đã tự ý xông vào Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nơi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện làm việc, để hăm dọa, đòi gỡ bỏ các bài trên trang blog của ông.
hoạt động chống tham nhũng và bảo vệ người dân bị tước đoạt đất đai (Theo Boxitvn.net)
Thanh Phương
Trong những ngày qua, báo chí chính thức ở Việt Nam đã liên tục đăng nhiều bài đả kích bà Lê Hiền Đức, người mà cách đây không lâu vẫn còn được chính quyền tuyên dương về những thành tích chống tham nhũng. Những bài báo đả kích kể trên bắt đầu được đăng tải, kể từ khi blogger Nguyễn Xuân Diện được mời lên làm việc tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, ngày 01/06 vừa qua, về những thông tin liên quan đến trang blog của ông.
Tuy không được mời trong buổi làm việc này, nhưng luật sư Hà Huy Sơn và bà Lê Hiền Đức đã đi theo ông Nguyễn Xuân Diện. LS Hà Huy Sơn sau đó đã ra ngoài, nhưng bà Lê Hiền Đức vẫn ở lại cho đến tối.
Đài Truyền hình Việt Nam VTV tối 05/06 đã phát một phóng sự cho rằng bà Lê Hiền Đức đã có những hành động « cản trở việc thanh tra », « gây rối trật tự công cộng » tại Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, và khẳng định bà đã "tự ý đập vỡ cửa kính một phòng làm việc" của văn phòng Sở và « tự ý gây thương tích ».
Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hai ngày 05 và 06/06 cũng đăng hai bài đả kích bà Lê Hiền Đức và cho biết công an đang thu thập chứng cứ để xử lý các "đối tượng gây rối". Hôm nay, đến lượt tờ Hà Nội mới nhập cuộc với bài báo lên án bà Lê Hiền Đức « gây rối trật tự và phá hoại tài sản Nhà nước ». Bài báo này cũng chỉ trích luôn cả blogger Nguyễn Xuân Diện, đặt câu hỏi là, vì sao ông là một tiến sĩ, có đủ trình độ, học vấn lại « lôi kéo » bà Lê Hiền Đức, để dẫn đến vụ « gây rối trật tự » như vậy ?
Về phần bà Lê Hiền Đức đã bác bỏ những thông tin của báo chí chính thức, khẳng định bà đã bị các nhân viên bảo vệ của Sở Thông tin và Truyền thông dùng vũ lực khống chế.
Bà Lê Hiền Đức, nay đã trên 80 tuổi, đã nhiều lần được báo chí chính thức ở Việt Nam ca ngợi về những thành tích chống tham nhũng, đặc biệt kể từ khi bà được tổ chức Transparency International trao giải thưởng Liêm chính (Integrity Award) vào đầu năm 2008. Trong những năm gần đây, bà Lê Hiền Đức đã tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi những dân oan, nhất là trong những vụ cưỡng chế thu hồi đất.
Ngoài bà Lê Hiền Đức, báo chí Việt Nam cũng đã bắt đầu tấn công luôn cả blogger Nguyễn Xuân Diện, cụ thể là qua một bài đăng trên báo điện tử Petrotimes hôm qua. Với tựa đề : » Blogger Nguyễn Xuân Diện muốn gì ? », tác giả bài báo mô tả ông Diện là người có rất nhiều hành vi « bất bình thường », với nhiều trang viết « gây bất lợi cho công tác thông tin truyền thông hiện nay ». Bài báo còn yêu cầu là phải xem xét « trách nhiệm liên đới » của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trong vụ « gây rối trật tự » của bà Lê Hiền Đức.
Trang blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hiện là một trong những trang blog có rất nhiều người truy cập, vì trang này đã từng có nhiều bài tường thuật về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn và xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông và nhiều bài về các vụ cưỡng chế đất như tại Tiên Lãng, Hải Phòng, hay tại Văn Giang, Hưng Yên vừa qua.
Ngày 18/05 vừa qua, một nhóm người tự xưng là thương binh đã tự ý xông vào Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nơi tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện làm việc, để hăm dọa, đòi gỡ bỏ các bài trên trang blog của ông.
Web page Updated ngày 09/6/2012