NGHE CÁC ĐÀI PHÁT THANH
RFA/Vietnamese - RFI/Vietnamese - BBC/Vietnamese - VOA/Vietnamese - Little Saigon TV - VNI TV - Sagon TV - SBTN
NHẬT KÝ EURO 2012
Nguyễn Khanh - Đài RFA - Viết từ Ba Lan và Ukraine
Chia tay với EURO - 2012
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-07-02
Không tin cũng phải tin: cả thế giới vừa chứng kiến những hình ảnh của lịch sử.
RFA - Hẹn gặp lại Ba Lan...

Thắng Ý tới 4 phát thì nặng quá
Đội tuyển Tây Ban Nha trở thành đội tuyển đầu tiên thắng liên tiếp 3 giải cao quý nhất của làng bóng tròn thế giới, cũng là đội lần đầu tiên bảo vệ được ngai vô địch EURO, đồng thời chiến thắng đậm nét với tỷ số 4-0 cũng đánh dấu lần đầu tiên các chàng matadors của Xứ Đấu Bò thắng đội tuyển quốc gia được cả thế giới biết đến với món pizza.
“Chẳng ai có thể ngờ trận banh này lại kết thúc lạ lùng đến thế”, anh bạn tên Sơn cứ nhắc đi nhắc lại điều này trên đoạn đường về nhà. “Tây Ban Nha thắng thì đúng rồi, nhưng bắn thắng Ý tới 4 phát thì nặng quá”.
Điều anh Sơn nói làm tôi nhớ lại những lời bàn của “phe cộng” nhà mình (đây là chữ người Việt ở Ba Lan và Ukraine gọi nhau) về kết quả trận tranh chung kết EURO 2012. Trước giờ bóng lăn một nửa nghĩ Tây Ban Nha thắng, một nửa khác tin Ý sẽ thủ huề và tối nay “xem bóng đá cho cực đã” vì 2 hội sẽ phải đá thêm giờ và biết đâu chừng sẽ phân định thắng bại bằng những quả phạt đền. Hầu như chẳng ai dám nghĩ Tây Ban Nha thắng dễ như thế, đặc biệt hơn nữa là các chàng trai trẻ của Xứ Đầu Bò cho anh thủ môn lừng danh Gianluigi Buffon vào lưới nhặt banh tới 4 lần.
Đội tuyển Tây Ban Nha trở thành đội tuyển đầu tiên thắng liên tiếp 3 giải cao quý nhất của làng bóng tròn thế giới, cũng là đội lần đầu tiên bảo vệ được ngai vô địch EURO, đồng thời chiến thắng đậm nét với tỷ số 4-0 cũng đánh dấu lần đầu tiên các chàng matadors của Xứ Đấu Bò thắng đội tuyển quốc gia được cả thế giới biết đến với món pizza.
“Chẳng ai có thể ngờ trận banh này lại kết thúc lạ lùng đến thế”, anh bạn tên Sơn cứ nhắc đi nhắc lại điều này trên đoạn đường về nhà. “Tây Ban Nha thắng thì đúng rồi, nhưng bắn thắng Ý tới 4 phát thì nặng quá”.
Điều anh Sơn nói làm tôi nhớ lại những lời bàn của “phe cộng” nhà mình (đây là chữ người Việt ở Ba Lan và Ukraine gọi nhau) về kết quả trận tranh chung kết EURO 2012. Trước giờ bóng lăn một nửa nghĩ Tây Ban Nha thắng, một nửa khác tin Ý sẽ thủ huề và tối nay “xem bóng đá cho cực đã” vì 2 hội sẽ phải đá thêm giờ và biết đâu chừng sẽ phân định thắng bại bằng những quả phạt đền. Hầu như chẳng ai dám nghĩ Tây Ban Nha thắng dễ như thế, đặc biệt hơn nữa là các chàng trai trẻ của Xứ Đầu Bò cho anh thủ môn lừng danh Gianluigi Buffon vào lưới nhặt banh tới 4 lần.
Vé xem trận đấu cuối cùng của Euro 2012 RFA file

“Em chỉ đoán Tây Ban Nha thắng 1-0 hay 2-1 thôi”, anh tài xế tên Dũng vừa lái xe vừa góp chuyện. “Thắng Tây Ban Nha thật xứng đáng, đá rất chuẩn, nhưng một phần là lỗi của thắng Ý. Nó chỉ có 2 cơ hội mà làm ngay 2 quả. Vào hiệp nhì rõ ràng Ý chấp nhận thua cuộc, đá thật rời rạc, để cho nó làm thêm 2 quả nữa”.
“Mình không nghĩ như thế đâu” một “cộng” khác -tên Hải- nhanh nhẹn trả lời. “Xem trận banh này rõ chán, thấy ngay là thằng Ý nó bán độ chứ làm sao nó có thể thua thằng Tây Ban Nha tới 4 quả”. Nhất định không cho mọi người cơ hội, “cộng” Hải nói tiếp: “mỗi thằng về sẽ được bọn chủ đề chia cho vài trăm nghìn ‘oi’ (Euro) tha hồ ăn tiêu”. Không ngừng ở đó, Hải bảo thêm “trước ngày sang đây bọn Ý đã bị công an điều tra về tội bán độ rồi, kỳ này về thì thế nào cũng có lắm thằng chết. Các con có chạy đằng giời cũng không khỏi nắng”.
Không ai buồn lên tiếng trả lời, tất cả vẫn đang nghĩ về trận banh vừa kết thúc. Rõ ràng dàn hậu vệ của Tây Ban Nha quá giỏi, không thể chối cãi dàn công cùa Tây Ban Nha quá tài. Chính điều đó đã giúp cho đội tuyển này tạo lịch sử tối hôm nay, và chiến thắng lẫy lừng 4-0 trước đội tuyển Ý từng đoạt vô địch thế giới xác định rõ vị trí của Tây Ban Nha trong làng bóng tròn thế giới: đây chính là đội tuyển mà cả thế giới phải đón xem khi họ ra sân tranh tài ở World Cup Brazil 2014.
“Ý là đội tuyển rất giỏi, là đối thủ cực mạnh của chúng tôi”, ông huấn luyện viên Vicente Del Bosque trả lời câu hỏi của báo chí sau khi hân hoan chứng kiến cảnh các cậu cầu thủ học trò chuyền tay nhau chiếc cúp vô địch. Ông bảo tiếp “chúng tôi làm chủ trận banh từ hiệp đầu, càng đi sâu vào trận banh chúng tôi càng nắm phần chủ động”. Bình luận gia thể thao Tony Bell của đài truyền hình FOX News chia sẻ cảm nghĩ của ông sau khi trận banh kết thúc: “bóng đá đòi hỏi 2 chuyện là đường banh chuyền cho bạn đồng đội và thế trận khi tấn công. Đội tuyển Tây Ban Nha có cả 2 yếu tố này, và đó là lý do tại sao họ lại thắng dễ dàng trận banh tối nay”.
“Mình không nghĩ như thế đâu” một “cộng” khác -tên Hải- nhanh nhẹn trả lời. “Xem trận banh này rõ chán, thấy ngay là thằng Ý nó bán độ chứ làm sao nó có thể thua thằng Tây Ban Nha tới 4 quả”. Nhất định không cho mọi người cơ hội, “cộng” Hải nói tiếp: “mỗi thằng về sẽ được bọn chủ đề chia cho vài trăm nghìn ‘oi’ (Euro) tha hồ ăn tiêu”. Không ngừng ở đó, Hải bảo thêm “trước ngày sang đây bọn Ý đã bị công an điều tra về tội bán độ rồi, kỳ này về thì thế nào cũng có lắm thằng chết. Các con có chạy đằng giời cũng không khỏi nắng”.
Không ai buồn lên tiếng trả lời, tất cả vẫn đang nghĩ về trận banh vừa kết thúc. Rõ ràng dàn hậu vệ của Tây Ban Nha quá giỏi, không thể chối cãi dàn công cùa Tây Ban Nha quá tài. Chính điều đó đã giúp cho đội tuyển này tạo lịch sử tối hôm nay, và chiến thắng lẫy lừng 4-0 trước đội tuyển Ý từng đoạt vô địch thế giới xác định rõ vị trí của Tây Ban Nha trong làng bóng tròn thế giới: đây chính là đội tuyển mà cả thế giới phải đón xem khi họ ra sân tranh tài ở World Cup Brazil 2014.
“Ý là đội tuyển rất giỏi, là đối thủ cực mạnh của chúng tôi”, ông huấn luyện viên Vicente Del Bosque trả lời câu hỏi của báo chí sau khi hân hoan chứng kiến cảnh các cậu cầu thủ học trò chuyền tay nhau chiếc cúp vô địch. Ông bảo tiếp “chúng tôi làm chủ trận banh từ hiệp đầu, càng đi sâu vào trận banh chúng tôi càng nắm phần chủ động”. Bình luận gia thể thao Tony Bell của đài truyền hình FOX News chia sẻ cảm nghĩ của ông sau khi trận banh kết thúc: “bóng đá đòi hỏi 2 chuyện là đường banh chuyền cho bạn đồng đội và thế trận khi tấn công. Đội tuyển Tây Ban Nha có cả 2 yếu tố này, và đó là lý do tại sao họ lại thắng dễ dàng trận banh tối nay”.
Cầu thủ Tây Ban Nha mặc áo đỏ trong pha ghi bàn thắng thứ 2 (Screen capture)

Đương nhiên không thể quên vai trò của anh thủ môn Iker Casillas và những lần anh tung người cứu những đường banh thua trông thấy. Chỉ trong những phút đầu tiên của hiệp nhì, Casillas cản được cú sút ngàn cân của Antonio Di Natale, sau đó 2 lần đưa tay đẩy banh vượt xà ngang, phá tan hy vọng dùng đầu đưa banh vào lưới của các cầu thủ Ý.
Ba Lan và EURO 2012
Giải EURO 2012 năm nay quả là một Giải thật đặc biệt, hơn hẳn Giải 2008 diễn ra ở Thụy Sĩ và Áo. Thành công thì Giải thể thao nào cũng thành công, nhưng thành công của EURO 2012 có những nét riêng mà những giải trước đó không có.
Bốn năm trước đây hầu như chẳng ai thắc mắc gì về chuyện tổ chức một trong những giải thể thao quan trọng nhất ở 2 quốc gia Tây Âu nổi tiếng giầu có, lần này mọi người phải kinh ngạc, không ngờ 2 nước Đông Âu đang trong thời kỳ phát triển lại có thể hoàn tất trách nhiệm một cach kỳ diệu đến thế.
Điều kỳ diệu này thể hiện rõ trên nét mặt của mọi người dân, tin rằng họ đã làm được điều mà chỉ ít năm Euro 2012 (theo UEFA)trước đó chẳng ai tin họ làm được, và thể hiện ngay cả sau khi cả 2 nước chủ nhà phải chia tay với giải ngay từ vòng bảng. Một người bạn tôi có dịp gặp lại ở Warsaw bảo rằng người dân nước nào cũng mong thấy đội tuyển của họ tiến sâu, nhưng khi cả Ukraine và Ba Lan bị loại, “người dân 2 nước láng giềng này vẫn hăng say hòa nhịp với các hội banh còn lại, vì họ hãnh diện EURO 2012 là giải của họ, và họ đã góp công sức để Giải có thể thành hình theo đúng ước mong của mọi người”.
Ba Lan và EURO 2012
Giải EURO 2012 năm nay quả là một Giải thật đặc biệt, hơn hẳn Giải 2008 diễn ra ở Thụy Sĩ và Áo. Thành công thì Giải thể thao nào cũng thành công, nhưng thành công của EURO 2012 có những nét riêng mà những giải trước đó không có.
Bốn năm trước đây hầu như chẳng ai thắc mắc gì về chuyện tổ chức một trong những giải thể thao quan trọng nhất ở 2 quốc gia Tây Âu nổi tiếng giầu có, lần này mọi người phải kinh ngạc, không ngờ 2 nước Đông Âu đang trong thời kỳ phát triển lại có thể hoàn tất trách nhiệm một cach kỳ diệu đến thế.
Điều kỳ diệu này thể hiện rõ trên nét mặt của mọi người dân, tin rằng họ đã làm được điều mà chỉ ít năm Euro 2012 (theo UEFA)trước đó chẳng ai tin họ làm được, và thể hiện ngay cả sau khi cả 2 nước chủ nhà phải chia tay với giải ngay từ vòng bảng. Một người bạn tôi có dịp gặp lại ở Warsaw bảo rằng người dân nước nào cũng mong thấy đội tuyển của họ tiến sâu, nhưng khi cả Ukraine và Ba Lan bị loại, “người dân 2 nước láng giềng này vẫn hăng say hòa nhịp với các hội banh còn lại, vì họ hãnh diện EURO 2012 là giải của họ, và họ đã góp công sức để Giải có thể thành hình theo đúng ước mong của mọi người”.
Bìa cuốn hướng dẫn chính thức của Euro 2012 (theo UEFA)

Ngay chính một nhà hoạt động của Ba Lan bảo với tôi là “ít khi xem đá banh” nhưng ông vẫn hãnh diện “EURO 2012 đã giúp người dân các nước xích gần lại với nhau, xóa bỏ bớt những nghi kỵ hay tị hiềm”. Một thanh niên trẻ Ba Lan thì bảo EURO 2012 giúp cho người dân nước anh “vui vẻ hơn, sẵn sàng gật đầu chào hỏi mọi người nhiều hơn, nhất là với những người lạ, những du khách từ những nước khác sang đây tham gia vào các chương trình lễ hội chào đón các cuộc tranh tài.
Ngay chính những trận banh diễn ra trên 8 sân ở Ukraine và Ba Lan cũng có những điểm đặc biệt. Không chỉ ở EURO 2008 mà ngay ở những giải trước đó, có những trận banh khá tẻ nhạt và hầu hết khán giả yêu nghệ thuật nhồi bóng thế giới đều đoán đúng khá nhiều những gì sẽ xảy ra. Ở Giải năm nay thì không: trận banh nào cũng là trận banh đáng xem, số lần banh tung lưới cũng nhiều hơn, con số cầu thủ “siêu sao” chạy nhảy trên sân cỏ cũng đông hơn. Một ông Việt Nam tôi gặp trên đường vào sân Warsaw xem trận tứ kết nói đùa “chỉ bỏ ra có hơn trăm bạc mà trông thấy 22 cầu thủ trị giá cả trăm triệu đá bóng cho mình xem thì đúng là quá rẻ”.
Nhưng cuộc vui nào cũng phải tàn
Nhưng cuộc vui nào cũng phải tàn. Sau 24 ngày sống, ăn, ngủ và nằm mơ với quả banh, cuối cùng chúng ta phải chia tay nhau với EURO 2012. Chia tay với 16 đội tuyển đại diện cho làng banh da Âu Châu, chia tay với những bất ngờ không thể đoán biết trước, từ chuyện Liên Bang Nga “mạnh đến thế mà vẫn bị loại”, cho tới đội Hòa Lan phải xách valise về nước sớm vì thua cả 3 trận, chuyện Đức “đá kinh khủng thế mà lại bị thắng Ý thắng 2 trái ngay hiệp đầu”, hay chuyện “thằng Tây Ban Nha đá lởm khởm ở vòng bảng” mà lại tạo kỷ lục thắng Ý tới 4-0 ở trận chung kết.
Riêng với tôi, chia tay với EURO 2012 còn có nghĩa là phải chia tay với những ly cà phê thật đậm uống mỗi tối sau trận banh để chống cơn buồn ngủ khi ngồi viết bài lúc mọi người đã đi ngủ, chia tay với những món ăn thật đặc biệt của người bản xứ -không thể nào quên được món xúc xích Ba Lan ăn với lát bánh mì quết thật nhiều mù tạt-, chia tay với những vại bia 1 lít chứa đầy trong những chiếc ly thật to và thật nặng, chia tay cả với những thành phố mà tôi có dịp đi qua, với những sân vận động tôi đã bước vào, và cả với dòng nước biển Baltic nhạt hơn nước biển ở các nơi khác nhưng lạnh cóng người.
Nhưng buồn nhất vẫn là phải chia tay với những người bạn Việt Nam mà tôi mới gặp nhưng tình thân như đã có từ bao giờ. Nhớ những bát phở ngồi ăn chung bàn giữa trưa hè nóng toát mồ hôi, nhớ những ly nước chè pha vội nhưng lúc nào cũng thật đặc, nhớ những chuyến đi xa để cùng xem một trận banh, sau đó cả bọn lại lái xe cả đêm để đi về, vừa đi vừa ngủ gà, ngủ gật. Nhớ những câu chuyện kể về cuộc sống khá khó khăn và ước mong có ngày gặp lại nhau “ở đâu cũng được nhưng ở Mỹ thì hay hơn”.
Tại sao không hẹn gặp lại nhau ở Ba Lan nhỉ
Ngay chính những trận banh diễn ra trên 8 sân ở Ukraine và Ba Lan cũng có những điểm đặc biệt. Không chỉ ở EURO 2008 mà ngay ở những giải trước đó, có những trận banh khá tẻ nhạt và hầu hết khán giả yêu nghệ thuật nhồi bóng thế giới đều đoán đúng khá nhiều những gì sẽ xảy ra. Ở Giải năm nay thì không: trận banh nào cũng là trận banh đáng xem, số lần banh tung lưới cũng nhiều hơn, con số cầu thủ “siêu sao” chạy nhảy trên sân cỏ cũng đông hơn. Một ông Việt Nam tôi gặp trên đường vào sân Warsaw xem trận tứ kết nói đùa “chỉ bỏ ra có hơn trăm bạc mà trông thấy 22 cầu thủ trị giá cả trăm triệu đá bóng cho mình xem thì đúng là quá rẻ”.
Nhưng cuộc vui nào cũng phải tàn
Nhưng cuộc vui nào cũng phải tàn. Sau 24 ngày sống, ăn, ngủ và nằm mơ với quả banh, cuối cùng chúng ta phải chia tay nhau với EURO 2012. Chia tay với 16 đội tuyển đại diện cho làng banh da Âu Châu, chia tay với những bất ngờ không thể đoán biết trước, từ chuyện Liên Bang Nga “mạnh đến thế mà vẫn bị loại”, cho tới đội Hòa Lan phải xách valise về nước sớm vì thua cả 3 trận, chuyện Đức “đá kinh khủng thế mà lại bị thắng Ý thắng 2 trái ngay hiệp đầu”, hay chuyện “thằng Tây Ban Nha đá lởm khởm ở vòng bảng” mà lại tạo kỷ lục thắng Ý tới 4-0 ở trận chung kết.
Riêng với tôi, chia tay với EURO 2012 còn có nghĩa là phải chia tay với những ly cà phê thật đậm uống mỗi tối sau trận banh để chống cơn buồn ngủ khi ngồi viết bài lúc mọi người đã đi ngủ, chia tay với những món ăn thật đặc biệt của người bản xứ -không thể nào quên được món xúc xích Ba Lan ăn với lát bánh mì quết thật nhiều mù tạt-, chia tay với những vại bia 1 lít chứa đầy trong những chiếc ly thật to và thật nặng, chia tay cả với những thành phố mà tôi có dịp đi qua, với những sân vận động tôi đã bước vào, và cả với dòng nước biển Baltic nhạt hơn nước biển ở các nơi khác nhưng lạnh cóng người.
Nhưng buồn nhất vẫn là phải chia tay với những người bạn Việt Nam mà tôi mới gặp nhưng tình thân như đã có từ bao giờ. Nhớ những bát phở ngồi ăn chung bàn giữa trưa hè nóng toát mồ hôi, nhớ những ly nước chè pha vội nhưng lúc nào cũng thật đặc, nhớ những chuyến đi xa để cùng xem một trận banh, sau đó cả bọn lại lái xe cả đêm để đi về, vừa đi vừa ngủ gà, ngủ gật. Nhớ những câu chuyện kể về cuộc sống khá khó khăn và ước mong có ngày gặp lại nhau “ở đâu cũng được nhưng ở Mỹ thì hay hơn”.
Tại sao không hẹn gặp lại nhau ở Ba Lan nhỉ
"Phe vé" ở EURO 2012
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-26
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-26
Chữ chúng ta thường nghe là “cò vé”. Sang bên Đông Âu thấy bà con Việt Nam không sử dụng chữ này, họ có hẳn một từ riêng là “phe vé”.
AFP photo
Một fan hâm mộ đang tìm một tấm vé cho trận Nga - Balan hôm 12/6/2012, ảnh minh họa.
Một fan hâm mộ đang tìm một tấm vé cho trận Nga - Balan hôm 12/6/2012, ảnh minh họa.
“Cò” hay “phe” đều có nghĩa như nhau, được dùng để chỉ những người chuyên nghề buôn bán vé chợ đen.
Những ai có dịp đến sân vận động là thấy ngay hoạt động của phe vé. Họ có thể là một nhóm vài ba người đứng gần nhau, sẵn sàng chận đường khách để hỏi có cần vé không, cũng có thể là một người đứng đơn lẻ, trên tay cầm sẵn vài ba chiếc vé giơ thật cao để chào hàng và cho giá. Có cò sẵn sàng cho khách trả giá, nhưng cũng có cò nói thẳng giá vé như thế đồng ý mua thì mua, không có chuyện cò kè bớt một thêm hai. Cũng phải nói thêm là xen kẽ với các cò là những người dân địa phương hay du khách nước ngoài có vé dư muốn bán.
Tựu chung các cò chỉ nói tiếng Anh, may mắn lắm mới gặp một cò biết nói tiếng địa phương. Giá cả thường được tính bằng đồng Euro, nhưng khi khách trả tiền các cò sẵn sàng nhận đồng đô Mỹ, đồng hryvnia của Ukraine hay đồng zloty của Ba Lan (đồng này người Việt ở Đông Âu gọi là đồng “dzua”, tựa như đồng koruna của Cộng Hòa Czech được phe ta gọi tắt là đồng “cu”).
Tập thể này rất giỏi, môi trường hoạt động cực lớn: họ đoán biết show văn nghệ nào ăn khách, chương trình thể thao nào có nhiều người muốn đi xem, và đứng làm công tác trung gian: mua vé của người này bán lại cho người khác kiếm lời. Đương nhiên các giải thể thao cỡ lớn bao giờ cũng nằm trong tầm nhắm của họ, vì “không phải ai cũng có vé nhưng hầu như người nào cũng muốn đi xem ít nhất một lần cho biết”, theo lời “cò” Rafael đến từ Luân Đôn mà tôi thường xuyên gặp tại phòng tiếp tân của khách sạn Marriott nằm đối diện với nhà ga chính ở Warsaw.
Cò Rafael gốc Trung Đông sống ở Pháp từ nhỏ, làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống “nhưng chủ yếu là đi khắp nơi bán vé chợ đen”, theo lời anh nói. “Chúng tôi là dân phe vé chuyên nghiệp, bán đủ mọi thứ vé, anh muốn gì chúng tôi cũng có thể đáp ứng theo đúng nhu cầu”, thòng thêm lời cam kết đảm bảo làm hài lòng mọi người: “khách hàng khó tính đến đâu cứ dẫn đến tụi này là nở nụ cười mãn nguyện ngay”.
Điều mọi người ngạc nhiên là trong thời gian gần đây, các cuộc thi thể thao cấp thế giới như World Cup, EURO hay Olympic đều bán vé theo thể thức khách hàng đặt mua qua internet, sau đó nhờ may rủi mà có vé đi xem, nhưng cò Rafael khoe với tôi trong túi có cả 1 xấp vé của các trận bán kết (một ở Ukraine một ở Ba Lan) và trận chung kết diễn ra tối Chủ Nhật sắp tới ở sân Kiev.
Tại sao lại có nhiều vé như vậy? Câu trả lời nghe khá dễ: “tụi này có hẳn một kế hoạch mua vé theo giá chính thức, sử dụng nhiều tên, nhiều địa chỉ khác nhau nên tỷ lệ may rủi cao hơn người thường”, cò Rafael vừa cười vừa trả lời. Nhưng đó không phải là cách kiếm cơm vì số vé mua được qua đường chính thức bao giờ cũng rất ít, “nên chúng tôi kiếm sống bằng cách mua lại của những người có vé và bán kiếm lời”.
Những ai có dịp đến sân vận động là thấy ngay hoạt động của phe vé. Họ có thể là một nhóm vài ba người đứng gần nhau, sẵn sàng chận đường khách để hỏi có cần vé không, cũng có thể là một người đứng đơn lẻ, trên tay cầm sẵn vài ba chiếc vé giơ thật cao để chào hàng và cho giá. Có cò sẵn sàng cho khách trả giá, nhưng cũng có cò nói thẳng giá vé như thế đồng ý mua thì mua, không có chuyện cò kè bớt một thêm hai. Cũng phải nói thêm là xen kẽ với các cò là những người dân địa phương hay du khách nước ngoài có vé dư muốn bán.
Tựu chung các cò chỉ nói tiếng Anh, may mắn lắm mới gặp một cò biết nói tiếng địa phương. Giá cả thường được tính bằng đồng Euro, nhưng khi khách trả tiền các cò sẵn sàng nhận đồng đô Mỹ, đồng hryvnia của Ukraine hay đồng zloty của Ba Lan (đồng này người Việt ở Đông Âu gọi là đồng “dzua”, tựa như đồng koruna của Cộng Hòa Czech được phe ta gọi tắt là đồng “cu”).
Tập thể này rất giỏi, môi trường hoạt động cực lớn: họ đoán biết show văn nghệ nào ăn khách, chương trình thể thao nào có nhiều người muốn đi xem, và đứng làm công tác trung gian: mua vé của người này bán lại cho người khác kiếm lời. Đương nhiên các giải thể thao cỡ lớn bao giờ cũng nằm trong tầm nhắm của họ, vì “không phải ai cũng có vé nhưng hầu như người nào cũng muốn đi xem ít nhất một lần cho biết”, theo lời “cò” Rafael đến từ Luân Đôn mà tôi thường xuyên gặp tại phòng tiếp tân của khách sạn Marriott nằm đối diện với nhà ga chính ở Warsaw.
Cò Rafael gốc Trung Đông sống ở Pháp từ nhỏ, làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống “nhưng chủ yếu là đi khắp nơi bán vé chợ đen”, theo lời anh nói. “Chúng tôi là dân phe vé chuyên nghiệp, bán đủ mọi thứ vé, anh muốn gì chúng tôi cũng có thể đáp ứng theo đúng nhu cầu”, thòng thêm lời cam kết đảm bảo làm hài lòng mọi người: “khách hàng khó tính đến đâu cứ dẫn đến tụi này là nở nụ cười mãn nguyện ngay”.
Điều mọi người ngạc nhiên là trong thời gian gần đây, các cuộc thi thể thao cấp thế giới như World Cup, EURO hay Olympic đều bán vé theo thể thức khách hàng đặt mua qua internet, sau đó nhờ may rủi mà có vé đi xem, nhưng cò Rafael khoe với tôi trong túi có cả 1 xấp vé của các trận bán kết (một ở Ukraine một ở Ba Lan) và trận chung kết diễn ra tối Chủ Nhật sắp tới ở sân Kiev.
Tại sao lại có nhiều vé như vậy? Câu trả lời nghe khá dễ: “tụi này có hẳn một kế hoạch mua vé theo giá chính thức, sử dụng nhiều tên, nhiều địa chỉ khác nhau nên tỷ lệ may rủi cao hơn người thường”, cò Rafael vừa cười vừa trả lời. Nhưng đó không phải là cách kiếm cơm vì số vé mua được qua đường chính thức bao giờ cũng rất ít, “nên chúng tôi kiếm sống bằng cách mua lại của những người có vé và bán kiếm lời”.
Cảnh mua bán vé của phe vé tại Ba Lan. RFA photo
Làm sao mua được? “Dễ lắm, tụi này quảng cáo trên internet, trên báo chí và thế nào cũng có người sẵn sàng bán vì chẳng phải ai có vé cũng muốn đi xem hay có cơ hội đi xem tận nơi, do đó họ sẵn sàng bán vé của họ lại cho chúng tôi”. Giá cả như thế nào? “Tùy, khó nói lắm” cò Rafael trả lời. “Tùy theo trận banh, tùy địa điểm, tùy mức tiêu thụ, tùy theo mua trước hay mua sau”.
Rafael đơn cử một thí dụ: trận bán kết EURO 2012 giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Donetsk hôm thứ Tư tuần này “giá vé sẽ rẻ hơn rất nhiều” so với giá vé trận Đức gặp Italy ở Warsaw ngày hôm sau. “Dân Ukraine nghèo hơn dân Ba Lan, khán giả tin an ninh ở Warsaw chuẩn hơn an ninh ở Donetsk, khán giả thế giới chuộng Đức đá với Ý hơn là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha”.
Vẫn theo cò Rafael, giá 2 trận này khác nhau một trời một vực. “Nếu anh muốn, tôi có thể kiếm cho anh cặp vé ngồi ngay sau gôn ở Donetsk với giá chừng 100 đô một chiếc, nhưng cũng chỗ ngồi đó mà ở sân Warsaw thì chắc chắn anh phải trả gấp 4 lần”, bảo thêm “nếu Đức mà gặp Anh ở bán kết thì đảm bảo sân Warsaw sẽ cháy vé, lúc đó bèo nhất cũng phải sáu bảy trăm đô một chiếc ở chỗ ngồi xấu nhất, ngồi khu VIP thì đương nhiên phải bỏ vài ba nghìn tới chục nghìn mới có một chỗ thật ưng ý”.
“Tình trạng vé chợ đen là điều không dễ dàng giải quyết”, bà Cathy Vollbrecht của Ban Tổ Chức EURO 2012 nhìn nhận. “Chúng tôi đã tìm đủ cách để các để giải quyết nhưng vẫn chẳng thể nào chận đứng được các đường dây chuyên bán vé chợ đen”.
Bà kể lại cách đây mới 4 năm ở EURO 2008 tại Thụy Sĩ, “chính tôi gặp một anh thanh niên tóc dài, áo thun quần cụt ngồi ở khu vực dành riêng cho VIP, tức những người ăn mặc thật lịch sự đi xem đá banh”. Tức tốc ban tổ chức mở cuộc điều tra xem anh này ngồi chỗ của ai, và “biết được anh ta có chiếc vé mời dành riêng cho gia đình một viên chức cao cấp trong ban tổ chức”.
Cuôc điều tra sau đó cho thấy “cậu con trai của ông sếp đem bán cái vé lấy tiền tiêu”, người mua được chỗ ngồi thật tốt nhưng hoàn toàn không biết là phải mặc đồ vía khi vào chỗ ngồi dành riêng cho ông bà lớn.
Rafael đơn cử một thí dụ: trận bán kết EURO 2012 giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Donetsk hôm thứ Tư tuần này “giá vé sẽ rẻ hơn rất nhiều” so với giá vé trận Đức gặp Italy ở Warsaw ngày hôm sau. “Dân Ukraine nghèo hơn dân Ba Lan, khán giả tin an ninh ở Warsaw chuẩn hơn an ninh ở Donetsk, khán giả thế giới chuộng Đức đá với Ý hơn là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha”.
Vẫn theo cò Rafael, giá 2 trận này khác nhau một trời một vực. “Nếu anh muốn, tôi có thể kiếm cho anh cặp vé ngồi ngay sau gôn ở Donetsk với giá chừng 100 đô một chiếc, nhưng cũng chỗ ngồi đó mà ở sân Warsaw thì chắc chắn anh phải trả gấp 4 lần”, bảo thêm “nếu Đức mà gặp Anh ở bán kết thì đảm bảo sân Warsaw sẽ cháy vé, lúc đó bèo nhất cũng phải sáu bảy trăm đô một chiếc ở chỗ ngồi xấu nhất, ngồi khu VIP thì đương nhiên phải bỏ vài ba nghìn tới chục nghìn mới có một chỗ thật ưng ý”.
“Tình trạng vé chợ đen là điều không dễ dàng giải quyết”, bà Cathy Vollbrecht của Ban Tổ Chức EURO 2012 nhìn nhận. “Chúng tôi đã tìm đủ cách để các để giải quyết nhưng vẫn chẳng thể nào chận đứng được các đường dây chuyên bán vé chợ đen”.
Bà kể lại cách đây mới 4 năm ở EURO 2008 tại Thụy Sĩ, “chính tôi gặp một anh thanh niên tóc dài, áo thun quần cụt ngồi ở khu vực dành riêng cho VIP, tức những người ăn mặc thật lịch sự đi xem đá banh”. Tức tốc ban tổ chức mở cuộc điều tra xem anh này ngồi chỗ của ai, và “biết được anh ta có chiếc vé mời dành riêng cho gia đình một viên chức cao cấp trong ban tổ chức”.
Cuôc điều tra sau đó cho thấy “cậu con trai của ông sếp đem bán cái vé lấy tiền tiêu”, người mua được chỗ ngồi thật tốt nhưng hoàn toàn không biết là phải mặc đồ vía khi vào chỗ ngồi dành riêng cho ông bà lớn.
"Cả bốn thằng đều kinh"
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-25
“Thế này thì chẳng biết được thằng nào sẽ thắng giải năm nay” là phát biểu được một người trong nhóm đưa ra ngay sau khi trận Italy-Anh Quốc vừa kết thúc
Screen capture/UEFA - Quả bóng này đã đưa đội tuyển Ý vào bán kết...
“Ngay cả anh Ý này cũng từng bị chê, tưởng đã phải cuốn gói về nước thế mà tối nay sao nó đá hay thế”, người mới bắn phát súng đầu lại bồi thêm phát thứ nhì để trả lời câu hỏi cả thế giới đang thắc mắc: hội tuyển nào sẽ đoạt vô địch EURO 2012.
Sau 16 ngày tranh tài đầy sôi nổi, thế giới bóng đá đã nhìn thấy 4 đội tuyển vào bán kết gồm Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý. Mọi người đều công nhận cả 4 đội đều xứng đáng lãnh vé bán kết, nhưng nhất định không đồng ý với nhau về tuyển sẽ cầm chiếc cúp vô địch lần này.
Không giỏi thì làm sao vào chung kết
“Ai cũng bảo thắng Ý dở hơi, hôm nay nó đá hay đến thế còn gì nữa”, anh Dũng chủ nhà nhận định về trận banh Ý thắng 4-2 sau vòng đá phạt đền. “Các ông cứ bảo thằng này dở, nên biết bọn Ý được huấn luyện để chỉ để chuyên đá những trận sống chết như trận này thôi. Vòng loại thì nó đá chẳng ra gì, nhưng từ tứ kết trở đi thì biết tay nhau ngay”.
Nhận xét của anh Dũng đưa mọi người trở lại quãng thời gian chỉ hơn 2 giờ đồng hồ trước đó. Lúc banh chưa lăn gần như cả Ba Lan lẫn Ukraine đều nghĩ đoàn tuyển thủ đại diện cho Xứ Sương Mù “sẽ ăn thằng Ý chẳng khác gì ngồi uống vài ly rượu vang ăn đĩa spaghetti”, nhưng khi trận banh bắt đầu thì mọi người lại đâm lo cho dàn quân của ông huấn luyện viên Roy Hodgson nổi tiếng với những chân sút thuộc hàng siêu sao và dàn hậu vệ cứng như đồng.
...“cái đẹp của thể thao nằm ở chỗ không đoán biết được hội nào sẽ thắng hay thua hội nào”.
Chủ Tịch Sepp Blatter
Những người ủng hộ hội tuyển Anh lo là phải. Hai phần ba thời gian banh nằm trong chân của đoàn tuyển thủ Ý, cũng gần 2 phần 3 thời gian banh nằm ở sân của Anh, chỗ nào cũng thấy những chiếc áo xanh với các đợt tấn công trông thật dũng mãnh, và biết bao nhiêu lần cả 10 chiếc áo trắng phải “sống chết chạy cho nhanh về bảo vệ khung thành” như lời bàn của anh Toàn. Chị Tâm vợ anh còn đưa cả tôn giáo vào trận banh này, bảo “em thấy thắng Ý không được Chúa thương, chứ không thì tối nay nó phải ăn ít nhất chục quả”. “Chục quả làm sao được, em cứ nói quá”, anh Hiệp ngắt lời vợ, “anh nghĩ đá thủng lưới nhiều lắm cũng chỉ năm hay sáu quả là cùng”.
“Bố khỉ, sao mà chúng nó đá hay thế”, ông tên Thành vừa đưa tay xoa chiếc đầu mới cạo trọc chưa được 2 ngày vừa nói. “Mình thấy thằng Đức và thằng Bồ Đào Nha đá đã hay, hôm qua nhìn thằng Tây Ban Nha đá cũng kinh, tối nay thấy được chân của thằng Ý lại còn kinh hơn”. Điều đó có nghĩa là “chỉ biết thằng có vé vào bán kết, còn chuyện thằng nào ăn thằng nào thì chẳng ai biết được”.
“Không thể nào đoán biết được trước kết quả” cũng chính là lời ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu (UEFA) Michel Platini nói trong cuộc họp báo trước ngày EURO 2012 khai mạc, và cũng là lời tất cả các viên chức của Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới FIFA thường nói ở World Cup. Hai năm trước đây, ông Chủ Tịch Sepp Blatter của FIFA cũng nói với báo chí rằng “cái đẹp của thể thao nằm ở chỗ không đoán biết được hội nào sẽ thắng hay thua hội nào”. Cũng ông Blatter còn bảo “không giỏi thì đã không vào đến vòng chung kết”, còn ông Platini thì cho rằng “EURO hay hơn World Cup và khó đoán hơn World Cup rất nhiều” vì “các hội thắng hay thua tài nghệ chẳng khác gì nhau”.
Nhưng chỉ còn có 4 hội tuyển mà vẫn không nhìn thấy hình dung của hội vô địch hay sao?
“Chưa nhìn ra được đâu”, anh chủ nhà trả lời câu hỏi mọi người đang thắc mắc. “Đồng ý là có hội hay và có những hội hay hơn, nhưng chưa thể đoán được thằng nào hơn thằng nào. Đức có cái hay của Đức, Tây Ban Nha có cái hay của Tây Ban Nha. Ngay cả 2 thằng Bồ Đào Nha và thằng Ý cũng thế, đầu Giải chẳng mấy ai nghĩ 2 đứa này qua khỏi vòng bảng, thế mà bây giờ cả hai đứa đều vào bán kết đấy”. Ngưng chừng vài giây đồng hồ, anh chủ nhà nói tiếp “cả 4 thằng đều giỏi, thế mới kinh”.
Mọi người gật đầu đồng ý với nhận xét của anh Dũng. EURO 2012 mới đi được nửa đoạn đường mà đã có những chuyện quá bất ngờ xảy ra trên sân cỏ. Thứ Tư và thứ Năm tới đây, những hội có vé vào bán kết sẽ ra sân tranh chỗ đá chung kết, và chắc chắn phải đợi cho tới tối Chủ Nhật mới biết năm nay hội tuyển nào lãnh cúp vô địch.
Cũng phải nói thêm nhóm tôi may mắn được nghe họ tranh luận là một nhóm nhỏ chỉ độ chục người, vừa uống bia, nước trà hay cà phê vừa hút thuốc lá vừa bàn chuyện bóng đá Châu Âu. Những nhóm nhỏ như thế này không chỉ có ở Ba Lan hay Ukraine mà ở khắp mọi nơi, mọi góc ở hành tinh này, và họ sẽ tiếp tục tranh cãi với nhau cho tới khi banh EURO 2012 ngưng lăn.
Ngay lúc này họ chỉ đồng ý với nhau 1 điều: “cả 4 thằng đều kinh”. Nếu không “kinh”, đã không vào sâu đến thế.
Sau 16 ngày tranh tài đầy sôi nổi, thế giới bóng đá đã nhìn thấy 4 đội tuyển vào bán kết gồm Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý. Mọi người đều công nhận cả 4 đội đều xứng đáng lãnh vé bán kết, nhưng nhất định không đồng ý với nhau về tuyển sẽ cầm chiếc cúp vô địch lần này.
Không giỏi thì làm sao vào chung kết
“Ai cũng bảo thắng Ý dở hơi, hôm nay nó đá hay đến thế còn gì nữa”, anh Dũng chủ nhà nhận định về trận banh Ý thắng 4-2 sau vòng đá phạt đền. “Các ông cứ bảo thằng này dở, nên biết bọn Ý được huấn luyện để chỉ để chuyên đá những trận sống chết như trận này thôi. Vòng loại thì nó đá chẳng ra gì, nhưng từ tứ kết trở đi thì biết tay nhau ngay”.
Nhận xét của anh Dũng đưa mọi người trở lại quãng thời gian chỉ hơn 2 giờ đồng hồ trước đó. Lúc banh chưa lăn gần như cả Ba Lan lẫn Ukraine đều nghĩ đoàn tuyển thủ đại diện cho Xứ Sương Mù “sẽ ăn thằng Ý chẳng khác gì ngồi uống vài ly rượu vang ăn đĩa spaghetti”, nhưng khi trận banh bắt đầu thì mọi người lại đâm lo cho dàn quân của ông huấn luyện viên Roy Hodgson nổi tiếng với những chân sút thuộc hàng siêu sao và dàn hậu vệ cứng như đồng.
...“cái đẹp của thể thao nằm ở chỗ không đoán biết được hội nào sẽ thắng hay thua hội nào”.
Chủ Tịch Sepp Blatter
Những người ủng hộ hội tuyển Anh lo là phải. Hai phần ba thời gian banh nằm trong chân của đoàn tuyển thủ Ý, cũng gần 2 phần 3 thời gian banh nằm ở sân của Anh, chỗ nào cũng thấy những chiếc áo xanh với các đợt tấn công trông thật dũng mãnh, và biết bao nhiêu lần cả 10 chiếc áo trắng phải “sống chết chạy cho nhanh về bảo vệ khung thành” như lời bàn của anh Toàn. Chị Tâm vợ anh còn đưa cả tôn giáo vào trận banh này, bảo “em thấy thắng Ý không được Chúa thương, chứ không thì tối nay nó phải ăn ít nhất chục quả”. “Chục quả làm sao được, em cứ nói quá”, anh Hiệp ngắt lời vợ, “anh nghĩ đá thủng lưới nhiều lắm cũng chỉ năm hay sáu quả là cùng”.
“Bố khỉ, sao mà chúng nó đá hay thế”, ông tên Thành vừa đưa tay xoa chiếc đầu mới cạo trọc chưa được 2 ngày vừa nói. “Mình thấy thằng Đức và thằng Bồ Đào Nha đá đã hay, hôm qua nhìn thằng Tây Ban Nha đá cũng kinh, tối nay thấy được chân của thằng Ý lại còn kinh hơn”. Điều đó có nghĩa là “chỉ biết thằng có vé vào bán kết, còn chuyện thằng nào ăn thằng nào thì chẳng ai biết được”.
“Không thể nào đoán biết được trước kết quả” cũng chính là lời ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu (UEFA) Michel Platini nói trong cuộc họp báo trước ngày EURO 2012 khai mạc, và cũng là lời tất cả các viên chức của Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới FIFA thường nói ở World Cup. Hai năm trước đây, ông Chủ Tịch Sepp Blatter của FIFA cũng nói với báo chí rằng “cái đẹp của thể thao nằm ở chỗ không đoán biết được hội nào sẽ thắng hay thua hội nào”. Cũng ông Blatter còn bảo “không giỏi thì đã không vào đến vòng chung kết”, còn ông Platini thì cho rằng “EURO hay hơn World Cup và khó đoán hơn World Cup rất nhiều” vì “các hội thắng hay thua tài nghệ chẳng khác gì nhau”.
Nhưng chỉ còn có 4 hội tuyển mà vẫn không nhìn thấy hình dung của hội vô địch hay sao?
“Chưa nhìn ra được đâu”, anh chủ nhà trả lời câu hỏi mọi người đang thắc mắc. “Đồng ý là có hội hay và có những hội hay hơn, nhưng chưa thể đoán được thằng nào hơn thằng nào. Đức có cái hay của Đức, Tây Ban Nha có cái hay của Tây Ban Nha. Ngay cả 2 thằng Bồ Đào Nha và thằng Ý cũng thế, đầu Giải chẳng mấy ai nghĩ 2 đứa này qua khỏi vòng bảng, thế mà bây giờ cả hai đứa đều vào bán kết đấy”. Ngưng chừng vài giây đồng hồ, anh chủ nhà nói tiếp “cả 4 thằng đều giỏi, thế mới kinh”.
Mọi người gật đầu đồng ý với nhận xét của anh Dũng. EURO 2012 mới đi được nửa đoạn đường mà đã có những chuyện quá bất ngờ xảy ra trên sân cỏ. Thứ Tư và thứ Năm tới đây, những hội có vé vào bán kết sẽ ra sân tranh chỗ đá chung kết, và chắc chắn phải đợi cho tới tối Chủ Nhật mới biết năm nay hội tuyển nào lãnh cúp vô địch.
Cũng phải nói thêm nhóm tôi may mắn được nghe họ tranh luận là một nhóm nhỏ chỉ độ chục người, vừa uống bia, nước trà hay cà phê vừa hút thuốc lá vừa bàn chuyện bóng đá Châu Âu. Những nhóm nhỏ như thế này không chỉ có ở Ba Lan hay Ukraine mà ở khắp mọi nơi, mọi góc ở hành tinh này, và họ sẽ tiếp tục tranh cãi với nhau cho tới khi banh EURO 2012 ngưng lăn.
Ngay lúc này họ chỉ đồng ý với nhau 1 điều: “cả 4 thằng đều kinh”. Nếu không “kinh”, đã không vào sâu đến thế.
EURO 2012 – Chiếc vé tứ kết cuối cùng
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-24
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-24
Không đầy 5 giờ đồng hồ nữa trận tứ kết cuối cùng của EURO 2012 sẽ bắt đầu trên sân Kiev giữa 2 hội tuyển Anh và Italy.
Photo courtesy of UEFA
Đội tuyển Anh trong buổi tập luyện trước khi gặp đội tuyển Ý ngày 23/06/2012.
Đội tuyển Anh trong buổi tập luyện trước khi gặp đội tuyển Ý ngày 23/06/2012.
Chúng ta có thể chờ đợi gì ở trận banh này là một trong những câu hỏi Vũ Hoàng xin được đặt ra với anh Nguyễn Khanh trong chương trình thể thao đặc biệt hôm nay.
Vũ Hoàng: Xin chào anh Nguyễn Khanh, trước hết xin anh cho một vài nhận xét về trận so giầy giữa Pháp và Tây Ban Nha tối ngày hôm qua. Anh nghĩ gì về trận banh đó?
Nguyễn Khanh: Từ EURO 2012, một lần nữa tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả và chào bạn Vũ Hoàng.
Bạn Vũ Hoàng hỏi tôi nhận xét gì về trận tranh tài giữa Tây Ban Nha và Pháp ngày hôm qua, tự nhiên tôi nhớ đến chuyện các đồng nghiệp nói với nhau ngay sau khi trận banh kết thúc là dân cá cược khắp nơi đều thắng lớn vì dường như tới hơn 90% bắt Tây Ban Nha, đã thế, số người đoán trước tỷ số 2-0 cũng không phải là ít.
Tôi muốn dùng câu chuyện này để dẫn vào câu hỏi mà bạn Vũ Hoàng đặt ra. Có lẽ không chỉ mình tôi mà cả thế giới đều thấy rõ là Les Blues thiếu một nhạc trưởng. Nhiều năm trước đây họ có Platini, vài năm trước đây họ có Zidane, bây giờ thì họ không có ai cả, và đó chính là lý do tại sao chúng ta thấy những đường banh rời rạc, thiếu hẳn sự mạch lạc của các cầu thủ Pháp ở World Cup Nam Phi 2010, trong trận gặp Thụy Điển ở vòng bảng và trận tứ kết của EURO 2012 mới kết thúc tối hôm qua ở sân Donetsk.
Thú thật với anh và quý thính giả là trong lúc dân ghiền bóng đá thế giới reo hò trước các đường banh đầy sôi nổi và những cú sút của các cầu thủ Tây Ban Nha như Torres, Alonso, Ramos, Fabregas, Iniesta, thì cùng một lúc chúng ta cũng nhìn thấy những đường banh đầy khó nhọc của các cầu thủ đến từ Pháp. Hay nói cách khác là Tây Ban Nha đá thoáng bao nhiêu thì Pháp đá khó khăn bấy nhiêu. Đó là nhận xét của tôi về trận banh tối hôm qua.
Vũ Hoàng: Cũng xin tiếp lời anh Khanh để thưa thêm cùng quý thính giả là sau trận banh tối hôm qua, chúng ta đã có 3 hội là Đức, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha lấy được vé vào tứ kết, và trận banh tối nay giữa Anh với Italy sẽ quyết định vai trò chủ nhân của chiếc vé cuối cùng. Trong 2 trận bán kết thì trận đầu tiên sẽ là cuộc chạm trán giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong khi hội tuyển Đức phải chờ cho đến khi trận banh tối nay kết thúc mới biết được hội tuyển nào sẽ là đối thủ của mình ở bán kết.
Nguyễn Khanh: Xin tiếp lời bạn Vũ Hoàng để thưa thêm cùng quý thính giả là trận bán kết giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sẽ diễn ra vào tối thứ Tư tuần tới ở Ukraina, và trận bán kết thứ nhì giữa Đức với hội tuyển thắng trận tối nay sẽ diễn ra ở sân Vacsava vào tối thứ Năm tuần tới.
Anh trên chân Ý?
Vũ Hoàng: Xin chào anh Nguyễn Khanh, trước hết xin anh cho một vài nhận xét về trận so giầy giữa Pháp và Tây Ban Nha tối ngày hôm qua. Anh nghĩ gì về trận banh đó?
Nguyễn Khanh: Từ EURO 2012, một lần nữa tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả và chào bạn Vũ Hoàng.
Bạn Vũ Hoàng hỏi tôi nhận xét gì về trận tranh tài giữa Tây Ban Nha và Pháp ngày hôm qua, tự nhiên tôi nhớ đến chuyện các đồng nghiệp nói với nhau ngay sau khi trận banh kết thúc là dân cá cược khắp nơi đều thắng lớn vì dường như tới hơn 90% bắt Tây Ban Nha, đã thế, số người đoán trước tỷ số 2-0 cũng không phải là ít.
Tôi muốn dùng câu chuyện này để dẫn vào câu hỏi mà bạn Vũ Hoàng đặt ra. Có lẽ không chỉ mình tôi mà cả thế giới đều thấy rõ là Les Blues thiếu một nhạc trưởng. Nhiều năm trước đây họ có Platini, vài năm trước đây họ có Zidane, bây giờ thì họ không có ai cả, và đó chính là lý do tại sao chúng ta thấy những đường banh rời rạc, thiếu hẳn sự mạch lạc của các cầu thủ Pháp ở World Cup Nam Phi 2010, trong trận gặp Thụy Điển ở vòng bảng và trận tứ kết của EURO 2012 mới kết thúc tối hôm qua ở sân Donetsk.
Thú thật với anh và quý thính giả là trong lúc dân ghiền bóng đá thế giới reo hò trước các đường banh đầy sôi nổi và những cú sút của các cầu thủ Tây Ban Nha như Torres, Alonso, Ramos, Fabregas, Iniesta, thì cùng một lúc chúng ta cũng nhìn thấy những đường banh đầy khó nhọc của các cầu thủ đến từ Pháp. Hay nói cách khác là Tây Ban Nha đá thoáng bao nhiêu thì Pháp đá khó khăn bấy nhiêu. Đó là nhận xét của tôi về trận banh tối hôm qua.
Vũ Hoàng: Cũng xin tiếp lời anh Khanh để thưa thêm cùng quý thính giả là sau trận banh tối hôm qua, chúng ta đã có 3 hội là Đức, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha lấy được vé vào tứ kết, và trận banh tối nay giữa Anh với Italy sẽ quyết định vai trò chủ nhân của chiếc vé cuối cùng. Trong 2 trận bán kết thì trận đầu tiên sẽ là cuộc chạm trán giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, trong khi hội tuyển Đức phải chờ cho đến khi trận banh tối nay kết thúc mới biết được hội tuyển nào sẽ là đối thủ của mình ở bán kết.
Nguyễn Khanh: Xin tiếp lời bạn Vũ Hoàng để thưa thêm cùng quý thính giả là trận bán kết giữa Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha sẽ diễn ra vào tối thứ Tư tuần tới ở Ukraina, và trận bán kết thứ nhì giữa Đức với hội tuyển thắng trận tối nay sẽ diễn ra ở sân Vacsava vào tối thứ Năm tuần tới.
Anh trên chân Ý?
Đội tuyển Ý trong buổi tập luyện trước khi gặp đội tuyển Anh
ngày 23/06/2012. Photo courtesy of UEFA
ngày 23/06/2012. Photo courtesy of UEFA
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Trở lại với trận tứ kết tối hôm nay, nếu là huấn luyện viên của Đức thì anh muốn gặp hội tuyển nào ở bán kết?
Nguyễn Khanh: Nếu được quyền chọn thì tôi sẽ chọn Italy.
Vũ Hoàng: Tại sao vậy?
Nguyễn Khanh: Giữa 2 hội Anh và Italy, tôi thấy đoàn quân Ý dường như không mạnh cho bằng đoàn quân Anh. Chọn đối thủ kém sức hơn mình là điều ai chả mong muốn. Tôi tin rằng ông huấn luyện viên Joachim Low và các cầu thủ của Đức cũng có ý nghĩ giống tôi nhưng họ không nói ra thôi.
Ít nhất thì chính ông huấn luyện viên của Đức đã có lần bảo là ông không muốn gặp Anh sớm ở tứ kết, điều đó có nghĩa là người đang dìu dắt hội banh được xem là nhiều có cơ hội thắng giải cũng gờm hội tuyển của Xứ Sương Mù.
Vũ Hoàng: Như vậy thì theo anh, Italy sẽ thua trận banh tối nay?
Nguyễn Khanh: Tôi không vội nghĩ như thế, dù tin rằng Anh sẽ trên chân Ý, nhưng cũng chỉ một tám một mười. Ngay ông huấn luyện viên Cesare Prandelli của Ý cũng nói hội Anh là một hội mạnh, nhưng không vì thế mà Ý không có cơ hội để làm bàn. Ông cũng bào là hội Anh là một trong những hội sắp xếp, dàn dựng chuẩn nhất ở giải năm nay, nhưng tôi lại cho rằng trong trận có Wayne Rooney, hội tuyển Anh trở nên rời rạc hơn trước. Điều quan trọng nhất là Ý đừng để cho hội Anh quyết định nhịp độ của trận banh, và nếu làm được điều này, họ vẫn có cơ hội thành công tối hôm nay.
Vũ Hoàng: Có gì thay đổi ở đội hình của Anh tối nay không?
Nguyễn Khanh: Chắc chắn là không, nghĩa là vẫn có Wayne Rooney ra sân. Chúng ta lại nhìn thấy lại hội tuyển Anh với các cầu thủ ở trận thắng Ukraina 1-0 để đứng đầu bảng B, nhưng bên Italy thì chắc chắn phải có thay đổi. Ở dàn phòng vệ của Ý phải đưa thêm người, phải có ít nhất 4 hậu vệ. Thành ra De Rossi đóng vai trò trung vệ và đồng thời sẽ được đưa về để tăng cường cho dàn hậu vệ.
Giorgio Chiellini tối nay sẽ không ra sân, sẽ được thay thế bằng Leonardo Bonucci của câu lạc bộ Juventus, hôm qua Thiago Motta có tập chung với hội tuyển, nhưng chưa chắc anh sẽ được đưa vào sân ngay từ hiệp đầu.
Vũ Hoàng: Anh có vẻ không hài lòng với cách chơi của Wayne Rooney trong mấy trận vừa qua?
Nguyễn Khanh: Tuy Wayne Rooney là một mũi dùi mà hầu như các đội tuyển nào cũng mong muốn có được, nhưng sau khi ngồi ngoài sân 2 trận vòng bảng, đến lúc anh bước vào trận thứ 3 thì anh đá không được nhịp nhàng và mạch lạc với các đồng đội. Thành ra tôi thắc mắc là liệu đội tuyển Anh có cần Wayne Rooney hay không?
Vũ Hoàng: Anh dự đoán kết quả trận này ra sao?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ là 2 đội sẽ huề nhau sau 90 phút. Sau đó đến khi đá thêm giờ, đội tuyển Ý sẽ thất bại trước đội tuyển Anh. Dự đoán của tôi tỉ số sẽ là 2-1 cho trận này.
Vũ Hoàng: Một lần nữa, từ Washington, cám ơn Anh Nguyễn Khanh rất nhiều.
Nguyễn Khanh: Dạ vâng, cũng xin cám ơn Anh Vũ Hoàng và xin cám ơn quý vị thính giả. Một lần nữa, tôi là Nguyễn Khanh từ EURO 2012 tường trình đặc biệt cho Đài Á Châu Tự Do.
Nguyễn Khanh: Nếu được quyền chọn thì tôi sẽ chọn Italy.
Vũ Hoàng: Tại sao vậy?
Nguyễn Khanh: Giữa 2 hội Anh và Italy, tôi thấy đoàn quân Ý dường như không mạnh cho bằng đoàn quân Anh. Chọn đối thủ kém sức hơn mình là điều ai chả mong muốn. Tôi tin rằng ông huấn luyện viên Joachim Low và các cầu thủ của Đức cũng có ý nghĩ giống tôi nhưng họ không nói ra thôi.
Ít nhất thì chính ông huấn luyện viên của Đức đã có lần bảo là ông không muốn gặp Anh sớm ở tứ kết, điều đó có nghĩa là người đang dìu dắt hội banh được xem là nhiều có cơ hội thắng giải cũng gờm hội tuyển của Xứ Sương Mù.
Vũ Hoàng: Như vậy thì theo anh, Italy sẽ thua trận banh tối nay?
Nguyễn Khanh: Tôi không vội nghĩ như thế, dù tin rằng Anh sẽ trên chân Ý, nhưng cũng chỉ một tám một mười. Ngay ông huấn luyện viên Cesare Prandelli của Ý cũng nói hội Anh là một hội mạnh, nhưng không vì thế mà Ý không có cơ hội để làm bàn. Ông cũng bào là hội Anh là một trong những hội sắp xếp, dàn dựng chuẩn nhất ở giải năm nay, nhưng tôi lại cho rằng trong trận có Wayne Rooney, hội tuyển Anh trở nên rời rạc hơn trước. Điều quan trọng nhất là Ý đừng để cho hội Anh quyết định nhịp độ của trận banh, và nếu làm được điều này, họ vẫn có cơ hội thành công tối hôm nay.
Vũ Hoàng: Có gì thay đổi ở đội hình của Anh tối nay không?
Nguyễn Khanh: Chắc chắn là không, nghĩa là vẫn có Wayne Rooney ra sân. Chúng ta lại nhìn thấy lại hội tuyển Anh với các cầu thủ ở trận thắng Ukraina 1-0 để đứng đầu bảng B, nhưng bên Italy thì chắc chắn phải có thay đổi. Ở dàn phòng vệ của Ý phải đưa thêm người, phải có ít nhất 4 hậu vệ. Thành ra De Rossi đóng vai trò trung vệ và đồng thời sẽ được đưa về để tăng cường cho dàn hậu vệ.
Giorgio Chiellini tối nay sẽ không ra sân, sẽ được thay thế bằng Leonardo Bonucci của câu lạc bộ Juventus, hôm qua Thiago Motta có tập chung với hội tuyển, nhưng chưa chắc anh sẽ được đưa vào sân ngay từ hiệp đầu.
Vũ Hoàng: Anh có vẻ không hài lòng với cách chơi của Wayne Rooney trong mấy trận vừa qua?
Nguyễn Khanh: Tuy Wayne Rooney là một mũi dùi mà hầu như các đội tuyển nào cũng mong muốn có được, nhưng sau khi ngồi ngoài sân 2 trận vòng bảng, đến lúc anh bước vào trận thứ 3 thì anh đá không được nhịp nhàng và mạch lạc với các đồng đội. Thành ra tôi thắc mắc là liệu đội tuyển Anh có cần Wayne Rooney hay không?
Vũ Hoàng: Anh dự đoán kết quả trận này ra sao?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ là 2 đội sẽ huề nhau sau 90 phút. Sau đó đến khi đá thêm giờ, đội tuyển Ý sẽ thất bại trước đội tuyển Anh. Dự đoán của tôi tỉ số sẽ là 2-1 cho trận này.
Vũ Hoàng: Một lần nữa, từ Washington, cám ơn Anh Nguyễn Khanh rất nhiều.
Nguyễn Khanh: Dạ vâng, cũng xin cám ơn Anh Vũ Hoàng và xin cám ơn quý vị thính giả. Một lần nữa, tôi là Nguyễn Khanh từ EURO 2012 tường trình đặc biệt cho Đài Á Châu Tự Do.
EURO 2012 - Cuộc so giày giữa Pháp và Tây Ban Nha
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-23
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-23
Vài giờ đồng hồ nữa, vòng tứ kết EURO 2012 sẽ tiếp diễn với cuộc so giày giữa Pháp và Tây Ban Nha.
AFP photo/Fabrice Coffrini
Tiền đạo Đức Miroslav Klose (giữa) và các đồng đội sau khi ghi bàn trong trận
đấu tứ kết Đức - Hy Lạp ngày 22/06/2012 tại Arena Gdansk, Ba Lan
Tiền đạo Đức Miroslav Klose (giữa) và các đồng đội sau khi ghi bàn trong trận
đấu tứ kết Đức - Hy Lạp ngày 22/06/2012 tại Arena Gdansk, Ba Lan
Trận banh chưa lăn mà mọi người đã tin các cầu thủ Tây Ban Nha sẽ đem lại chiến thắng cho hội tuyển của họ tối hôm nay. Liệu điều này có xảy ra hay không? Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa Nguyễn Khanh và Thanh Quang sau đây.
Thanh Quang: Thanh Quang xin kính chào quý thính giả. Trước khi cùng với bạn Nguyễn Khanh nói chuyện về trận banh tối nay, xin được dành những phút đầu tiên trong chương trình thể thao hôm nay để trình bày cùng với quý thính giả nhận xét về trận banh tối hôm qua giữa Hy Lạp và Đức.
Có lẽ tất cả quý thính giả cũng như anh chị em trong ban Việt Ngữ chúng tôi đều dự đoán hội tuyển Đức sẽ thắng, nhưng không ai ngờ Đức có thể thắng dễ dàng đến thế. Kết quả 4-2 có thể là quá nhiều cho một trận tứ kết của EURO, nhưng rõ ràng kết quả đó khẳng định vị trí của Đức ở Giải 2012 đang diễn ra tại Ba Lan và Ukraina. Không biết anh Nguyễn Khanh có đồng ý với nhận xét của anh em ở Washington D.C. không?
Nguyễn Khanh: Vâng, một lần nữa từ EURO 2012, tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả Đài Á Châu Tự Do và chào anh Thanh Quang. Tôi thấy có rất nhiều con số phải nói tới khi bàn về trận banh này. Con số đầu tiên là mỗi hội tuyển đều có 10 cầu thủ cộng với 1 thủ môn, tối hôm qua hội tuyển Đức có 10 cầu thủ đá hàng tiền đạo, trong khi hội tuyển Hy Lạp chỉ có mỗi một mình anh tiền đạo Samaras, hoặc nếu có hơn nữa thì cũng chỉ thêm anh thủ môn Safakis vất vả trước khung thành, và sau đó tới 4 lần phải vào lưới nhặt banh.
Con số thứ nhì là tổng số banh tung lưới tối hôm qua là 6 quả, đây là số bàn thắng bại cao nhất ở EURO 2012, và nhiều người bảo với tôi là khó có thể có tỷ số nào cao hơn được nữa. Con số thứ 3 là tính từ đầu giải đến giờ chỉ có 2 trái penalty và Hy Lạp hưởng cả 2. Phải nhắc lại là trái phạt đền đầu tiên trong trận gặp chủ nhà Ba Lan họ đã không chuyển thành bàn thắng, trái thứ nhì tối hôm qua thì đã quá trễ, trở thành quả phạt đến an ủi cho những người ủng hộ hội tuyển Hy Lạp.
Con số thứ 4 mà tôi muốn nói đến là sau cú làm bàn gỡ hòa 1-1 của Samaras, hội tuyển Hy Lạp vùng lên, nhưng chỉ được có 6 phút đồng hồ là họ biết không thể nào thắng được Đức. Phillipp Lahm, Klose, Marco Reus và những cầu thủ khác lúc nào cũng có banh dưới chân ở trước khung thành của Hy Lạp, và trận banh quả thật đã kết thúc từ lúc đó. Chuyện thần thoại 2004 không trở lại ở 2012 với hội tuyển Hy Lạp.
Thanh Quang: Tại sao Đức lại thành công dễ như thế?
Nguyễn Khanh: Tôi thấy có nhiều lý do. Trước hết là Hy Lạp không có Karagounis, không có Jose Holebas, không có Tzavellas, thành ra hội tuyển trông yếu hẳn so với hội banh dư thừa cầu thủ giỏi là Đức. Điểm thứ nhì là ông huấn luyện viên Joachim Low của Đức nhìn thấy được thế trận của Hy Lạp, thế dựng tường bê tông mà họ đã làm hồi 2004 ở sân Bồ Đào Nha. Vì thế ông nhắm hẳn vào 2 cánh thay vì đi banh vào giữa sân. Với thế trận này những chân sút như Podolski trở thành không cần thiết mà vẫn đạt được kết quả như ý muốn.
Tây Ban Nha thắng khít khao?
Thanh Quang: Thanh Quang xin kính chào quý thính giả. Trước khi cùng với bạn Nguyễn Khanh nói chuyện về trận banh tối nay, xin được dành những phút đầu tiên trong chương trình thể thao hôm nay để trình bày cùng với quý thính giả nhận xét về trận banh tối hôm qua giữa Hy Lạp và Đức.
Có lẽ tất cả quý thính giả cũng như anh chị em trong ban Việt Ngữ chúng tôi đều dự đoán hội tuyển Đức sẽ thắng, nhưng không ai ngờ Đức có thể thắng dễ dàng đến thế. Kết quả 4-2 có thể là quá nhiều cho một trận tứ kết của EURO, nhưng rõ ràng kết quả đó khẳng định vị trí của Đức ở Giải 2012 đang diễn ra tại Ba Lan và Ukraina. Không biết anh Nguyễn Khanh có đồng ý với nhận xét của anh em ở Washington D.C. không?
Nguyễn Khanh: Vâng, một lần nữa từ EURO 2012, tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả Đài Á Châu Tự Do và chào anh Thanh Quang. Tôi thấy có rất nhiều con số phải nói tới khi bàn về trận banh này. Con số đầu tiên là mỗi hội tuyển đều có 10 cầu thủ cộng với 1 thủ môn, tối hôm qua hội tuyển Đức có 10 cầu thủ đá hàng tiền đạo, trong khi hội tuyển Hy Lạp chỉ có mỗi một mình anh tiền đạo Samaras, hoặc nếu có hơn nữa thì cũng chỉ thêm anh thủ môn Safakis vất vả trước khung thành, và sau đó tới 4 lần phải vào lưới nhặt banh.
Con số thứ nhì là tổng số banh tung lưới tối hôm qua là 6 quả, đây là số bàn thắng bại cao nhất ở EURO 2012, và nhiều người bảo với tôi là khó có thể có tỷ số nào cao hơn được nữa. Con số thứ 3 là tính từ đầu giải đến giờ chỉ có 2 trái penalty và Hy Lạp hưởng cả 2. Phải nhắc lại là trái phạt đền đầu tiên trong trận gặp chủ nhà Ba Lan họ đã không chuyển thành bàn thắng, trái thứ nhì tối hôm qua thì đã quá trễ, trở thành quả phạt đến an ủi cho những người ủng hộ hội tuyển Hy Lạp.
Con số thứ 4 mà tôi muốn nói đến là sau cú làm bàn gỡ hòa 1-1 của Samaras, hội tuyển Hy Lạp vùng lên, nhưng chỉ được có 6 phút đồng hồ là họ biết không thể nào thắng được Đức. Phillipp Lahm, Klose, Marco Reus và những cầu thủ khác lúc nào cũng có banh dưới chân ở trước khung thành của Hy Lạp, và trận banh quả thật đã kết thúc từ lúc đó. Chuyện thần thoại 2004 không trở lại ở 2012 với hội tuyển Hy Lạp.
Thanh Quang: Tại sao Đức lại thành công dễ như thế?
Nguyễn Khanh: Tôi thấy có nhiều lý do. Trước hết là Hy Lạp không có Karagounis, không có Jose Holebas, không có Tzavellas, thành ra hội tuyển trông yếu hẳn so với hội banh dư thừa cầu thủ giỏi là Đức. Điểm thứ nhì là ông huấn luyện viên Joachim Low của Đức nhìn thấy được thế trận của Hy Lạp, thế dựng tường bê tông mà họ đã làm hồi 2004 ở sân Bồ Đào Nha. Vì thế ông nhắm hẳn vào 2 cánh thay vì đi banh vào giữa sân. Với thế trận này những chân sút như Podolski trở thành không cần thiết mà vẫn đạt được kết quả như ý muốn.
Tây Ban Nha thắng khít khao?
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia của Pháp bắt đầu buổi tập luyện
vào ngày 9 tháng 6 năm 2012 tại sân vận động Arena Donbass. AFP photo
vào ngày 9 tháng 6 năm 2012 tại sân vận động Arena Donbass. AFP photo
Thanh Quang: Sau khi xem xong trận banh, anh em bên này bảo với nhau là Đức mạnh quá, đá vững quá, chuyện Đức đoạt giải là điều hầu như đương nhiên sẽ xảy ra…
Nguyễn Khanh: Xin lỗi ngắt lời anh Thanh Quang ở đây. Ai cũng nghĩ Đức mạnh nhưng tôi thấy không hẳn EURO 2012 chỉ có một mình Đức. Đến giờ ở Đông Âu, hầu hết những người tôi có nói chuyện đều bảo Đức chưa chắc đã thắng Tây Ban Nha nếu các anh cầu thủ Xứ Bò Tót này vào được chung kết.
Cũng có người bảo là giả sử Đức lãnh vé vào chung kết, họ mong nhìn lại cuộc so giầy giữa Đức và Bồ Đào Nha, và ngay chính tôi cũng mong như thế. Gần 3 tuần lễ vừa qua, thế giới đã ăn, ngủ, nằm mơ với quả banh EURO, thì tại sao không mong thấy lại trận banh tuyệt vời giữa Đức với Bồ? Cũng phải thưa thêm với anh là những nhà báo mà tôi gặp họ bảo đã xem Đức với Bồ Đào Nha rồi, bây giờ họ muốn nhìn thấy thực lực của Đức và Tây Ban Nha ở chung kết. Ngay chính ông Chủ Tịch Platini của Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu cũng nói ông hy vọng được xem Tây Ban Nha và Đức tranh chung kết.
Thanh Quang: Như vậy chúng ta phải chờ ít nhất giờ này tuần tới mới biết tình hình như thế nào. Trở lại trận banh tối nay, anh nhận xét thế nào?
Nguyễn Khanh: Có nhiều cách để nhìn trận banh tối nay. Với tôi thì tôi nhìn như thế này: đây là cơ hội để đoàn tuyển thủ Tây Ban Nha làm lịch sử, vì từ xưa đến giờ Tây Ban Nha chưa bao giờ thắng Pháp. Lần cuối cùng họ vấp ngã trước đoàn quân xứ Gauloise cũng ở tứ kết tại World Cup 2006. Ở EURO, Tây Ban Nha cũng đã từng thua Pháp 1-2.
Thanh Quang: Liệu cơ hội này có đến với Tây Ban Nha không? Xin nhắc anh là mọi người đều nghĩ Tây Ban Nha nằm kèo trên, và tin là họ sẽ thắng Pháp tối hôm nay và Pháp mới thua Thụy Điển 0-2 ở vòng bảng…
Nguyễn Khanh: Chẳng ai ngạc nhiên khi Tây Ban Nha nằm kèo trên. Lý do họ là đương kim vô địch EURO lẫn World Cup, và chính ông huấn luyện viên Vicent del Bosque cũng bảo rằng ông biết điều đó. Cơ hội chiến thắng đến với Tây Ban Nha vì họ có tới 23 siêu sao trong khi chỉ cần có 11 người cho trận tối hôm nay, trong lúc hội tuyển đến từ Pháp lại mất Philippe Mexes, phải đưa Laurent Koscielny vào trám chỗ và đây là trận đầu tiên anh cầu thủ mới này đá quốc tế.
Thanh Quang: Như thế liệu Pháp có phải đá phòng thủ như Hy Lạp tối hôm qua không?
Nguyễn Khanh: Câu trả lời là không. Tôi tin hai hội sẽ cùng nhau giữ nhịp cho trận banh. Cả hai đều có những đường banh nhanh, và trận banh sẽ nhanh.
Thanh Quang: Câu hỏi cuối cho ngày hôm nay. Anh dự đoán kết quả trận tối nay như thế nào?
Nguyễn Khanh: Tôi đoán Tây Ban Nha thắng, nhưng rất khít khao, chỉ 1 trái thôi.
Thanh Quang: Cám ơn anh. Hẹn gặp lại anh và quý thính giả cũng giờ này ngày mai.
Nguyễn Khanh: Xin lỗi ngắt lời anh Thanh Quang ở đây. Ai cũng nghĩ Đức mạnh nhưng tôi thấy không hẳn EURO 2012 chỉ có một mình Đức. Đến giờ ở Đông Âu, hầu hết những người tôi có nói chuyện đều bảo Đức chưa chắc đã thắng Tây Ban Nha nếu các anh cầu thủ Xứ Bò Tót này vào được chung kết.
Cũng có người bảo là giả sử Đức lãnh vé vào chung kết, họ mong nhìn lại cuộc so giầy giữa Đức và Bồ Đào Nha, và ngay chính tôi cũng mong như thế. Gần 3 tuần lễ vừa qua, thế giới đã ăn, ngủ, nằm mơ với quả banh EURO, thì tại sao không mong thấy lại trận banh tuyệt vời giữa Đức với Bồ? Cũng phải thưa thêm với anh là những nhà báo mà tôi gặp họ bảo đã xem Đức với Bồ Đào Nha rồi, bây giờ họ muốn nhìn thấy thực lực của Đức và Tây Ban Nha ở chung kết. Ngay chính ông Chủ Tịch Platini của Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu cũng nói ông hy vọng được xem Tây Ban Nha và Đức tranh chung kết.
Thanh Quang: Như vậy chúng ta phải chờ ít nhất giờ này tuần tới mới biết tình hình như thế nào. Trở lại trận banh tối nay, anh nhận xét thế nào?
Nguyễn Khanh: Có nhiều cách để nhìn trận banh tối nay. Với tôi thì tôi nhìn như thế này: đây là cơ hội để đoàn tuyển thủ Tây Ban Nha làm lịch sử, vì từ xưa đến giờ Tây Ban Nha chưa bao giờ thắng Pháp. Lần cuối cùng họ vấp ngã trước đoàn quân xứ Gauloise cũng ở tứ kết tại World Cup 2006. Ở EURO, Tây Ban Nha cũng đã từng thua Pháp 1-2.
Thanh Quang: Liệu cơ hội này có đến với Tây Ban Nha không? Xin nhắc anh là mọi người đều nghĩ Tây Ban Nha nằm kèo trên, và tin là họ sẽ thắng Pháp tối hôm nay và Pháp mới thua Thụy Điển 0-2 ở vòng bảng…
Nguyễn Khanh: Chẳng ai ngạc nhiên khi Tây Ban Nha nằm kèo trên. Lý do họ là đương kim vô địch EURO lẫn World Cup, và chính ông huấn luyện viên Vicent del Bosque cũng bảo rằng ông biết điều đó. Cơ hội chiến thắng đến với Tây Ban Nha vì họ có tới 23 siêu sao trong khi chỉ cần có 11 người cho trận tối hôm nay, trong lúc hội tuyển đến từ Pháp lại mất Philippe Mexes, phải đưa Laurent Koscielny vào trám chỗ và đây là trận đầu tiên anh cầu thủ mới này đá quốc tế.
Thanh Quang: Như thế liệu Pháp có phải đá phòng thủ như Hy Lạp tối hôm qua không?
Nguyễn Khanh: Câu trả lời là không. Tôi tin hai hội sẽ cùng nhau giữ nhịp cho trận banh. Cả hai đều có những đường banh nhanh, và trận banh sẽ nhanh.
Thanh Quang: Câu hỏi cuối cho ngày hôm nay. Anh dự đoán kết quả trận tối nay như thế nào?
Nguyễn Khanh: Tôi đoán Tây Ban Nha thắng, nhưng rất khít khao, chỉ 1 trái thôi.
Thanh Quang: Cám ơn anh. Hẹn gặp lại anh và quý thính giả cũng giờ này ngày mai.
EURO 2012: Chiếc vé bán kết thứ nhì sẽ về tay ai?
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-22
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-22
Tiếp tục loạt bài nói về Giải Vô Địch Bóng Tròn Châu Âu EURO 2012, hôm nay trận tứ kết thứ nhì của Giải diễn ra trên sân Gdansk, khán giả hâm mộ nghệ thuật nhồi bóng thế giới sẽ có cơ hội xem tài nghệ của 2 hội Đức và Hy Lạp.
AFP photo
Chú rái cá Ferret tại vườn thú ở Aue, miền đông nước Đức,
dự đoán đội tuyển Đức chiến thắng trong trận đấu với Hy Lạp hôm nay, 22/6/2012.
Chú rái cá Ferret tại vườn thú ở Aue, miền đông nước Đức,
dự đoán đội tuyển Đức chiến thắng trong trận đấu với Hy Lạp hôm nay, 22/6/2012.
Nguyễn Khanh cùng với Thanh Quang có cuộc thảo luận ngắn về trận banh sẽ quyết định chiếc vé bán kết thứ nhì.
Nguyễn Khanh: Tối hôm qua sau khi xem trận tranh tài giữa Bồ Đào Nha và Cộng Hòa Czech, trong giấc ngủ tôi vẫn nằm mơ thấy cú đánh đầu tuyệt đẹp của anh Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha và những lần anh thủ môn Pter Cech của Cộng Hòa Czech tung người cứu những đường bóng thua trông thấy. Trận banh đó quả là tuyệt vời, bên thắng đương nhiên phải là giỏi và bên thua cũng chứng tỏ được tài nghệ.
Hôm nay, vòng từ kết EURO 2012 lại tiếp tục với trận Đức gặp Hy Lạp, xin thưa ngay là banh chưa lăn mà cả thế giới bóng đá đều chọn Đức.
Thanh Quang: Anh Khanh nói là tối ngủ còn mơ thấy trận tứ kết đầu tiên, tạm thời anh em của Đài tin những gì anh nói, đợi 10 ngày nữa khi anh về lại D.C chúng tôi sẽ hỏi kỹ hơn xem có đúng như thế hay không.
Nói đùa cho vui vậy thôi chứ trong thời gian hơn 2 tuần lễ vừa qua, quý thính giả và cả tỷ người khắp nơi đều ăn, ngủ, nằm mơ với trái banh, tới độ một chị bạn của tôi bảo ước gì EURO kết thúc càng sớm càng tốt, lý do là vì banh càng lăn thì ông xã của chị tối ngủ không yên, chân đạp hết bên phải lại đạp bên trái. Hỏi ra thì chồng chị nằm mơ thấy mình là cầu thủ, lúc thì giành banh, lúc đá phạt góc, lúc đá phạt đền.
Câu chuyện vui này dẫn tôi đến chuyện nhìn lại những gì đã diễn ra trên sân Ba Lan và Ukraina trong 15 ngày qua. Đến giờ trọng tài mới thổi có một trái phạt đền duy nhất trong trận mở màn giữa Ba Lan và Hy Lạp, điều đó có nghĩa là dù cuộc tranh tài lúc nào cũng sôi động nhưng cầu thủ đá rất hòa nhã, họ giành nhau từng đường banh một, nhưng không tìm cách đốn ngã, gây thương tích cho đối phương. Có lẽ tất cả các cầu thủ Châu Âu đều là những cặp chân vàng của thế giới, nên họ đá thật hay, đường banh đi cũng thật đẹp, và họ đều biết quy luật quan trọng nhất của thể thao là không bao giờ được chơi xấu. Theo tôi thì đó là cái đẹp nhất ở EURO 2012 từ đầu giải đến giờ.
Trở lại với trận banh sẽ diễn ra tối nay, anh Nguyễn Khanh có nói Đức đang ở kèo trên, như vậy có nghĩa là Đức sẽ thắng phải không anh?
Nguyễn Khanh: Về mặt lý thuyết thì điều đó đúng, nhưng sân cỏ thể thao thường có những chuyện đầy bất ngờ, và khi nói đến bất ngờ ở EURO thì thế giới không thể quên Hy Lạp. Chắc anh và quý thính giả còn nhớ Hy Lạp đã từng gây ngạc nhiên khi đoạt cúp vô địch EURO 2004 và mới cách đây không đầy một tuần lễ họ đã bắt hội tuyển Liên Bang Nga phải xách valise về nước. Tám năm trước đây họ đã làm nên chuyện không thể ngờ, một tuần lễ trước đây họ cũng đã tạo được chuyện khó tin nhưng có thật.
Chính vì thế nên trong cuộc họp báo, huấn luyện viên Joachim Low của Đức bảo rằng ông mừng khi nghe tin thế giới dự đoán Đức sẽ thắng trận banh này, nhưng ông có nói với các cầu thủ là dự đoán của thế giới không liên quan gì đến trận banh tối hôm nay cả. Đức phải đá thật giỏi để lấy vé vào bán kết, và hội tuyển Hy Lạp sẽ tận tình khai thác những kẽ hở của các cầu thủ Đức. Tôi cũng nhớ ông huấn luyện viên 52 tuổi này còn nói là tranh tài với Hy Lạp chẳng khác gì tranh tài với những tảng đá, ý muốn nói thắng được Hy Lạp không dễ như mọi người đang nghĩ đâu.
Đức sẽ lợi thế hơn?
Nguyễn Khanh: Tối hôm qua sau khi xem trận tranh tài giữa Bồ Đào Nha và Cộng Hòa Czech, trong giấc ngủ tôi vẫn nằm mơ thấy cú đánh đầu tuyệt đẹp của anh Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha và những lần anh thủ môn Pter Cech của Cộng Hòa Czech tung người cứu những đường bóng thua trông thấy. Trận banh đó quả là tuyệt vời, bên thắng đương nhiên phải là giỏi và bên thua cũng chứng tỏ được tài nghệ.
Hôm nay, vòng từ kết EURO 2012 lại tiếp tục với trận Đức gặp Hy Lạp, xin thưa ngay là banh chưa lăn mà cả thế giới bóng đá đều chọn Đức.
Thanh Quang: Anh Khanh nói là tối ngủ còn mơ thấy trận tứ kết đầu tiên, tạm thời anh em của Đài tin những gì anh nói, đợi 10 ngày nữa khi anh về lại D.C chúng tôi sẽ hỏi kỹ hơn xem có đúng như thế hay không.
Nói đùa cho vui vậy thôi chứ trong thời gian hơn 2 tuần lễ vừa qua, quý thính giả và cả tỷ người khắp nơi đều ăn, ngủ, nằm mơ với trái banh, tới độ một chị bạn của tôi bảo ước gì EURO kết thúc càng sớm càng tốt, lý do là vì banh càng lăn thì ông xã của chị tối ngủ không yên, chân đạp hết bên phải lại đạp bên trái. Hỏi ra thì chồng chị nằm mơ thấy mình là cầu thủ, lúc thì giành banh, lúc đá phạt góc, lúc đá phạt đền.
Câu chuyện vui này dẫn tôi đến chuyện nhìn lại những gì đã diễn ra trên sân Ba Lan và Ukraina trong 15 ngày qua. Đến giờ trọng tài mới thổi có một trái phạt đền duy nhất trong trận mở màn giữa Ba Lan và Hy Lạp, điều đó có nghĩa là dù cuộc tranh tài lúc nào cũng sôi động nhưng cầu thủ đá rất hòa nhã, họ giành nhau từng đường banh một, nhưng không tìm cách đốn ngã, gây thương tích cho đối phương. Có lẽ tất cả các cầu thủ Châu Âu đều là những cặp chân vàng của thế giới, nên họ đá thật hay, đường banh đi cũng thật đẹp, và họ đều biết quy luật quan trọng nhất của thể thao là không bao giờ được chơi xấu. Theo tôi thì đó là cái đẹp nhất ở EURO 2012 từ đầu giải đến giờ.
Trở lại với trận banh sẽ diễn ra tối nay, anh Nguyễn Khanh có nói Đức đang ở kèo trên, như vậy có nghĩa là Đức sẽ thắng phải không anh?
Nguyễn Khanh: Về mặt lý thuyết thì điều đó đúng, nhưng sân cỏ thể thao thường có những chuyện đầy bất ngờ, và khi nói đến bất ngờ ở EURO thì thế giới không thể quên Hy Lạp. Chắc anh và quý thính giả còn nhớ Hy Lạp đã từng gây ngạc nhiên khi đoạt cúp vô địch EURO 2004 và mới cách đây không đầy một tuần lễ họ đã bắt hội tuyển Liên Bang Nga phải xách valise về nước. Tám năm trước đây họ đã làm nên chuyện không thể ngờ, một tuần lễ trước đây họ cũng đã tạo được chuyện khó tin nhưng có thật.
Chính vì thế nên trong cuộc họp báo, huấn luyện viên Joachim Low của Đức bảo rằng ông mừng khi nghe tin thế giới dự đoán Đức sẽ thắng trận banh này, nhưng ông có nói với các cầu thủ là dự đoán của thế giới không liên quan gì đến trận banh tối hôm nay cả. Đức phải đá thật giỏi để lấy vé vào bán kết, và hội tuyển Hy Lạp sẽ tận tình khai thác những kẽ hở của các cầu thủ Đức. Tôi cũng nhớ ông huấn luyện viên 52 tuổi này còn nói là tranh tài với Hy Lạp chẳng khác gì tranh tài với những tảng đá, ý muốn nói thắng được Hy Lạp không dễ như mọi người đang nghĩ đâu.
Đức sẽ lợi thế hơn?
Fan hâm mộ Dennis Rheinhardt trang trí căn nhà của mình
ở Frankenthal, Tây Nam Đức với hơn 200 lá cờ. AFP photo
ở Frankenthal, Tây Nam Đức với hơn 200 lá cờ. AFP photo
Thanh Quang: Đương nhiên là không dễ, nhưng anh có nghĩ là Đức vẫn là hội có lợi thế hơn không? Đừng quên Đức 3 lần ẵm cúp vô địch EURO, đã từng gặp Hy Lạp cả thẩy 8 lần và chưa hề thua, ở giải năm nay hội tuyển Đức là tập hợp của những cầu thủ giỏi, không đứng nhất thì cũng phải đứng nhì thế giới?
Nguyễn Khanh: Điều anh Thanh Quang mới nói là điều không sai. Đức là hội tuyển duy nhất thắng cả 3 trận vòng bảng, và chỉ điều đó không thôi đã cho chúng ta thấy thực lực của họ. Đã thế, trận tứ kết hôm nay có cả Jerome Boateng và Bastian Schweinsteiger trở lại sân.
Thanh Quang: Thế còn hội Hy Lạp thì sao? Anh ghi nhận được những tin tức gì từ sân EURO 2012 về hội tuyển đến từ xứ sở thần thoại này?
Nguyễn Khanh: Tôi ghi nhận thấy những khó khăn của hội tuyển Hy Lạp của ông huấn luyện viên Fernando Santos. Không có thủ quân Karagoinis, không có trung vệ Jose Holebas nổi tiếng với những đường banh từng gây rối loạn trước khung thành của đối phương.
Nhưng điểm tôi muốn nói tới là những gì đoàn tuyển thủ Hy Lạp đã thể hiện trên sân trong 3 trận vòng bảng. Ở trận mở màn họ đá có 10 người nhưng vẫn thủ huề với ông chủ nhà Ba Lan, trận thứ nhì gặp Cộng Hòa Czech họ thua 2-1 không phải vì Czech hay mà chính vì cầu thủ Hy Lạp đá kém, nhìn chỗ nào cũng thấy sơ hở. Đến trận gặp Liên Bang Nga thì tình hình đổi khác hoàn toàn như trắng với đen, và họ thắng Liên Bang Nga trong trận banh đầy kịch tính.
Nếu vẫn giữ được phong độ trong trận tối nay thì Hy Lạp sẽ là hội tuyển khó nuốt, cộng thêm vào đó là chuyện mà anh Thanh Quang cũng như quý thính giả đừng quên là dàn hậu vệ Đức không phải là dàn hậu vệ giỏi. Vài giờ đồng hồ trước đây khi ngồi ăn trưa, một nhà báo Anh ví trận này như một cậu bé con gặp anh khổng lồ. Điều đó có lẽ không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng.
Thanh Quang: Dự đoán của anh kết quả trận banh này như thế nào?
Nguyễn Khanh: Đức sẽ thắng, dù không dễ dàng. Tỷ số 2-1 nghiêng về phía của hội tuyển Đức.
Thanh Quang: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Xin thưa cùng quý thính giả là anh Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi là người nổi tiếng đoán sai, anh đoán hội nào thắng thì hội đó thường hay thua. Một lần nữa cám ơn anh và xin hẹn gặp lại anh cũng giờ này ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn anh Thanh Quang và cám ơn quý thính giả. Xin hẹn gặp lại anh và quý thính giả ngày mai
Nguyễn Khanh: Điều anh Thanh Quang mới nói là điều không sai. Đức là hội tuyển duy nhất thắng cả 3 trận vòng bảng, và chỉ điều đó không thôi đã cho chúng ta thấy thực lực của họ. Đã thế, trận tứ kết hôm nay có cả Jerome Boateng và Bastian Schweinsteiger trở lại sân.
Thanh Quang: Thế còn hội Hy Lạp thì sao? Anh ghi nhận được những tin tức gì từ sân EURO 2012 về hội tuyển đến từ xứ sở thần thoại này?
Nguyễn Khanh: Tôi ghi nhận thấy những khó khăn của hội tuyển Hy Lạp của ông huấn luyện viên Fernando Santos. Không có thủ quân Karagoinis, không có trung vệ Jose Holebas nổi tiếng với những đường banh từng gây rối loạn trước khung thành của đối phương.
Nhưng điểm tôi muốn nói tới là những gì đoàn tuyển thủ Hy Lạp đã thể hiện trên sân trong 3 trận vòng bảng. Ở trận mở màn họ đá có 10 người nhưng vẫn thủ huề với ông chủ nhà Ba Lan, trận thứ nhì gặp Cộng Hòa Czech họ thua 2-1 không phải vì Czech hay mà chính vì cầu thủ Hy Lạp đá kém, nhìn chỗ nào cũng thấy sơ hở. Đến trận gặp Liên Bang Nga thì tình hình đổi khác hoàn toàn như trắng với đen, và họ thắng Liên Bang Nga trong trận banh đầy kịch tính.
Nếu vẫn giữ được phong độ trong trận tối nay thì Hy Lạp sẽ là hội tuyển khó nuốt, cộng thêm vào đó là chuyện mà anh Thanh Quang cũng như quý thính giả đừng quên là dàn hậu vệ Đức không phải là dàn hậu vệ giỏi. Vài giờ đồng hồ trước đây khi ngồi ăn trưa, một nhà báo Anh ví trận này như một cậu bé con gặp anh khổng lồ. Điều đó có lẽ không sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng.
Thanh Quang: Dự đoán của anh kết quả trận banh này như thế nào?
Nguyễn Khanh: Đức sẽ thắng, dù không dễ dàng. Tỷ số 2-1 nghiêng về phía của hội tuyển Đức.
Thanh Quang: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Xin thưa cùng quý thính giả là anh Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi là người nổi tiếng đoán sai, anh đoán hội nào thắng thì hội đó thường hay thua. Một lần nữa cám ơn anh và xin hẹn gặp lại anh cũng giờ này ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn anh Thanh Quang và cám ơn quý thính giả. Xin hẹn gặp lại anh và quý thính giả ngày mai
EURO 2012 - Bắt đầu vòng tứ kết
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-21
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-21
Hôm qua nghỉ, hôm nay ra sân đá trở lại, hôm qua hết vòng bảng, hôm nay bắt đầu bước vào vòng tứ kết, đó là những điểm đáng chú ý ở Giải Vô Địch Bóng Đá Âu Châu 2012 đang diễn ra ở Ba Lan và Ukraina
AFP photo

Người hâm mộ đội tuyển CH Séc trên xe lửa
đến Warsaw cổ vũ đội nhà trước trận tứ kết với
Bồ Đào Nha vào ngày 21/6/2012.
Vòng loại trực tiếp
Vũ Hoàng: Sau 12 ngày với 24 trận so giày trên sân cỏ, EURO 2012 đã bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới với 8 hội ở tứ kết, và từ hôm nay trở đi, tất cả các trận banh sẽ diễn ra theo quy định bắt buộc phải có thắng bại, có nghĩa là sau 90 phút đồng hồ tranh tài mà vẫn chưa có hội thắng hội thua, hai hội gặp nhau trên sân sẽ đá thêm giờ, sau đó vẫn chưa phân được thắng bại thì sẽ đá phạt đền, cho đến khi có hội thắng để vào vòng tứ kết.
Nhưng câu hỏi mọi người đang đặt ra là hội tuyển nào là hội mạnh nhất ở tứ kết? Hy vọng anh Nguyễn Khanh đang có mặt tại Vacsava để xem trận tứ kết đầu tiên của EURO 2012 sẽ có câu trả lời cho quý thính giả.
Nguyễn Khanh: Từ EURO 2012 tôi là Nguyễn Khanh, xin được gửi lời chào đến quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do và chào anh Vũ Hoàng. Nghe nói thời tiết mùa hè ở Washington D.C. đang khá nóng khiến anh bạn Vũ Hoàng của chúng tôi cũng nóng theo, muốn biết ngay hội nào cứng cựa nhất ở tứ kết EURO. Thú thật với bạn là câu hỏi quá khó, vì không giỏi đã không vào vòng chung kết, không hay đã không vào được tứ kết. Đó là điều ông Michel Platini, Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA nói với báo chí khi được hỏi về nhận xét của ông ở tứ kết của Giải năm nay.
Vũ Hoàng: Nhưng theo Vũ Hoàng được biết thì cũng chính ông Platini mà anh vừa nhắc tới cũng dự đoán là trận chung kết năm nay sẽ là cuộc chạm trán giữa 2 hội tuyển Đức và Tây Ban Nha, liệu điều đó có nghĩa là Đức và Tây Ban Nha đang dẫn đầu các hội có mặt ở tứ kết không?
Nguyễn Khanh: Điều bạn Vũ Hoàng mới nói là điều hoàn toàn đúng. Đúng ngay cả chuyện Tây Ban Nha và Đức đang được mọi người xem là 2 hội tuyển mạnh nhất ở EURO 2012, tôi nghe nói ngay cả các sòng cá cược Châu Âu và Châu Á cũng dự đoán như thế. Nhưng điều đó chưa hẳn là chúng ta sẽ nhìn thấy Đức và Tây Ban Nha trong trận chung kết vào ngày Chủ Nhật tuần tới đâu, vì ông Platini có bảo thêm là tranh giải EURO còn khó hơn tranh World Cup, bằng chứng điển hình là ít người tin Hà Lan và cả Liên Bang Nga đều bị loại ngay từ vòng bảng.
Anh Vũ Hoàng thấy trong số các hội tuyển vào tứ kết, có Tây Ban Nha là đương kim vô địch, có thêm các cựu vô địch Italy, Đức, Pháp, Hy Lạp và Cộng Hòa Czech hồi 1976 cũng từng đoạt vô địch khi còn là một phần của Tiệp Khắc. Bồ Đào Nha từng về nhì ở EURO 2004 cũng có mặt, và đương nhiên không thể quên nhắc tới Anh Quốc, là hội mà một số bình luận gia thể thao tin rằng có đủ các điều kiện để đoạt cúp vô địch năm nay.
đến Warsaw cổ vũ đội nhà trước trận tứ kết với
Bồ Đào Nha vào ngày 21/6/2012.
Vòng loại trực tiếp
Vũ Hoàng: Sau 12 ngày với 24 trận so giày trên sân cỏ, EURO 2012 đã bước vào một giai đoạn hoàn toàn mới với 8 hội ở tứ kết, và từ hôm nay trở đi, tất cả các trận banh sẽ diễn ra theo quy định bắt buộc phải có thắng bại, có nghĩa là sau 90 phút đồng hồ tranh tài mà vẫn chưa có hội thắng hội thua, hai hội gặp nhau trên sân sẽ đá thêm giờ, sau đó vẫn chưa phân được thắng bại thì sẽ đá phạt đền, cho đến khi có hội thắng để vào vòng tứ kết.
Nhưng câu hỏi mọi người đang đặt ra là hội tuyển nào là hội mạnh nhất ở tứ kết? Hy vọng anh Nguyễn Khanh đang có mặt tại Vacsava để xem trận tứ kết đầu tiên của EURO 2012 sẽ có câu trả lời cho quý thính giả.
Nguyễn Khanh: Từ EURO 2012 tôi là Nguyễn Khanh, xin được gửi lời chào đến quý thính giả của Đài Á Châu Tự Do và chào anh Vũ Hoàng. Nghe nói thời tiết mùa hè ở Washington D.C. đang khá nóng khiến anh bạn Vũ Hoàng của chúng tôi cũng nóng theo, muốn biết ngay hội nào cứng cựa nhất ở tứ kết EURO. Thú thật với bạn là câu hỏi quá khó, vì không giỏi đã không vào vòng chung kết, không hay đã không vào được tứ kết. Đó là điều ông Michel Platini, Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA nói với báo chí khi được hỏi về nhận xét của ông ở tứ kết của Giải năm nay.
Vũ Hoàng: Nhưng theo Vũ Hoàng được biết thì cũng chính ông Platini mà anh vừa nhắc tới cũng dự đoán là trận chung kết năm nay sẽ là cuộc chạm trán giữa 2 hội tuyển Đức và Tây Ban Nha, liệu điều đó có nghĩa là Đức và Tây Ban Nha đang dẫn đầu các hội có mặt ở tứ kết không?
Nguyễn Khanh: Điều bạn Vũ Hoàng mới nói là điều hoàn toàn đúng. Đúng ngay cả chuyện Tây Ban Nha và Đức đang được mọi người xem là 2 hội tuyển mạnh nhất ở EURO 2012, tôi nghe nói ngay cả các sòng cá cược Châu Âu và Châu Á cũng dự đoán như thế. Nhưng điều đó chưa hẳn là chúng ta sẽ nhìn thấy Đức và Tây Ban Nha trong trận chung kết vào ngày Chủ Nhật tuần tới đâu, vì ông Platini có bảo thêm là tranh giải EURO còn khó hơn tranh World Cup, bằng chứng điển hình là ít người tin Hà Lan và cả Liên Bang Nga đều bị loại ngay từ vòng bảng.
Anh Vũ Hoàng thấy trong số các hội tuyển vào tứ kết, có Tây Ban Nha là đương kim vô địch, có thêm các cựu vô địch Italy, Đức, Pháp, Hy Lạp và Cộng Hòa Czech hồi 1976 cũng từng đoạt vô địch khi còn là một phần của Tiệp Khắc. Bồ Đào Nha từng về nhì ở EURO 2004 cũng có mặt, và đương nhiên không thể quên nhắc tới Anh Quốc, là hội mà một số bình luận gia thể thao tin rằng có đủ các điều kiện để đoạt cúp vô địch năm nay.
Một bảng quảng cáo giải vô địch bóng đá Euro 2012
tại bến cảng Gdansk hôm 12/6/2012. AFP photo
tại bến cảng Gdansk hôm 12/6/2012. AFP photo
Vũ Hoàng: Vũ Hoàng xin tiếp lời anh Khanh để trình bày thêm là Bồ Đào Nha 5 lần liên tiếp có mặt ở tứ kết của EURO…
Nguyễn Khanh: Và họ đã nói không chịu dừng lại ở tứ kết đâu, bạn Vũ Hoàng nhé. Hội tuyển Đức thì sau 3 chiến thắng lẫy lừng ở vòng bảng, đoàn quân của ông Joachim Low chắc chắn tự tin hơn, nhưng đừng quên Hy Lạp là hội tuyển luôn luôn tạo bất ngờ, đoạt giải 2004 là một bất ngờ, thắng Liên Bang Nga 1-0 ở trận cuối cùng vòng bảng để đi tiếp ở EURO năm nay cũng là một bất ngờ. Theo tôi thì Hy Lạp khó có thể đi xa hơn ở tứ kết, nhưng cũng phải thưa thật cùng quý thính giả là nghĩ vậy thôi chứ không dám quả quyết đúng sai.
Các trận tứ kết của EURO 2012 còn được chú ý với trận Pháp và Tây Ban Nha. Lần cuối cùng 2 hội tuyển này gặp nhau là ở World Cup 2006, Pháp thắng Tây Ban Nha ở vòng 16. Pháp vào tứ kết sau trận thua Thụy Điển 0-2, Tây Ban Nha cũng vất vả mới thắng được Croatia để đứng đầu bảng C.
Trận tứ kết cuối cùng là cuộc so giày giữa Anh và Italy. Ngay từ ngày đầu ông huấn luyện viên Hogdson của Anh đã nói là không muốn đụng với Tây Ban Nha ở tứ kết, và sẵn sàng đương đầu với hội tuyển đang đứng đầu bảng xếp hạng của FIFA ở bán kết. Ước mong này đã đến với Anh, và nên nhớ là Anh chưa bao giờ thắng giải EURO cả, biết đâu năm nay là năm của họ. Nhưng Italy cũng không phải là hội dễ chấp nhận thua cuộc, họ chưa thua trận nào ở vòng bảng cả. Italy không thắng cả 3 trận, nhưng chưa thua trận nào.
Vũ Hoàng: Thế dự đoán của anh cho trận tối nay như thế nào?
Nguyễn Khanh: Ông huấn luyện viên Paulo Bento của Bồ Đào Nha tin tưởng sẽ thành công tối nay, bảo rằng yếu tố tâm lý rất quan trọng. Sau trận thua Đức ở vòng bảng, cầu thủ Bồ Đào Nha không nản lòng, thắng 2 trận còn lại thật tuyệt vời. Sau những ngày không có duyên với EURO, Cristiano Ronaldo một mình làm 2 bàn thắng ở trận gặp Hà Lan. Đó là những điểm giúp Bồ Đào Nha tự tin hơn.
Còn Cộng Hòa Czech thì sao? Chưa có tin gì về anh thủ quân Tomas Rosicky, bị thương sau trận gặp Ba Lan và tức tốc được đưa về Praha để chữa trị.
Đây là lần thứ 3 hai hội tuyển gặp nhau. Lần đầu ở EURO 96 khi Cộng Hòa Czech thắng 1-0 ở tứ kết, lần thứ nhì ở EURO 2008 và Bồ Đào Nha thắng dễ dàng 3-1 ở vòng bảng.
Vũ Hoàng: Kết quả trận tối này thế nào?
Nguyễn Khanh: Bồ Đào Nha sẽ làm chủ sân và thắng ít nhất 2 trái.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Hẹn gặp lai anh cũng giờ này ngày mai.
Nguyễn Khanh: Và họ đã nói không chịu dừng lại ở tứ kết đâu, bạn Vũ Hoàng nhé. Hội tuyển Đức thì sau 3 chiến thắng lẫy lừng ở vòng bảng, đoàn quân của ông Joachim Low chắc chắn tự tin hơn, nhưng đừng quên Hy Lạp là hội tuyển luôn luôn tạo bất ngờ, đoạt giải 2004 là một bất ngờ, thắng Liên Bang Nga 1-0 ở trận cuối cùng vòng bảng để đi tiếp ở EURO năm nay cũng là một bất ngờ. Theo tôi thì Hy Lạp khó có thể đi xa hơn ở tứ kết, nhưng cũng phải thưa thật cùng quý thính giả là nghĩ vậy thôi chứ không dám quả quyết đúng sai.
Các trận tứ kết của EURO 2012 còn được chú ý với trận Pháp và Tây Ban Nha. Lần cuối cùng 2 hội tuyển này gặp nhau là ở World Cup 2006, Pháp thắng Tây Ban Nha ở vòng 16. Pháp vào tứ kết sau trận thua Thụy Điển 0-2, Tây Ban Nha cũng vất vả mới thắng được Croatia để đứng đầu bảng C.
Trận tứ kết cuối cùng là cuộc so giày giữa Anh và Italy. Ngay từ ngày đầu ông huấn luyện viên Hogdson của Anh đã nói là không muốn đụng với Tây Ban Nha ở tứ kết, và sẵn sàng đương đầu với hội tuyển đang đứng đầu bảng xếp hạng của FIFA ở bán kết. Ước mong này đã đến với Anh, và nên nhớ là Anh chưa bao giờ thắng giải EURO cả, biết đâu năm nay là năm của họ. Nhưng Italy cũng không phải là hội dễ chấp nhận thua cuộc, họ chưa thua trận nào ở vòng bảng cả. Italy không thắng cả 3 trận, nhưng chưa thua trận nào.
Vũ Hoàng: Thế dự đoán của anh cho trận tối nay như thế nào?
Nguyễn Khanh: Ông huấn luyện viên Paulo Bento của Bồ Đào Nha tin tưởng sẽ thành công tối nay, bảo rằng yếu tố tâm lý rất quan trọng. Sau trận thua Đức ở vòng bảng, cầu thủ Bồ Đào Nha không nản lòng, thắng 2 trận còn lại thật tuyệt vời. Sau những ngày không có duyên với EURO, Cristiano Ronaldo một mình làm 2 bàn thắng ở trận gặp Hà Lan. Đó là những điểm giúp Bồ Đào Nha tự tin hơn.
Còn Cộng Hòa Czech thì sao? Chưa có tin gì về anh thủ quân Tomas Rosicky, bị thương sau trận gặp Ba Lan và tức tốc được đưa về Praha để chữa trị.
Đây là lần thứ 3 hai hội tuyển gặp nhau. Lần đầu ở EURO 96 khi Cộng Hòa Czech thắng 1-0 ở tứ kết, lần thứ nhì ở EURO 2008 và Bồ Đào Nha thắng dễ dàng 3-1 ở vòng bảng.
Vũ Hoàng: Kết quả trận tối này thế nào?
Nguyễn Khanh: Bồ Đào Nha sẽ làm chủ sân và thắng ít nhất 2 trái.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Hẹn gặp lai anh cũng giờ này ngày mai.
EURO 2012 - Những trận cuối bảng D
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-19
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-19
Hôm nay là ngày cuối cùng của các trận tranh tài vòng bảng, khi 4 hội tuyển Pháp, Anh, Thụy Điển và chủ nhà Ukraina ra sân tranh 2 chiếc vé tứ kết cuối cùng.
AFP photo
Chiếc cúp giải vô địch bóng đá châu Âu EURO 2012 được mang diễu hành ở Kiev hôm 11/5/2012.
Chiếc cúp giải vô địch bóng đá châu Âu EURO 2012 được mang diễu hành ở Kiev hôm 11/5/2012.
Tiếp tục loạt bài nói về EURO 2012, một lần nữa Vũ Hoàng và Nguyễn Khanh gửi đến quý vị câu chuyện thể thao trong ngày.
Tuyển Anh nằm kèo trên Vũ Hoàng: Vũ Hoàng xin gửi lời chào đến quý thính giả và chào anh Nguyễn Khanh. Tối qua, Tây Ban Nha và Italy đã lãnh 2 chiếc vé từ kết của bảng C, và chừng 5 tiếng đồng hồ nữa, trận vòng bảng cuối cùng giữa Pháp-Thụy Điển, cùng với Anh-Ukraina sẽ diễn ra, kết thúc loạt trận vòng bảng của EURO 2012. Tình hình bảng D như thế nào, xin anh Khanh cho quý thính giả được biết.
Nguyễn Khanh: Đại để tình hình bảng D trước giờ bóng lăn như thế này: cả Anh và Pháp dù hòa cũng vẫn có thể vào vòng trong, nhưng ông chủ nhà Ukraina bắt buộc phải thắng để đi tiếp, trong khi Thụy Điển đã bị loại. Chính vì thế nên mọi chú ý đều được dồn cho trận Anh so giày với Ukraina, đặc biệt là hội tuyển Anh có Wayne Rooney ra sân đá EURO 2012 sau khi bị phạt phải ngồi ngoài 2 trận trước đó.
Cũng xin được thưa thêm là theo tôi hiểu thì dân ghiền bóng đá khắp nơi đang đặt Anh nằm kèo trên, và chỉ điều đó đã là điểm bất lợi cho ông chủ nhà Ukraina. Trong email trao đổi với nhau trước giờ bóng lăn, tôi thấy hầu hết mọi nhà báo đang tác nghiệp tại EURO 2012 đều nghĩ chuyện Anh thắng hay thủ hòa ở trận banh này là điều không khó, điều đó có nghĩa là banh chưa lăn mà Ukraina đã được dự báo trước là sẽ thua, ngay cả chuyện cầm hòa được với Anh cũng là điều không dễ làm.
Vũ Hoàng: như vậy, theo anh Khanh thì hội tuyển Ukraina phải làm gì?
Nguyễn Khanh: Ukraina phải làm gì là câu hỏi mà ông huấn luyện viên Oleh Blokhin của hội tuyển đang có trong đầu. Điểm đầu tiên là ai cũng biết ông phải đẩy mạnh thế công vì thủ hòa không đem lại ích lợi gì cả. Thế công của ông có ai? Câu trả lời là 2 trận trước đây ông có thủ quân Andryi Shevchenko, nhưng anh này đang bị thương nhẹ ở đầu gối, nếu có ra sân chắc cũng khó, chưa kể đến chuyện phong độ của một cầu thủ bị thương dù nhẹ đi chăng nữa cũng khác hẳn với phong độ của một cầu thủ lành lặn.
Trong trường hợp Schevchenko không thể ra sân, có lẽ Marko Devic sẽ được chọn để thay thế. Artem Milevskiy và Yevhen Seleznyov cũng là nhưng cầu thủ cần được chú ý tới. Nhưng quan trọng nhất, theo tôi, vẫn là bộ 3 Andriy Yarmolenko, Yevhen Konoplyanka và Nazarenko. Bất kể có hay có Shevchenko, bộ 3 này sẽ quyết định kết quả trận banh tối hôm nay. Đó là nhận xét của tôi.
Ukraina phải làm gì
Tuyển Anh nằm kèo trên Vũ Hoàng: Vũ Hoàng xin gửi lời chào đến quý thính giả và chào anh Nguyễn Khanh. Tối qua, Tây Ban Nha và Italy đã lãnh 2 chiếc vé từ kết của bảng C, và chừng 5 tiếng đồng hồ nữa, trận vòng bảng cuối cùng giữa Pháp-Thụy Điển, cùng với Anh-Ukraina sẽ diễn ra, kết thúc loạt trận vòng bảng của EURO 2012. Tình hình bảng D như thế nào, xin anh Khanh cho quý thính giả được biết.
Nguyễn Khanh: Đại để tình hình bảng D trước giờ bóng lăn như thế này: cả Anh và Pháp dù hòa cũng vẫn có thể vào vòng trong, nhưng ông chủ nhà Ukraina bắt buộc phải thắng để đi tiếp, trong khi Thụy Điển đã bị loại. Chính vì thế nên mọi chú ý đều được dồn cho trận Anh so giày với Ukraina, đặc biệt là hội tuyển Anh có Wayne Rooney ra sân đá EURO 2012 sau khi bị phạt phải ngồi ngoài 2 trận trước đó.
Cũng xin được thưa thêm là theo tôi hiểu thì dân ghiền bóng đá khắp nơi đang đặt Anh nằm kèo trên, và chỉ điều đó đã là điểm bất lợi cho ông chủ nhà Ukraina. Trong email trao đổi với nhau trước giờ bóng lăn, tôi thấy hầu hết mọi nhà báo đang tác nghiệp tại EURO 2012 đều nghĩ chuyện Anh thắng hay thủ hòa ở trận banh này là điều không khó, điều đó có nghĩa là banh chưa lăn mà Ukraina đã được dự báo trước là sẽ thua, ngay cả chuyện cầm hòa được với Anh cũng là điều không dễ làm.
Vũ Hoàng: như vậy, theo anh Khanh thì hội tuyển Ukraina phải làm gì?
Nguyễn Khanh: Ukraina phải làm gì là câu hỏi mà ông huấn luyện viên Oleh Blokhin của hội tuyển đang có trong đầu. Điểm đầu tiên là ai cũng biết ông phải đẩy mạnh thế công vì thủ hòa không đem lại ích lợi gì cả. Thế công của ông có ai? Câu trả lời là 2 trận trước đây ông có thủ quân Andryi Shevchenko, nhưng anh này đang bị thương nhẹ ở đầu gối, nếu có ra sân chắc cũng khó, chưa kể đến chuyện phong độ của một cầu thủ bị thương dù nhẹ đi chăng nữa cũng khác hẳn với phong độ của một cầu thủ lành lặn.
Trong trường hợp Schevchenko không thể ra sân, có lẽ Marko Devic sẽ được chọn để thay thế. Artem Milevskiy và Yevhen Seleznyov cũng là nhưng cầu thủ cần được chú ý tới. Nhưng quan trọng nhất, theo tôi, vẫn là bộ 3 Andriy Yarmolenko, Yevhen Konoplyanka và Nazarenko. Bất kể có hay có Shevchenko, bộ 3 này sẽ quyết định kết quả trận banh tối hôm nay. Đó là nhận xét của tôi.
Ukraina phải làm gì
Các cầu thủ tuyển Ukraina trong buổi tập luyện hôm 18/6/2012. AFP photo
Vũ Hoàng: Vũ Hoàng đồng ý với những gì anh Khanh mới đưa ra, nhưng phải thú thật là Vũ Hoàng thấy sức ép chưa hẳn chỉ nằm trên sân của Ukraina mà còn cả trên sân của hội tuyển Anh Quốc. Vũ Hoàng nhớ hôm qua ông huấn luyện viên Blokhin của Ukraina có nói ví von là chẳng ai nghĩ hội tuyển do ông dìu dắt sẽ đi xa, nhưng mọi người đang chờ đợi thầy trò ông Roy Hogson dẫn dắt nhau lên mặt trăng, ý muốn nói là chưa ra sân hội tuyển Anh đã bị sức ép phải thắng và sức ép đó rất mạnh.
Nếu Vũ Hoàng không nhầm thì chính ông Hogson có bảo là sau khi thắng Thụy Điển 3-2, mọi người đều nghĩ năm nay hội tuyển Anh có nhiều khả năng sẽ chạm tay vào chiếc cúp vô địch EURO, và đó là một sức ép khác nữa cho dàn cầu thủ và dàn huấn luyện viên của Anh Quốc.
Vũ Hoàng thấy như thế này: các cầu thủ Ukraina phải ra sân trong tư thế thật thoải mái như trận đầu khi họ gặp Thụy Điển, tránh những sơ hở đã phạm phải trong trận thứ nhì gặp Pháp. Vũ Hoàng biết rất khó cho Ukraina thắng Anh nhưng anh cũng đừng quên là mới vài ngày trước đây, có ai nghĩ là Hy Lạp thắng Liên Bang Nga đâu. Ukrain cũng đã từng thắng Anh 1-0 ở vòng loại World Cup 2010.
Nguyễn Khanh: Không có gì sai ở những điều bạn Vũ Hoàng vừa nói cả, nhưng thú thật, tôi tin chuyện Hy Lạp loại Nga khỏi vòng bảng EURO 2012 là điều có thể xảy ra, nhưng nếu bảo vì đã xảy ra với Hy Lạp thì cũng xảy ra với Ukraina thì tôi thấy khó tin quá. Lực lượng cầu thủ của hội tuyển Anh rất mạnh, Rooney và Theo Walcott đều có mặt, họ còn thừa Carroll hay Welbeck. Thú thật, hội tuyển khác chỉ mong có đủ cầu thủ, riêng hội tuyển lại lại ngược lại. Chính vì thế mà tôi lo cho ông chủ nhà Ukraina.
Vũ Hoàng: Còn trận giữa Pháp và Thụy Điển thì sao? Anh Khanh nghĩ như thế nào?
Nguyễn Khanh: Tôi chọn Les Blues. Sau trận hòa 1-1 với Anh, tôi thấy một hội tuyển Pháp hoàn toàn khác trong trận thắng Ukraina 2-0, và tôi tin đấu pháp của họ sẽ không thay đổi trong trận gặp Thụy Điển tối nay. Đi banh nhanh, mở tỷ số trước là những gì mọi người đang chờ đợi ở dàn cầu thủ của ông Laurent Blanc.
Tôi nghĩ là Pháp sẽ đi tiếp vào tứ kết, cho dù sẽ có một số thay đổi về cầu thủ. Đến giờ vẫn chưa rõ Yohan Cabaye có ra sân hay không, cả 3 anh Mathieu Debuchy, Philippe Mexès và Jérémy Ménez đều lãnh một thẻ vàng, phải rất cẩn thận, vì sự vắng mặt của họ sẽ gây trở ngại cho hội tuyển Pháp ở tứ kết.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn anh Nguyễn Khanh. Hẹn gặp lại anh ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Vũ Hoàng. Cám ơn quý thính giả
Nếu Vũ Hoàng không nhầm thì chính ông Hogson có bảo là sau khi thắng Thụy Điển 3-2, mọi người đều nghĩ năm nay hội tuyển Anh có nhiều khả năng sẽ chạm tay vào chiếc cúp vô địch EURO, và đó là một sức ép khác nữa cho dàn cầu thủ và dàn huấn luyện viên của Anh Quốc.
Vũ Hoàng thấy như thế này: các cầu thủ Ukraina phải ra sân trong tư thế thật thoải mái như trận đầu khi họ gặp Thụy Điển, tránh những sơ hở đã phạm phải trong trận thứ nhì gặp Pháp. Vũ Hoàng biết rất khó cho Ukraina thắng Anh nhưng anh cũng đừng quên là mới vài ngày trước đây, có ai nghĩ là Hy Lạp thắng Liên Bang Nga đâu. Ukrain cũng đã từng thắng Anh 1-0 ở vòng loại World Cup 2010.
Nguyễn Khanh: Không có gì sai ở những điều bạn Vũ Hoàng vừa nói cả, nhưng thú thật, tôi tin chuyện Hy Lạp loại Nga khỏi vòng bảng EURO 2012 là điều có thể xảy ra, nhưng nếu bảo vì đã xảy ra với Hy Lạp thì cũng xảy ra với Ukraina thì tôi thấy khó tin quá. Lực lượng cầu thủ của hội tuyển Anh rất mạnh, Rooney và Theo Walcott đều có mặt, họ còn thừa Carroll hay Welbeck. Thú thật, hội tuyển khác chỉ mong có đủ cầu thủ, riêng hội tuyển lại lại ngược lại. Chính vì thế mà tôi lo cho ông chủ nhà Ukraina.
Vũ Hoàng: Còn trận giữa Pháp và Thụy Điển thì sao? Anh Khanh nghĩ như thế nào?
Nguyễn Khanh: Tôi chọn Les Blues. Sau trận hòa 1-1 với Anh, tôi thấy một hội tuyển Pháp hoàn toàn khác trong trận thắng Ukraina 2-0, và tôi tin đấu pháp của họ sẽ không thay đổi trong trận gặp Thụy Điển tối nay. Đi banh nhanh, mở tỷ số trước là những gì mọi người đang chờ đợi ở dàn cầu thủ của ông Laurent Blanc.
Tôi nghĩ là Pháp sẽ đi tiếp vào tứ kết, cho dù sẽ có một số thay đổi về cầu thủ. Đến giờ vẫn chưa rõ Yohan Cabaye có ra sân hay không, cả 3 anh Mathieu Debuchy, Philippe Mexès và Jérémy Ménez đều lãnh một thẻ vàng, phải rất cẩn thận, vì sự vắng mặt của họ sẽ gây trở ngại cho hội tuyển Pháp ở tứ kết.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn anh Nguyễn Khanh. Hẹn gặp lại anh ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Vũ Hoàng. Cám ơn quý thính giả
EURO 2012: Những diễn biến bảng C
Nguyễn Khanh viết từ Ukraina
2012-06-18
Nguyễn Khanh viết từ Ukraina
2012-06-18
Hôm qua hai hội tuyển Đức và Bồ Đào Nha đã lãnh vé vào tứ kết EURO 2012, và vài giờ đồng hồ nữa 4 hội của bảng C cũng ra sân đá trận vòng bảng cuối cùng.
AFP photo
Cổ động viên đội tuyển bóng đá quốc gia Đức ăn mừng sau chiến thắng trước Đan Mạch 2-1 hôm 17/6/2012.
Cổ động viên đội tuyển bóng đá quốc gia Đức ăn mừng sau chiến thắng trước Đan Mạch 2-1 hôm 17/6/2012.
Sau khi chứng kiến các cuộc tranh tài sôi nổi của Bảng B, hôm nay chúng tôi đang trên đường đến thành phố Gdansk để chứng kiến các trận đấu cuối cùng của Bảng C.
Có thể nói là kết quả cả 2 trận banh mới kết thúc tối hôm qua ở sân Ukraine đều là những kết quả đã được dự đoán trước. Hôm thứ Bảy mọi người còn ngạc nhiên khi thấy Liên Bang Nga và ông chủ nhà bị loại, nhưng tối Chủ Nhật thì chuyện Đức hạ Đan Mạch và Bồ Đào Nhà thắng Hòa Lan đều là những điều mọi người đã nghĩ sẽ xảy ra từ trước khi bóng lăn.
Với thành công này Đức là hội đầu tiên thắng cả 3 trận ở EURO 2012, và tức khắc các sòng cá độ Châu Âu chọn Đức là quốc gia đứng đầu danh sách những hội tuyển sẽ đoạt giải năm nay.
Về phần các nhân, tôi không ngạc nhiên khi thấy Đức đứng đầu bảng B. Ngay sau khi họ thắng Bồ Đào Nha 1-0 ở trận đầu, tôi đã nói với bạn bè là rõ ràng Đức là một hội tuyển quá mạnh, ít nhất đến giờ này chưa thấy hội nào có thể hơn được họ. Và họ đã chứng tỏ sức mạnh trong cả 3 trận vòng bảng.
Ngoài chuyện liên quan đến đội tuyển Đức, tôi còn có 2 điều muốn trình bày thêm về các trận banh kết thúc tối hôm qua. Điều thứ nhất là sau Thụy Điển, bây giờ đến phiên Đan Mạch phải chia tay với Giải, và như thế là không có hội bóng nào đại diện cho làng banh Bắc Âu ở tứ kết. Điểm thứ nhì là phải chúc mừng những người ái mộ cầu thủ Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha.
Ở 2 trận đầu anh có rất nhiều cơ hội ghi bàn thắng nhưng không tung được lưới đối phương, phải đợi cho đến trận banh quyết định anh mới làm nên sự nghiệp, đá lọt lưới Hòa Lan 2 quả, và tí xíu nữa là làm “hat-trick”. Cũng phải kể thêm với bạn Vũ Hoàng và quý thính giả là ai ai cũng mê đôi chân thật dẻo của Ronaldo khi anh dẫn banh, trông chẳng khác gì anh ta khiêu vũ trên sân cỏ.
Rõ ràng là Ronaldo đã khiêu vũ trên sân cỏ. Đôi chân của anh ta quá dẻo. Nhưng bên cạnh tài nghệ của Ronaldo, chuyện đội tuyển Hòa Lan đá 3 trận thua cả 3 được cho là một bất ngờ lớn của Euro 2012.
Hai năm trước đây với Klaas-Jan Huntelaar, Robin van Persie, Arjen Robben và Wesley Sneijder, họ vào đến chung kết World Cup Nam Phi, nhưng cũng những cầu thủ siêu sao này lại không giữ Hòa Lan ở lại với EURO 2012. Câu hỏi lớn nhất hôm nay cho hội tuyển Hòa Lan là tương lai của ông huấn luyện viên Bert van Marwijk sẽ ra sao? Ông ta sẽ đi hay vẫn ở lại để dẫn hội tuyển?
Và nếu Bert van Marwijk quyết định chia tay đội tuyển Hà Lan thì vòng bảng EURO chưa xong đã có tới 2 ông huấn luyện viên phải ra đi. Người đầu tiên là ông Franciszek Smuda của chủ nhà Ba Lan, người thứ nhì là ông sếp Marwijk của Hòa Lan.
Trở lại với 2 trận tối hôm nay gồm Tây Ban Nha gặp Croatia, Italy gặp Cộng Hòa Ireland, nhận xét đầu tiên của tôi là Tây Ban Nha may mắn nhất vì chỉ cần hòa đã đủ để vào tứ kết, trong khi cả Croatia lẫn Italy đều phải thắng và chờ xem kết quả trận bên kia như thế nào. Cộng Hòa Ireland đã bị loại, nhưng đừng vội nghĩ họ sẽ nhường sân cho hội tuyển Ý.
Ngay chính ông huấn luyện viên Cesare Prandelli của hội tuyển Ý cũng nói điều đó, khi bảo rằng ông biết Ireland sẽ ra sân đấu trận vòng bảng cuối cùng “cho thể diện quốc gia”, do đó, các cầu thủ của Ireland sẽ tung hết sức để bảo vệ mầu cờ sắc áo của họ. Điều đó phải được hiểu là Ireland có thể gây bất ngờ trong trận gặp Ý tối nay, và anh Vũ Hoàng cũng như quý thính giả đều rõ bất ngờ cũng là điều thường xảy ra trên sân cỏ, đặc biệt là trên sân EURO 2012.
Về thành phần ra sân của đội tuyển Ý, có một điểm nhỏ đáng lưu ý đó là tiền đạo Mario Balotelli bị thương đầu gối có thể không ra sân, nhưng Andrea Barzagli sẽ trở lại để tăng cường hàng hậu vệ.
Trong trận đấu còn lại của ngày hôm nay, Tây Ban Nha là đương kim vô địch cả EURO lẫn World Cup, không ai dám xem thường đội quân của ông Vincente del Bosque, nhưng anh nên nhớ Croatia cũng là một hội banh tầm cỡ của làng bóng Châu Âu. Bốn năm trước đây họ đã vào đến tứ kết, và cả ông huấn luyện viên Slaven Bilic lẫn các cầu thủ thấy không có lý do gì để họ phải chia tay với vòng bảng. Trước khi gặp Tây Ban Nha, họ đã cầm chân Ý 1-1 và thắng Ireland 3-1.
Dự đoán của tôi là Tây Ban Nha và Croatia sẽ đoạt vé của Bảng C để đi tiếp vào tứ kết
Có thể nói là kết quả cả 2 trận banh mới kết thúc tối hôm qua ở sân Ukraine đều là những kết quả đã được dự đoán trước. Hôm thứ Bảy mọi người còn ngạc nhiên khi thấy Liên Bang Nga và ông chủ nhà bị loại, nhưng tối Chủ Nhật thì chuyện Đức hạ Đan Mạch và Bồ Đào Nhà thắng Hòa Lan đều là những điều mọi người đã nghĩ sẽ xảy ra từ trước khi bóng lăn.
Với thành công này Đức là hội đầu tiên thắng cả 3 trận ở EURO 2012, và tức khắc các sòng cá độ Châu Âu chọn Đức là quốc gia đứng đầu danh sách những hội tuyển sẽ đoạt giải năm nay.
Về phần các nhân, tôi không ngạc nhiên khi thấy Đức đứng đầu bảng B. Ngay sau khi họ thắng Bồ Đào Nha 1-0 ở trận đầu, tôi đã nói với bạn bè là rõ ràng Đức là một hội tuyển quá mạnh, ít nhất đến giờ này chưa thấy hội nào có thể hơn được họ. Và họ đã chứng tỏ sức mạnh trong cả 3 trận vòng bảng.
Ngoài chuyện liên quan đến đội tuyển Đức, tôi còn có 2 điều muốn trình bày thêm về các trận banh kết thúc tối hôm qua. Điều thứ nhất là sau Thụy Điển, bây giờ đến phiên Đan Mạch phải chia tay với Giải, và như thế là không có hội bóng nào đại diện cho làng banh Bắc Âu ở tứ kết. Điểm thứ nhì là phải chúc mừng những người ái mộ cầu thủ Cristiano Ronaldo của Bồ Đào Nha.
Ở 2 trận đầu anh có rất nhiều cơ hội ghi bàn thắng nhưng không tung được lưới đối phương, phải đợi cho đến trận banh quyết định anh mới làm nên sự nghiệp, đá lọt lưới Hòa Lan 2 quả, và tí xíu nữa là làm “hat-trick”. Cũng phải kể thêm với bạn Vũ Hoàng và quý thính giả là ai ai cũng mê đôi chân thật dẻo của Ronaldo khi anh dẫn banh, trông chẳng khác gì anh ta khiêu vũ trên sân cỏ.
Rõ ràng là Ronaldo đã khiêu vũ trên sân cỏ. Đôi chân của anh ta quá dẻo. Nhưng bên cạnh tài nghệ của Ronaldo, chuyện đội tuyển Hòa Lan đá 3 trận thua cả 3 được cho là một bất ngờ lớn của Euro 2012.
Hai năm trước đây với Klaas-Jan Huntelaar, Robin van Persie, Arjen Robben và Wesley Sneijder, họ vào đến chung kết World Cup Nam Phi, nhưng cũng những cầu thủ siêu sao này lại không giữ Hòa Lan ở lại với EURO 2012. Câu hỏi lớn nhất hôm nay cho hội tuyển Hòa Lan là tương lai của ông huấn luyện viên Bert van Marwijk sẽ ra sao? Ông ta sẽ đi hay vẫn ở lại để dẫn hội tuyển?
Và nếu Bert van Marwijk quyết định chia tay đội tuyển Hà Lan thì vòng bảng EURO chưa xong đã có tới 2 ông huấn luyện viên phải ra đi. Người đầu tiên là ông Franciszek Smuda của chủ nhà Ba Lan, người thứ nhì là ông sếp Marwijk của Hòa Lan.
Trở lại với 2 trận tối hôm nay gồm Tây Ban Nha gặp Croatia, Italy gặp Cộng Hòa Ireland, nhận xét đầu tiên của tôi là Tây Ban Nha may mắn nhất vì chỉ cần hòa đã đủ để vào tứ kết, trong khi cả Croatia lẫn Italy đều phải thắng và chờ xem kết quả trận bên kia như thế nào. Cộng Hòa Ireland đã bị loại, nhưng đừng vội nghĩ họ sẽ nhường sân cho hội tuyển Ý.
Ngay chính ông huấn luyện viên Cesare Prandelli của hội tuyển Ý cũng nói điều đó, khi bảo rằng ông biết Ireland sẽ ra sân đấu trận vòng bảng cuối cùng “cho thể diện quốc gia”, do đó, các cầu thủ của Ireland sẽ tung hết sức để bảo vệ mầu cờ sắc áo của họ. Điều đó phải được hiểu là Ireland có thể gây bất ngờ trong trận gặp Ý tối nay, và anh Vũ Hoàng cũng như quý thính giả đều rõ bất ngờ cũng là điều thường xảy ra trên sân cỏ, đặc biệt là trên sân EURO 2012.
Về thành phần ra sân của đội tuyển Ý, có một điểm nhỏ đáng lưu ý đó là tiền đạo Mario Balotelli bị thương đầu gối có thể không ra sân, nhưng Andrea Barzagli sẽ trở lại để tăng cường hàng hậu vệ.
Trong trận đấu còn lại của ngày hôm nay, Tây Ban Nha là đương kim vô địch cả EURO lẫn World Cup, không ai dám xem thường đội quân của ông Vincente del Bosque, nhưng anh nên nhớ Croatia cũng là một hội banh tầm cỡ của làng bóng Châu Âu. Bốn năm trước đây họ đã vào đến tứ kết, và cả ông huấn luyện viên Slaven Bilic lẫn các cầu thủ thấy không có lý do gì để họ phải chia tay với vòng bảng. Trước khi gặp Tây Ban Nha, họ đã cầm chân Ý 1-1 và thắng Ireland 3-1.
Dự đoán của tôi là Tây Ban Nha và Croatia sẽ đoạt vé của Bảng C để đi tiếp vào tứ kết
EURO 2012 - 2 trận cuối của Bảng B
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-17
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-17
Hôm nay là ngày 4 hội bảng B của EURO 2012 ra sân tranh tài, và mọi người đang chờ đợi xem 2 hội tuyển nào sẽ lấy vé đi tiếp ở tứ kết
AFP photo/Gabriel Bouys
Tiền vệ Giorgos Karagounis (giữa) và ĐT Hy Lạp vui mừng sau khi thắng
ĐT Nga 1-0 ngày 16 tháng sáu 2012 tại sân vận động quốc gia ở Warsaw, Ba Lan.
Tiền vệ Giorgos Karagounis (giữa) và ĐT Hy Lạp vui mừng sau khi thắng
ĐT Nga 1-0 ngày 16 tháng sáu 2012 tại sân vận động quốc gia ở Warsaw, Ba Lan.
Vũ Hoàng và Nguyễn Khanh của Đài chúng tôi xin gửi đến quý thính giả những điểm đáng chú ý cho 2 trận banh sẽ bắt đầu trong vòng 5 tiếng đồng hồ nữa ở sân Ukraina.
Bất ngờ với Hy Lạp và Tiệp Vũ Hoàng: Xin mời Anh Nguyễn Khanh.
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Vũ Hoàng và một lần nữa từ EURO 2012 tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả và các bạn. Trước khi nói chuyện hôm nay, có lẽ xin bạn Vũ Hoàng cho tôi ít phút đồng hồ để nói chuyện ngày hôm qua, về những gì đã xảy ra với bảng A.
Có thể nói không sai là hầu như tất cả mọi dự đoán được dân ghiền bóng đá thế giới đưa ra cho 2 trận của bảng A đều sai. Trước khi bóng lăn, hầu như mọi người đều nghĩ Nga sẽ hiên ngang bước vào tứ kết, và trận Ba Lan-Cộng Hòa Tiệp phần thắng sẽ nghiêng về phía chủ nhà.
Lý do rất dễ hiểu: cả 2 hội tuyển Ba Lan lẫn Tiệp đều không phải là những hội tuyển giỏi, nhưng Ba Lan có lợi thế sân nhà, khán giả nhà, khả năng đi tiếp vào tứ kết là khả năng khá cao. Về trận Liên Bang Nga gặp Hy Lạp, banh chưa lăn đã thấy đoàn quân Nga hùng dũng tiến bước trong vị thế của hội mạnh nhất bảng, hy vọng thành công của Hy Lạp là hy vọng thật mong manh.
Chọn Ba Lan và chọn Nga tối hôm qua là điều được đại đa số khán giả thể thao thế giới ủng hộ, nhưng những gì xảy ra trên sân lại không giống với những dự đoán của con người. Ở Trận Ba Lan gặp Tiệp, đoàn quân chủ nhà gây sức ép từ phút đầu tiên cho tới phút thứ 45 của hiệp một nhưng không ghi được bàn thắng nào cả, vào hiệp hai Tiệp bắt đầu vùng lên trong lúc đội quân Ba Lan yếu sức dần, bắt đầu đá rời rạc và chậm hơn trước. Ngay lúc đó, chính người dân Ba Lan cũng âu lo cho số phận của hội tuyển mà họ đặt hết tin tưởng, và bàn thắng do tiền đạo Tiệp Jiracek ghi được ở pha lập công duy nhất đã phá vỡ tất cả hy vọng của người dân Ba Lan. Chiến thắng này có nghĩa là Tiệp sẽ vào tứ kết, chủ nhà Ba Lan bị loại.
Nhưng có lẽ chính các cầu thủ và cổ động viên Tiệp cũng không ngờ họ vào vòng kế tiếp với cương vị đầu bảng, vì chỉ ít giây đồng hồ sau đó trận Nga-Hy Lạp cũng kết thúc với kết quả thật bất ngờ: hội tuyển Hy Lạp mà mọi người ai cũng nói là kém nhất lại thắng Nga, hội banh được cả thế giới công nhận là hội mạnh nhất bảng. Với chiến thắng này, Hy Lạp giành được chiếc vé còn lại để vào tứ kết, và Nga cùng với Ba Lan, Cộng Hòa Ireland và Thụy Điển là những nước phải chia tay với EURO 2012.
Chia tay Hà Lan và Đan Mạch? Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh cho câu chuyện nhắc lại những gì xảy ra ở sân bảng A tối hôm qua. Vũ Hoàng xin góp lời cùng anh để thưa thêm cùng quý thính giả là Ba Lan từng 2 lần đứng hạng 3 World Cup nhưng đến giờ vẫn chưa hề qua được vòng bảng của EURO. Với trận Nga-Hy Lạp thì dù 2 bên bằng điểm với nhau, Nga lại trội hơn với số bàn thắng ghi được trong cả 3 trận vòng bảng, nhưng cuối cùng thì Nga vẫn phải chia tay với Giải chỉ vì luật thua đối đầu trực tiếp mà UEFA áp dụng từ năm 1996 cho đến giờ.
Lúc nãy Vũ Hoàng có thưa cùng quý thính giả là tối hôm nay ở sân Ukraina, các hội tuyển của bảng B gặp nhau đá trận cuối cùng và khi tiếng còi của trọng tài thổi kết thúc trận đấu vang lên, chúng ta sẽ biết được 2 hội có vé tứ kết. Đức sẽ gặp Đan Mạch, Hà Lan gặp Bồ Đào Nha trong 2 trận đá cùng giờ. Nhận xét của anh Nguyễn Khanh về 2 trận banh này như thế nào?
Nguyễn Khanh: Nếu chỉ nói về thứ hạng thì rõ ràng Đức là hội mạnh nhất của bảng, kế đến là Bồ Đào Nha, đứng thứ 3 là Đan Mạch và cuối bảng là chỗ của Hà Lan, hội tuyển mới 2 năm trước đây vào đến chung kết World Cup ở Nam Phi, nhưng lại thua cả 2 trận đầu ở EURO 2012.
Tôi thấy các bạn đồng nghiệp ở đây có vẻ chú ý nhiều đến trận Đức và Đan Mạch, lý do là vì năm 1992 Đan Mạch đã khiến thế giới bóng đá phải sửng sốt khi họ thắng Đức 2-0 để đoạt vô địch EURO và mãi 20 năm sau đó, hai hội tuyển mới gặp lại nhau, nhưng lần này ở vòng bảng của EURO.
Đức mạnh hơn Đan Mạch, đó là nhận xét của tôi, và tình hình tối nay cũng đang có lợi hơn cho Đức vì Đan Mạch mất Dennis Rommedahl, Niki Zimling bị thương nhẹ chưa chắc đã ra sân. Bên Đức thì không có Boeteng, bắt buộc đội hình phải thay đổi. Hầu như chắc chắn Howedes sẽ phải về tăng cường cho dàn hậu vệ, và vai trò của thủ quân Phillipp Lahm trở nên quan trọng hơn lẫn mệt nhọc hơn. Nhưng để bù lại, Đức có nhiều chân sút trong khi Đan Mạch ngoài Bendtner ra, tôi thấy họ không có người làm bàn.
Vũ Hoàng: Trận Bồ Đào Nha và Hà Lan, anh nghĩ thế nào?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ thế nào? Điều đầu tiên là không mình tôi mà cả thế giới đều thất vọng với Hà Lan. Một anh bạn mê bóng đá mà tôi gặp nói câu rất hay, anh bảo Hà Lan đá cứ như thắng dở hơi, tự đẩy mình vào chỗ chết. Sự thật thì Hà Lan chưa chết, nhưng tối nay phải thắng Bồ Đào Nha ít nhất 2 quả và Đức phải thắng Đan Mạch thì mới đi tiếp, nhưng chuyện này quả là quá khó cho hội tuyển Hà Lan mà chúng ta đã thấy trong tuần lễ vừa qua.
Vũ Hoàng: Theo anh thì tại sao chúng ta lại thấy một đội tuyển Hà Lan kỳ lạ đến thế?
Nguyễn Khanh: Tôi thấy họ tranh tài khá rời rạc, không có sự nhịp nhàng, gắn bó như ở Nam Phi năm 2010. Tôi cũng thấy họ có lối đá ích kỷ, anh nào cũng muốn giữ chặt banh ở chân mình, anh nào cũng muốn làm vua sân cỏ, không muốn chuyền banh cho đồng đội để mở tỷ số. Đã đến lúc họ phải bảo nhau là chúng ta đang ở chỗ gần như tuyệt vọng, chỉ có đoàn kết toàn đội mới cứu chúng ta thôi.
Vũ Hoàng: Dự đoán của anh cho 2 trận cuối cùng của bảng B? Vũ Hoàng có thể đoán là anh sẽ chọn Đức và Bồ Đào Nha?
Nguyễn Khanh: Vâng, Đức và Bồ Đào Nha đi tiếp, tối nay chúng ta sẽ chia tay với Hà Lan và Đan Mạch.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn anh Nguyễn Khanh, hẹn gặp lại anh cũng giờ này ngày mai.
Bất ngờ với Hy Lạp và Tiệp Vũ Hoàng: Xin mời Anh Nguyễn Khanh.
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Vũ Hoàng và một lần nữa từ EURO 2012 tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả và các bạn. Trước khi nói chuyện hôm nay, có lẽ xin bạn Vũ Hoàng cho tôi ít phút đồng hồ để nói chuyện ngày hôm qua, về những gì đã xảy ra với bảng A.
Có thể nói không sai là hầu như tất cả mọi dự đoán được dân ghiền bóng đá thế giới đưa ra cho 2 trận của bảng A đều sai. Trước khi bóng lăn, hầu như mọi người đều nghĩ Nga sẽ hiên ngang bước vào tứ kết, và trận Ba Lan-Cộng Hòa Tiệp phần thắng sẽ nghiêng về phía chủ nhà.
Lý do rất dễ hiểu: cả 2 hội tuyển Ba Lan lẫn Tiệp đều không phải là những hội tuyển giỏi, nhưng Ba Lan có lợi thế sân nhà, khán giả nhà, khả năng đi tiếp vào tứ kết là khả năng khá cao. Về trận Liên Bang Nga gặp Hy Lạp, banh chưa lăn đã thấy đoàn quân Nga hùng dũng tiến bước trong vị thế của hội mạnh nhất bảng, hy vọng thành công của Hy Lạp là hy vọng thật mong manh.
Chọn Ba Lan và chọn Nga tối hôm qua là điều được đại đa số khán giả thể thao thế giới ủng hộ, nhưng những gì xảy ra trên sân lại không giống với những dự đoán của con người. Ở Trận Ba Lan gặp Tiệp, đoàn quân chủ nhà gây sức ép từ phút đầu tiên cho tới phút thứ 45 của hiệp một nhưng không ghi được bàn thắng nào cả, vào hiệp hai Tiệp bắt đầu vùng lên trong lúc đội quân Ba Lan yếu sức dần, bắt đầu đá rời rạc và chậm hơn trước. Ngay lúc đó, chính người dân Ba Lan cũng âu lo cho số phận của hội tuyển mà họ đặt hết tin tưởng, và bàn thắng do tiền đạo Tiệp Jiracek ghi được ở pha lập công duy nhất đã phá vỡ tất cả hy vọng của người dân Ba Lan. Chiến thắng này có nghĩa là Tiệp sẽ vào tứ kết, chủ nhà Ba Lan bị loại.
Nhưng có lẽ chính các cầu thủ và cổ động viên Tiệp cũng không ngờ họ vào vòng kế tiếp với cương vị đầu bảng, vì chỉ ít giây đồng hồ sau đó trận Nga-Hy Lạp cũng kết thúc với kết quả thật bất ngờ: hội tuyển Hy Lạp mà mọi người ai cũng nói là kém nhất lại thắng Nga, hội banh được cả thế giới công nhận là hội mạnh nhất bảng. Với chiến thắng này, Hy Lạp giành được chiếc vé còn lại để vào tứ kết, và Nga cùng với Ba Lan, Cộng Hòa Ireland và Thụy Điển là những nước phải chia tay với EURO 2012.
Chia tay Hà Lan và Đan Mạch? Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh cho câu chuyện nhắc lại những gì xảy ra ở sân bảng A tối hôm qua. Vũ Hoàng xin góp lời cùng anh để thưa thêm cùng quý thính giả là Ba Lan từng 2 lần đứng hạng 3 World Cup nhưng đến giờ vẫn chưa hề qua được vòng bảng của EURO. Với trận Nga-Hy Lạp thì dù 2 bên bằng điểm với nhau, Nga lại trội hơn với số bàn thắng ghi được trong cả 3 trận vòng bảng, nhưng cuối cùng thì Nga vẫn phải chia tay với Giải chỉ vì luật thua đối đầu trực tiếp mà UEFA áp dụng từ năm 1996 cho đến giờ.
Lúc nãy Vũ Hoàng có thưa cùng quý thính giả là tối hôm nay ở sân Ukraina, các hội tuyển của bảng B gặp nhau đá trận cuối cùng và khi tiếng còi của trọng tài thổi kết thúc trận đấu vang lên, chúng ta sẽ biết được 2 hội có vé tứ kết. Đức sẽ gặp Đan Mạch, Hà Lan gặp Bồ Đào Nha trong 2 trận đá cùng giờ. Nhận xét của anh Nguyễn Khanh về 2 trận banh này như thế nào?
Nguyễn Khanh: Nếu chỉ nói về thứ hạng thì rõ ràng Đức là hội mạnh nhất của bảng, kế đến là Bồ Đào Nha, đứng thứ 3 là Đan Mạch và cuối bảng là chỗ của Hà Lan, hội tuyển mới 2 năm trước đây vào đến chung kết World Cup ở Nam Phi, nhưng lại thua cả 2 trận đầu ở EURO 2012.
Tôi thấy các bạn đồng nghiệp ở đây có vẻ chú ý nhiều đến trận Đức và Đan Mạch, lý do là vì năm 1992 Đan Mạch đã khiến thế giới bóng đá phải sửng sốt khi họ thắng Đức 2-0 để đoạt vô địch EURO và mãi 20 năm sau đó, hai hội tuyển mới gặp lại nhau, nhưng lần này ở vòng bảng của EURO.
Đức mạnh hơn Đan Mạch, đó là nhận xét của tôi, và tình hình tối nay cũng đang có lợi hơn cho Đức vì Đan Mạch mất Dennis Rommedahl, Niki Zimling bị thương nhẹ chưa chắc đã ra sân. Bên Đức thì không có Boeteng, bắt buộc đội hình phải thay đổi. Hầu như chắc chắn Howedes sẽ phải về tăng cường cho dàn hậu vệ, và vai trò của thủ quân Phillipp Lahm trở nên quan trọng hơn lẫn mệt nhọc hơn. Nhưng để bù lại, Đức có nhiều chân sút trong khi Đan Mạch ngoài Bendtner ra, tôi thấy họ không có người làm bàn.
Vũ Hoàng: Trận Bồ Đào Nha và Hà Lan, anh nghĩ thế nào?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ thế nào? Điều đầu tiên là không mình tôi mà cả thế giới đều thất vọng với Hà Lan. Một anh bạn mê bóng đá mà tôi gặp nói câu rất hay, anh bảo Hà Lan đá cứ như thắng dở hơi, tự đẩy mình vào chỗ chết. Sự thật thì Hà Lan chưa chết, nhưng tối nay phải thắng Bồ Đào Nha ít nhất 2 quả và Đức phải thắng Đan Mạch thì mới đi tiếp, nhưng chuyện này quả là quá khó cho hội tuyển Hà Lan mà chúng ta đã thấy trong tuần lễ vừa qua.
Vũ Hoàng: Theo anh thì tại sao chúng ta lại thấy một đội tuyển Hà Lan kỳ lạ đến thế?
Nguyễn Khanh: Tôi thấy họ tranh tài khá rời rạc, không có sự nhịp nhàng, gắn bó như ở Nam Phi năm 2010. Tôi cũng thấy họ có lối đá ích kỷ, anh nào cũng muốn giữ chặt banh ở chân mình, anh nào cũng muốn làm vua sân cỏ, không muốn chuyền banh cho đồng đội để mở tỷ số. Đã đến lúc họ phải bảo nhau là chúng ta đang ở chỗ gần như tuyệt vọng, chỉ có đoàn kết toàn đội mới cứu chúng ta thôi.
Vũ Hoàng: Dự đoán của anh cho 2 trận cuối cùng của bảng B? Vũ Hoàng có thể đoán là anh sẽ chọn Đức và Bồ Đào Nha?
Nguyễn Khanh: Vâng, Đức và Bồ Đào Nha đi tiếp, tối nay chúng ta sẽ chia tay với Hà Lan và Đan Mạch.
Vũ Hoàng: Xin cám ơn anh Nguyễn Khanh, hẹn gặp lại anh cũng giờ này ngày mai.
Bên lề EURO 2012:“Đá một quả không cưng?”
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-17
Câu chuyện bắt đầu vào buổi trưa thứ Bảy, khi tôi cùng một nhóm nhà báo ngồi ăn cơm chung với nhau. Trong bữa cơm, chúng tôi kể cho nhau nghe đủ mọi chuyện, từ chuyện nhà, chuyện sở cho đến chuyện sân cỏ
Photo by Nguyễn Khanh/RFA - Hình hộp giấy bao Cao Su phát cho du khách.
Sau những chuyện đàng hoàng tử tế đó là chuyện tầm phào, liên quan đến những tờ quảng cáo dịch vụ “sex” được phát cho khách đến Ba Lan xem bóng đá. Mỗi đứa góp một ý, và chính tôi là người tình nguyện bấm máy gọi số điện thoại ghi trên tờ quảng cáo đọc rất bắt mắt: SHOOT A GOAL!
“Cưng gọi em hả”, cô gái xưng tên Eva ở đầu giây điện thoại nói với giọng tiếng Anh thật nhỏ nhẹ khi vừa nhấc điện thoại trả lời tôi. Cũng với giọng nói nhẹ nghe như tiếng gió đó, cô nói tiếp “cưng đang buồn hả”, không đợi tôi trả lời, cô lại bảo “cưng đang cô đơn hả, cưng cần có em bên cạnh hả?”
Sau những câu hỏi thật ngọt ngào đó, cô mới cho tôi cơ hội để tự giới thiệu. Đại để tôi là một anh nhà báo xa nhà, được sếp đưa sang đây đưa tin EURO 2012, ở đây đã hơn chục ngày rồi và còn ở lại đây ít nhất 2 tuần nữa. Nghe đến đây, cô Eva mà tôi chưa gặp mặt bảo ngay “ồ em biết rồi, cưng xem đá banh mãi cũng chán” và cô “sút” cú sút quan trọng nhất: “thế cưng có muốn đá một quả không?”
Không biết những ngày trước EURO 2012 như thế nào, nhưng từ ngày du khách các nước bắt đầu đổ về đây, dường như dịch vụ “sex” nở rộ hơn trước qua những tờ quảng cáo được phát đầy dẫy trên đường phố thủ đô Warsaw, tương tự như những tờ quảng cáo “dịch vụ vui vẻ” được phát vào buổi tối ở các thành phố lớn ở Hoa Kỳ như tại Las Vegas và New York. Cũng phải nói thêm là những dịch vụ này hầu như nơi nào cũng có, ở thủ đô Paris của nước Pháp có cả những tấm bảng quảng cáo thật to dán trên đường phố, ở bên Đức thì từ nửa đêm lại quảng cáo ngay trên truyền hình.
Có 2 điều khác biệt giữa những tờ quảng cáo kiểu này ở bên Mỹ và tại Ba Lan.
Bên Mỹ các cô hãnh diện khoe thân thể nóng bóng và khoe cả khuôn mặt, bên này thân hình thì có khoe “chút chút” nhưng khuôn mặt lại che dấu hoàn toàn; điều thứ nhì là bên Mỹ ngay những chỗ “cần phải dấu” cũng được “bày hàng” nhưng bên này thì không, những chỗ nào “kín đáo” thì các cô nhất định không khoe, chỉ “bày hàng” cho những ai đồng ý trả tiền. Thỉnh thoảng mới nhìn thấy một tờ quảng cáo rất táo bạo và rất… thể thao vì không khí EURO đang tràn lan mọi đường phố, chẳng hạn như in hình một cô không có tí vải trên người, tay cầm 2 quả banh che ngực và ở giữa đùi… kẹp quả banh thứ ba, trông rất “nóng” dù… banh chưa lăn!
Mặc dù là quốc gia tới 90% người dân theo đạo Công Giáo, nhưng chính phủ Ba Lan lại cho phép hoạt động mãi dâm, quy định rõ ràng các cô “phải đóng thuế hành nghề cho nhà nước và phải khám bệnh thường kỳ”. Không rõ số tiền các cô đóng góp vào quỹ nhà nước mỗi năm là bao nhiêu, nhưng “riêng cái chuyện phải khám bệnh thường kỳ thì tôi nghi lắm”, nhà báo Nga Pavel Sinyukov góp chuyện. “Mấy bạn tưởng bọn vi rút HIV chúng nó đợi tới ngày các cô này đi khám bệnh mới lộ diện hay sao?”
Trên đường phố Vacsava... RFA photo.Cánh báo của anh bạn đến từ Moscow chỉ là điều được nhắc lại. Trước ngày các nhà báo rời quốc gia của họ để sang tác nghiệp tại Ba Lan và Ukraine, tất cả đã được gia đình, bạn bè và ngay cả UEFA nhắc nhở phải thật cẩn thận kẻo không mang họa vào thân.
Các bài báo được phổ biến nói về tệ trạng mại dâm ở 2 nước chủ nhà đều mang nội dung đáng sợ: chẳng hạn như tại Ukraine tới gần phân nửa các cô gái ăn sương bị nhiễm HIV/AIDS -tới mức mấy anh em nhà báo chúng tôi nói đùa với nhau là ở Kiev và những thành phố phụ cận “vi rút… chạy đầy đường”, hay tại Ba Lan, một bản thống kê do tổ chức bài trừ tệ trạng mại dâm quốc tế VICE thực hiện hồi năm ngoái nói ở ngoài bìa thủ đô Warsaw có cả một khu rừng toàn các cô đứng đón khách, nhưng “cứ 10 cô gái đứng đường vẫy khách thì có 3 cô bị nhiễm căn bệnh của thế kỷ”.
Theo anh bạn Grzegorz, đại đa số gái mãi dâm hoạt động ở Ba Lan “không phải là gái Ba Lan” mà là gái đến từ những nước Đông Âu khác, trong đó đến từ Nga, Ukraine và Belarus chiếm phần lớn. Anh bạn Ba Lan này kể lại cách đây chẳng bao lâu, đài truyền hình Ba Lan có làm một loạt phóng sự về những cô gái này, qua đó cho thấy “bọn đầu nậu tổ chức hẳn một đường dây đưa gái từ những nước khác vào Ba Lan, sau đó di chuyển các cô từ thành phố này sang thành phố khác”.
Vẫn theo anh, số gái Ba Lan làm ăn ở “quê nhà” rất ít, một phần vì xã hội vẫn khá khép kín, phần khác gái mãi dâm Ba Lan tự cho mình là xinh đẹp hơn và cao giá hơn, thành ra “họ sang các nước bên Tây Âu hay đi hẳn sang Mỹ làm việc cho những đường dây gái gọi cao cấp”.
Chuyện đang nổ như bắp rang thì cô Maria Jena của Bồ Đào Nha chen vào, bảo mọi người đừng quên ngay trong tập thông báo dành cho giới truyền thông, các ông bà điều hành UEFA đã để sẵn một chiếc hộp giấy nhỏ trông rất lịch sự bên ngoài in hàng chữ thật đậm “play safe”, bên trong là chiếc “áo mưa”, ý muốn nhắc khéo mọi người “nếu có vui xuân cũng đừng quên địch quân đang đợi”. Địch quân đây chính là bọn vi-rút HIV/AIDS, bất kể “người mà các anh liên hệ là bọn gái gọi cấp cao hay cấp thấp”.
Không chịu dừng ở đó, cô bạn nhà báo của chúng tôi còn bảo “cánh đàn ông các anh khi đi săn tin thể thao thì ai nấy đều mơ làm cầu thủ, anh nào cũng mong đứng bên cạnh Cristiano Ronaldo đá những đường banh làm rung chuyển sân vận động. Tôi biết chẳng ông nào có cơ hội đó cả, nhưng tôi cũng không muốn thấy cảnh các ông nằm chờ chết ở nhà thương chỉ vì nghe lời rủ rê ‘đá một quả’ của mấy con nhỏ loại này”.
“Cưng gọi em hả”, cô gái xưng tên Eva ở đầu giây điện thoại nói với giọng tiếng Anh thật nhỏ nhẹ khi vừa nhấc điện thoại trả lời tôi. Cũng với giọng nói nhẹ nghe như tiếng gió đó, cô nói tiếp “cưng đang buồn hả”, không đợi tôi trả lời, cô lại bảo “cưng đang cô đơn hả, cưng cần có em bên cạnh hả?”
Sau những câu hỏi thật ngọt ngào đó, cô mới cho tôi cơ hội để tự giới thiệu. Đại để tôi là một anh nhà báo xa nhà, được sếp đưa sang đây đưa tin EURO 2012, ở đây đã hơn chục ngày rồi và còn ở lại đây ít nhất 2 tuần nữa. Nghe đến đây, cô Eva mà tôi chưa gặp mặt bảo ngay “ồ em biết rồi, cưng xem đá banh mãi cũng chán” và cô “sút” cú sút quan trọng nhất: “thế cưng có muốn đá một quả không?”
Không biết những ngày trước EURO 2012 như thế nào, nhưng từ ngày du khách các nước bắt đầu đổ về đây, dường như dịch vụ “sex” nở rộ hơn trước qua những tờ quảng cáo được phát đầy dẫy trên đường phố thủ đô Warsaw, tương tự như những tờ quảng cáo “dịch vụ vui vẻ” được phát vào buổi tối ở các thành phố lớn ở Hoa Kỳ như tại Las Vegas và New York. Cũng phải nói thêm là những dịch vụ này hầu như nơi nào cũng có, ở thủ đô Paris của nước Pháp có cả những tấm bảng quảng cáo thật to dán trên đường phố, ở bên Đức thì từ nửa đêm lại quảng cáo ngay trên truyền hình.
Có 2 điều khác biệt giữa những tờ quảng cáo kiểu này ở bên Mỹ và tại Ba Lan.
Bên Mỹ các cô hãnh diện khoe thân thể nóng bóng và khoe cả khuôn mặt, bên này thân hình thì có khoe “chút chút” nhưng khuôn mặt lại che dấu hoàn toàn; điều thứ nhì là bên Mỹ ngay những chỗ “cần phải dấu” cũng được “bày hàng” nhưng bên này thì không, những chỗ nào “kín đáo” thì các cô nhất định không khoe, chỉ “bày hàng” cho những ai đồng ý trả tiền. Thỉnh thoảng mới nhìn thấy một tờ quảng cáo rất táo bạo và rất… thể thao vì không khí EURO đang tràn lan mọi đường phố, chẳng hạn như in hình một cô không có tí vải trên người, tay cầm 2 quả banh che ngực và ở giữa đùi… kẹp quả banh thứ ba, trông rất “nóng” dù… banh chưa lăn!
Mặc dù là quốc gia tới 90% người dân theo đạo Công Giáo, nhưng chính phủ Ba Lan lại cho phép hoạt động mãi dâm, quy định rõ ràng các cô “phải đóng thuế hành nghề cho nhà nước và phải khám bệnh thường kỳ”. Không rõ số tiền các cô đóng góp vào quỹ nhà nước mỗi năm là bao nhiêu, nhưng “riêng cái chuyện phải khám bệnh thường kỳ thì tôi nghi lắm”, nhà báo Nga Pavel Sinyukov góp chuyện. “Mấy bạn tưởng bọn vi rút HIV chúng nó đợi tới ngày các cô này đi khám bệnh mới lộ diện hay sao?”
Trên đường phố Vacsava... RFA photo.Cánh báo của anh bạn đến từ Moscow chỉ là điều được nhắc lại. Trước ngày các nhà báo rời quốc gia của họ để sang tác nghiệp tại Ba Lan và Ukraine, tất cả đã được gia đình, bạn bè và ngay cả UEFA nhắc nhở phải thật cẩn thận kẻo không mang họa vào thân.
Các bài báo được phổ biến nói về tệ trạng mại dâm ở 2 nước chủ nhà đều mang nội dung đáng sợ: chẳng hạn như tại Ukraine tới gần phân nửa các cô gái ăn sương bị nhiễm HIV/AIDS -tới mức mấy anh em nhà báo chúng tôi nói đùa với nhau là ở Kiev và những thành phố phụ cận “vi rút… chạy đầy đường”, hay tại Ba Lan, một bản thống kê do tổ chức bài trừ tệ trạng mại dâm quốc tế VICE thực hiện hồi năm ngoái nói ở ngoài bìa thủ đô Warsaw có cả một khu rừng toàn các cô đứng đón khách, nhưng “cứ 10 cô gái đứng đường vẫy khách thì có 3 cô bị nhiễm căn bệnh của thế kỷ”.
Theo anh bạn Grzegorz, đại đa số gái mãi dâm hoạt động ở Ba Lan “không phải là gái Ba Lan” mà là gái đến từ những nước Đông Âu khác, trong đó đến từ Nga, Ukraine và Belarus chiếm phần lớn. Anh bạn Ba Lan này kể lại cách đây chẳng bao lâu, đài truyền hình Ba Lan có làm một loạt phóng sự về những cô gái này, qua đó cho thấy “bọn đầu nậu tổ chức hẳn một đường dây đưa gái từ những nước khác vào Ba Lan, sau đó di chuyển các cô từ thành phố này sang thành phố khác”.
Vẫn theo anh, số gái Ba Lan làm ăn ở “quê nhà” rất ít, một phần vì xã hội vẫn khá khép kín, phần khác gái mãi dâm Ba Lan tự cho mình là xinh đẹp hơn và cao giá hơn, thành ra “họ sang các nước bên Tây Âu hay đi hẳn sang Mỹ làm việc cho những đường dây gái gọi cao cấp”.
Chuyện đang nổ như bắp rang thì cô Maria Jena của Bồ Đào Nha chen vào, bảo mọi người đừng quên ngay trong tập thông báo dành cho giới truyền thông, các ông bà điều hành UEFA đã để sẵn một chiếc hộp giấy nhỏ trông rất lịch sự bên ngoài in hàng chữ thật đậm “play safe”, bên trong là chiếc “áo mưa”, ý muốn nhắc khéo mọi người “nếu có vui xuân cũng đừng quên địch quân đang đợi”. Địch quân đây chính là bọn vi-rút HIV/AIDS, bất kể “người mà các anh liên hệ là bọn gái gọi cấp cao hay cấp thấp”.
Không chịu dừng ở đó, cô bạn nhà báo của chúng tôi còn bảo “cánh đàn ông các anh khi đi săn tin thể thao thì ai nấy đều mơ làm cầu thủ, anh nào cũng mong đứng bên cạnh Cristiano Ronaldo đá những đường banh làm rung chuyển sân vận động. Tôi biết chẳng ông nào có cơ hội đó cả, nhưng tôi cũng không muốn thấy cảnh các ông nằm chờ chết ở nhà thương chỉ vì nghe lời rủ rê ‘đá một quả’ của mấy con nhỏ loại này”.
EURO 2012 - 2 trận cuối của Bảng A
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-16
5 tiếng đồng hồ nữa, các đội tuyển nằm trong bảng A sẽ ra sân đá trận cuối cùng vòng bảng, và sau đó khán giả khắp thế giới sẽ biết những đội nào lãnh vé vào tứ kết.
RFA-Trên đường phố Vacsava...

Anh Nguyễn Khanh của Đài chúng tôi hiện đang có mặt tại Vacsava, sẽ cùng với Thanh Quang tại Washington gửi đến quý thính giả những điểm đáng chú ý cho 2 trận banh này. Ba Lan và Nga sẽ vào tứ kết?
Thanh Quang: Từ Washington, Thanh Quang xin kính chào quý thính giả và gửi lời chào đến bạn Nguyễn Khanh ở Vacsava. Không khí ở Ba Lan như thế nào? Bạn có thể kể sơ qua cho quý thính giả biết không?
Nguyễn Khanh: Từ Vacsava, tôi là Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, xin được gửi lời chào đến quý thính giả và chào bạn Thanh Quang.
Không khí như thế nào? Thưa anh và thưa cùng quý thính giả, trong sân cũng nóng mà ngoài sân cũng nóng. Nhiệt độ hôm nay lên đến 27 độ C, đây là ngày nóng nhất trong suốt hơn một tuần lễ tôi có mặt ở Ba Lan để đưa tin về bóng đá EURO 2012. Nhưng đúng nhất thì phải nói như một nhà báo bạn người Ba Lan là hôm nay nhà Ba Lan nào cũng phải bật quạt, vì không khí ngoài sân nóng bức chẳng khác gì không khí ở trong sân và gây cấn ngay từ khi trái banh chưa lăn.
Như anh Thanh Quang và quý thính giả cũng rõ trận Ba Lan gặp Cộng Hòa Czech là trận quyết định cho cả đôi bên, ông chủ nhà Ba Lan biết là phải thắng để vào tứ kết, ông láng giềng Cộng Hòa Czech cũng chưa muốn về nước ngay từ lúc này, và nếu muốn như thế thì ít nhất phải huề chứ không được thua. Chính vì thế nên không khí sôi động hẳn lên, tất cả mọi người đều trông chờ đến giờ trận so giày của hội tuyển 2 nước bắt đầu.
Thanh Quang: Nghe anh nói là cả nước Ba Lan đang nóng bỏng vì trận banh, không rõ là cộng đồng người Việt như thế nào? Có hăng say như người bản xứ không?
Nguyễn Khanh: Với cộng đồng người Việt, hăng say là chuyện đương nhiên, và tôi thấy hăng còn hơn cả người Ba Lan bản xứ. Với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại đây thì hầu như ai ai cũng có bạn bè ở bên Tiệp, nên không khí bóng đá trộn lẫn với tình bạn bè khiến mọi người vui hơn, gay nói như các bạn Việt Nam thì có khí thế hơn.
Vài ngày trước đây đã có những lời nhắn nhủ là anh em bên Ba Lan sẽ làm một bữa tiệc thật to để tiễn đội tuyển Tiệp về nước, ý muốn nói là Ba Lan sẽ thắng Tiệp trong trận banh tối nay. Ngay tức khắc anh em bên Tiệp nhắn lại rằng các bạn đừng tổ chức ăn uống vội, đợi bọn tớ sang cùng ăn một thể, ý muốn bảo là Ba Lan sẽ thua Tiệp và anh chị em Việt Nam bên Tiệp sẽ sang Ba Lan trước gặp bạn bè, sau ủng hộ đội tuyển của họ
Thanh Quang: Từ Washington, Thanh Quang xin kính chào quý thính giả và gửi lời chào đến bạn Nguyễn Khanh ở Vacsava. Không khí ở Ba Lan như thế nào? Bạn có thể kể sơ qua cho quý thính giả biết không?
Nguyễn Khanh: Từ Vacsava, tôi là Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, xin được gửi lời chào đến quý thính giả và chào bạn Thanh Quang.
Không khí như thế nào? Thưa anh và thưa cùng quý thính giả, trong sân cũng nóng mà ngoài sân cũng nóng. Nhiệt độ hôm nay lên đến 27 độ C, đây là ngày nóng nhất trong suốt hơn một tuần lễ tôi có mặt ở Ba Lan để đưa tin về bóng đá EURO 2012. Nhưng đúng nhất thì phải nói như một nhà báo bạn người Ba Lan là hôm nay nhà Ba Lan nào cũng phải bật quạt, vì không khí ngoài sân nóng bức chẳng khác gì không khí ở trong sân và gây cấn ngay từ khi trái banh chưa lăn.
Như anh Thanh Quang và quý thính giả cũng rõ trận Ba Lan gặp Cộng Hòa Czech là trận quyết định cho cả đôi bên, ông chủ nhà Ba Lan biết là phải thắng để vào tứ kết, ông láng giềng Cộng Hòa Czech cũng chưa muốn về nước ngay từ lúc này, và nếu muốn như thế thì ít nhất phải huề chứ không được thua. Chính vì thế nên không khí sôi động hẳn lên, tất cả mọi người đều trông chờ đến giờ trận so giày của hội tuyển 2 nước bắt đầu.
Thanh Quang: Nghe anh nói là cả nước Ba Lan đang nóng bỏng vì trận banh, không rõ là cộng đồng người Việt như thế nào? Có hăng say như người bản xứ không?
Nguyễn Khanh: Với cộng đồng người Việt, hăng say là chuyện đương nhiên, và tôi thấy hăng còn hơn cả người Ba Lan bản xứ. Với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại đây thì hầu như ai ai cũng có bạn bè ở bên Tiệp, nên không khí bóng đá trộn lẫn với tình bạn bè khiến mọi người vui hơn, gay nói như các bạn Việt Nam thì có khí thế hơn.
Vài ngày trước đây đã có những lời nhắn nhủ là anh em bên Ba Lan sẽ làm một bữa tiệc thật to để tiễn đội tuyển Tiệp về nước, ý muốn nói là Ba Lan sẽ thắng Tiệp trong trận banh tối nay. Ngay tức khắc anh em bên Tiệp nhắn lại rằng các bạn đừng tổ chức ăn uống vội, đợi bọn tớ sang cùng ăn một thể, ý muốn bảo là Ba Lan sẽ thua Tiệp và anh chị em Việt Nam bên Tiệp sẽ sang Ba Lan trước gặp bạn bè, sau ủng hộ đội tuyển của họ
Hàng ngàn cổ động viên Nga vừa đi vừa la hét.RFA file

Thanh Quang: Xin góp lời với anh Nguyễn Khanh để thưa thêm cùng quý thính giả là ngoài trận Ba Lan gặp Tiệp, còn có trận Liên Bang Nga gặp Hy Lạp, và tình hình bảng A như sau: Liên Bang Nga có lợi thế nhất, chỉ cần hòa là chiếm đầu bảng, Hy Lạp đang đứng cuối nhưng vẫn có quyền nuôi hy vọng sẽ vào tứ kết với điều kiện phải thắng Nga ít nhất 5-0. Với Ba Lan và Cộng Hòa Tiệp thì như anh Nguyễn Khanh đã nói, cả 2 hội đều biết phải chiến thắng để đi tiếp.
Về những trận banh mới kết thúc ngày hôm qua, bảng D đang do Anh và Pháp làm chủ, và chúng ta đã phải chia tay với hội Thụy Điển đến từ Bắc Âu. Mặc dù chưa hội tuyển nào lãnh vé vào tứ kết nhưng tình hình của ông chủ nhà Ukraine không sáng sủa lắm, vì hôm qua thua Pháp, trận sắp tới lại gặp Anh. Tất cả mọi người đều nhìn thấy thực lực của Anh, của Pháp và của ông chủ nhà Ukraina, nên chuyện thua Pháp 2-0 tối hôm qua là chuyện hầu như mọi người đều đã đoán trước, và âu lo cho Ukraina trong trận kế tiếp khi họ phải đối phó với đoàn quân của ông huấn luyện viên Laurent Blanc.
Như vậy trong số 16 hội tuyển dự EURO 2012, mới có 2 hội bị loại là Cộng Hòa Ireland và Thụy Điển, 14 hội còn lại vẫn còn hy vọng sẽ đi tiếp vào tứ kết.
Trở lại với 2 trận đấu cùng giờ tối nay ở Ba Lan, trước giờ bóng lăn, các huấn luyện viên, các cầu thủ nói gì?
Nguyễn Khanh: Phát biểu đáng chú ý nhất là của 2 anh Robert Lewandowski và Łukasz Piszczek của Ba Lan, nói rằng tin sẽ thắng được Cộng Hòa Tiệp để đi tiếp, cho dù phía đối phương có những cầu thủ lừng danh, kinh nghiệm như Tomas Rosický, Petr Čech và Michal Kadlec.
Trong cuộc phỏng vấn của UEFA, cả 2 cầu thủ Ba Lan tên tuổi này đều xem rất nhẹ chuyện Tiệp đã thua Liên Bang Nga 1-4 ở trận đầu, cho rằng đó chỉ là kết quả của những sơ hở mà các cầu thủ Tiệp phạm phải, chứ đó không phải là lý do để loại Tiệp trước khi trận banh bắt đầu. Hai anh đều tin Tiệp sẽ ra quân với đội hình không thay đổi, nhưng đấu pháp hoàn toàn mới. Dù vậy, họ vẫn tin chuyện thắng Tiệp là điều sẽ đến với Ba Lan tối hôm nay.
Về đội hình, cả 3 cầu thủ Ba Lan Dariusz Dudka, Damien Perquis và Eugen Polanksi bị thương nhẹ sau trận gặp Nga đều ra sân tập dượt, và ông huấn luyện viên Franciszek Smuda nói là ông rất hài lòng, nhưng chưa cho biết có đưa 3 anh này vào sân hay không.
Thanh Quang: Còn trận Liên Bang Nga và Hy Lạp thì thế nào?
Nguyễn Khanh: Ai ai cũng tin Nga sẽ thắng Hy Lạp, như đã từng chiến thắng ở 2 lần chạm giầy trước đây cũng trong cuộc tranh tài vòng bảng ở EURO 2004 và 2008. Nhưng ông huấn luyện viên Dick Advocaat của Nga lại nhắc nhở các cầu thủ đừng quên trong trận giao hữu hồi tháng 11 năm ngoái, 2 hội hòa nhau 1-1, điều đó có nghĩa là không nên quá tự tin, đừng vội coi thường đối thủ của mình. Ngay anh cầu thủ Aleksei Berezutski của Nga cũng đưa ra nhận xét tương tự. Anh bảo tình hình không dễ như khán giả nghĩ, vì cả 2 hội đều biết phải chiến thắng nếu muốn cầm vé vào tứ kết. Anh bảo rằng đồng ý là Nga chỉ cần hòa, nhưng làm thế nào để thủ hòa với Hy Lạp tối nay là điều không dễ.
Bên Hy Lạp thì ông huấn luyện viên Fernando Santos có nói điều quan trọng nhất vẫn là phải thắng, sau đó chuyện gì xảy ra thì tính sau.
Thanh Quang: Và nhận xét của anh?
Nguyễn Khanh: Tôi tin Ba Lan và Liên Bang Nga sẽ vào tứ kết.
Thanh Quang: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Hẹn gặp lại anh và quý thính giả cũng giờ này, ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn anh Thanh Quang, cám ơn quý thính giả
Về những trận banh mới kết thúc ngày hôm qua, bảng D đang do Anh và Pháp làm chủ, và chúng ta đã phải chia tay với hội Thụy Điển đến từ Bắc Âu. Mặc dù chưa hội tuyển nào lãnh vé vào tứ kết nhưng tình hình của ông chủ nhà Ukraine không sáng sủa lắm, vì hôm qua thua Pháp, trận sắp tới lại gặp Anh. Tất cả mọi người đều nhìn thấy thực lực của Anh, của Pháp và của ông chủ nhà Ukraina, nên chuyện thua Pháp 2-0 tối hôm qua là chuyện hầu như mọi người đều đã đoán trước, và âu lo cho Ukraina trong trận kế tiếp khi họ phải đối phó với đoàn quân của ông huấn luyện viên Laurent Blanc.
Như vậy trong số 16 hội tuyển dự EURO 2012, mới có 2 hội bị loại là Cộng Hòa Ireland và Thụy Điển, 14 hội còn lại vẫn còn hy vọng sẽ đi tiếp vào tứ kết.
Trở lại với 2 trận đấu cùng giờ tối nay ở Ba Lan, trước giờ bóng lăn, các huấn luyện viên, các cầu thủ nói gì?
Nguyễn Khanh: Phát biểu đáng chú ý nhất là của 2 anh Robert Lewandowski và Łukasz Piszczek của Ba Lan, nói rằng tin sẽ thắng được Cộng Hòa Tiệp để đi tiếp, cho dù phía đối phương có những cầu thủ lừng danh, kinh nghiệm như Tomas Rosický, Petr Čech và Michal Kadlec.
Trong cuộc phỏng vấn của UEFA, cả 2 cầu thủ Ba Lan tên tuổi này đều xem rất nhẹ chuyện Tiệp đã thua Liên Bang Nga 1-4 ở trận đầu, cho rằng đó chỉ là kết quả của những sơ hở mà các cầu thủ Tiệp phạm phải, chứ đó không phải là lý do để loại Tiệp trước khi trận banh bắt đầu. Hai anh đều tin Tiệp sẽ ra quân với đội hình không thay đổi, nhưng đấu pháp hoàn toàn mới. Dù vậy, họ vẫn tin chuyện thắng Tiệp là điều sẽ đến với Ba Lan tối hôm nay.
Về đội hình, cả 3 cầu thủ Ba Lan Dariusz Dudka, Damien Perquis và Eugen Polanksi bị thương nhẹ sau trận gặp Nga đều ra sân tập dượt, và ông huấn luyện viên Franciszek Smuda nói là ông rất hài lòng, nhưng chưa cho biết có đưa 3 anh này vào sân hay không.
Thanh Quang: Còn trận Liên Bang Nga và Hy Lạp thì thế nào?
Nguyễn Khanh: Ai ai cũng tin Nga sẽ thắng Hy Lạp, như đã từng chiến thắng ở 2 lần chạm giầy trước đây cũng trong cuộc tranh tài vòng bảng ở EURO 2004 và 2008. Nhưng ông huấn luyện viên Dick Advocaat của Nga lại nhắc nhở các cầu thủ đừng quên trong trận giao hữu hồi tháng 11 năm ngoái, 2 hội hòa nhau 1-1, điều đó có nghĩa là không nên quá tự tin, đừng vội coi thường đối thủ của mình. Ngay anh cầu thủ Aleksei Berezutski của Nga cũng đưa ra nhận xét tương tự. Anh bảo tình hình không dễ như khán giả nghĩ, vì cả 2 hội đều biết phải chiến thắng nếu muốn cầm vé vào tứ kết. Anh bảo rằng đồng ý là Nga chỉ cần hòa, nhưng làm thế nào để thủ hòa với Hy Lạp tối nay là điều không dễ.
Bên Hy Lạp thì ông huấn luyện viên Fernando Santos có nói điều quan trọng nhất vẫn là phải thắng, sau đó chuyện gì xảy ra thì tính sau.
Thanh Quang: Và nhận xét của anh?
Nguyễn Khanh: Tôi tin Ba Lan và Liên Bang Nga sẽ vào tứ kết.
Thanh Quang: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Hẹn gặp lại anh và quý thính giả cũng giờ này, ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn anh Thanh Quang, cám ơn quý thính giả
Chân dài Ba Lan
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-15
Trong nhiều năm trời sống với nghề báo, tôi may mắn được đi nhiều quốc gia ở những châu lục khác nhau. Mỗi chuyến đi như thế bao giờ cũng có được những kỷ niệm khó quên, khi trở về đem ra kể dưới hình thức những câu chuyện làm quà cho bạn bè nghe.
RFA - Trên đường phố Vacsava...
Một trong những chuyện tôi thường kể là chuyện nhìn thấy các kiều nữ đi chung với các anh cầu thủ, lực sĩ nổi tiếng của thế giới. Hình ảnh đó luôn luôn xảy ra trong và ngoài sân cỏ của các giải thể thao, như ở Đức cách đây 6 năm, ở Thụy Sĩ và Áo 2 năm sau đó, ở Nam Phi hồi 2010 và ngay tại EURO 2012 đang diễn ra tại Ukraine và Ba Lan.
Đại để, cô nào cũng xinh như mộng, đẹp như mơ, đi đứng bên cạnh người tình là một cậu thanh niên mọi người ai cũng biết tên. Tôi có cảm tưởng trong thành phần khán giả thể thao, một số không ít biết rất nhiều tin tức liên quan đến những cặp uyên ương cầu thủ-chân dài: điển hình là họ có thể kể cho nghe anh cầu thủ, lực sĩ đó sinh năm nào, đang đá cho câu lạc bộ nào, mỗi năm lương lãnh bao nhiêu, còn bà chị thì tên gì, đã từng có chồng chưa, nếu có thì từng có mấy đời chồng, có mấy đứa con, và đôi uyên ương cầu thủ-chân dài này gặp nhau lúc nào, ở đâu, có định làm đám cưới hay không, v.v… và v.v…
Chuyện nghe có vẻ “lá cải” này lại là một đề tài thu hút rất nhiều người, trong đó có cả những anh chị nhà báo được cử sang Đông Âu đưa tin bóng đá EURO 2012 như tôi. Bao giờ cũng có một nhóm nhà báo -nói cho đúng thì phần lớn là những nhà báo ảnh- đứng chờ sẵn, hy vọng sẽ bấm được một tấm hình ghi lại cảnh anh chị nắm tay nhau theo kiểu “tay ấm tay và chân ấm mặt đường”, hay may mắn hơn nữa là tấm ảnh anh chị vội vã trao cho nhau nụ hôn giã từ trước khi anh nhảy lên xe buýt cùng các bạn đồng đội đến sân tập dượt. Những tấm ảnh này sau đó được các báo đăng tải, xem là sự kiện bên lề không thể bỏ sót.
Giả sử tôi là một nhà báo ảnh, liệu tôi có đứng chung với các bạn đồng nghiệp để săn một tấm ảnh như thế hay không? Xin trả lời: không bao giờ tôi lại làm thế. Lý do tại sao? Xin thưa ngay: người đẹp chân dài ở Ba Lan quá nhiều, nhiều đến mức độ không thể nào đếm cho xuể, có chụp cả triệu bức ảnh vẫn không đủ.
Một trong những chuyện tôi thường kể là chuyện nhìn thấy các kiều nữ đi chung với các anh cầu thủ, lực sĩ nổi tiếng của thế giới. Hình ảnh đó luôn luôn xảy ra trong và ngoài sân cỏ của các giải thể thao, như ở Đức cách đây 6 năm, ở Thụy Sĩ và Áo 2 năm sau đó, ở Nam Phi hồi 2010 và ngay tại EURO 2012 đang diễn ra tại Ukraine và Ba Lan.
Đại để, cô nào cũng xinh như mộng, đẹp như mơ, đi đứng bên cạnh người tình là một cậu thanh niên mọi người ai cũng biết tên. Tôi có cảm tưởng trong thành phần khán giả thể thao, một số không ít biết rất nhiều tin tức liên quan đến những cặp uyên ương cầu thủ-chân dài: điển hình là họ có thể kể cho nghe anh cầu thủ, lực sĩ đó sinh năm nào, đang đá cho câu lạc bộ nào, mỗi năm lương lãnh bao nhiêu, còn bà chị thì tên gì, đã từng có chồng chưa, nếu có thì từng có mấy đời chồng, có mấy đứa con, và đôi uyên ương cầu thủ-chân dài này gặp nhau lúc nào, ở đâu, có định làm đám cưới hay không, v.v… và v.v…
Chuyện nghe có vẻ “lá cải” này lại là một đề tài thu hút rất nhiều người, trong đó có cả những anh chị nhà báo được cử sang Đông Âu đưa tin bóng đá EURO 2012 như tôi. Bao giờ cũng có một nhóm nhà báo -nói cho đúng thì phần lớn là những nhà báo ảnh- đứng chờ sẵn, hy vọng sẽ bấm được một tấm hình ghi lại cảnh anh chị nắm tay nhau theo kiểu “tay ấm tay và chân ấm mặt đường”, hay may mắn hơn nữa là tấm ảnh anh chị vội vã trao cho nhau nụ hôn giã từ trước khi anh nhảy lên xe buýt cùng các bạn đồng đội đến sân tập dượt. Những tấm ảnh này sau đó được các báo đăng tải, xem là sự kiện bên lề không thể bỏ sót.
Giả sử tôi là một nhà báo ảnh, liệu tôi có đứng chung với các bạn đồng nghiệp để săn một tấm ảnh như thế hay không? Xin trả lời: không bao giờ tôi lại làm thế. Lý do tại sao? Xin thưa ngay: người đẹp chân dài ở Ba Lan quá nhiều, nhiều đến mức độ không thể nào đếm cho xuể, có chụp cả triệu bức ảnh vẫn không đủ.
Cổ động viên Ba Lan Natalia Siwiec trong trận
đấu Ba Lan - Nga. Courtesy Michal Nowak/newspix.pl

“Không phải các bạn là những người đầu tiên có ý nghĩ đó đâu”, nhà báo Karolina Nowak của tờ Krakow Post trả lời e-mail thắc mắc của một ký giả nước ngoài, đính kèm theo đường link dẫn đến một bài báo được viết khoảng một tuần trước khi EURO 2012 khai mạc để giúp mọi người biết rõ hơn về quốc gia Ba Lan. Bài báo mở đầu bằng dòng chữ như sau: “tìm một người đẹp ở Ba Lan dễ hơn tìm băng tuyết ở Bắc Cực”.
Điều đó hoàn toàn đúng. Chỗ nào cũng thấy họ, từ Fan Zone cho tới trên xe điện hay xe buýt, họ đẹp đến mức những nhà báo may mắn đi nhiều nơi như tôi cũng phải giật mình, bảo với nhau “nếu chọn một quốc gia có nhiều người đẹp thì quốc gia ấy chắc chắn phải là Ba Lan”. Chính người đẹp báo chí Maria Jena của Bồ Đào Nha cũng bảo trước đây cứ nghĩ phải nói đến phụ nữ xứ Bồ hay Tây Ban Nha, chẳng ngờ “sao Ba Lan lại có nhiều người đẹp đến thế!”. Cô nhà báo có cặp mắt xanh biếc này còn bảo tối về khách sạn, “xem truyền hình Ba Lan, thấy các nữ xướng ngôn viên đẹp chẳng khác gì những cô thiếu nữ đi thi hoa hậu”.
Xinh đẹp, ăn mặc chẳng khác gì những chân dài được tuyển làm việc cho các công ty chuyên buôn bán mỹ phẩm, mặc quần áo thì đúng “mốt”, -bắt buộc đôi giày đi dưới chân và màu móng tay phải phù hợp với mầu áo-, đi dạo phố hay xem bóng đá mà cứ y như đang sửa soạn đi trên sàn catwalk, nhưng các cô gái Ba Lan xinh đẹp lại rất nhã nhặn -bảo đảm trăm người như một.
Người dân địa phương cho biết đại đa số phụ nữ nước này thuộc diện “dễ thương nhưng thương không dễ”.
Lúc chờ một nhà báo khác nháy cho bước hình chụp chung với 2 cô sinh viên trong lúc trên đường đi vào sân vận động, tôi buột miệng khen 2 cô xinh quá, cả hai cô vừa cười vừa nhìn nhau bảo “tụi em chỉ hy vọng đứng hạng trung bình ở Ba Lan thôi”. Cũng trên đường dẫn về sân vận động quốc gia Warsaw, tôi xin được chụp hình với một nhóm người mẫu làm việc cho một công ty chuyên bán giầy dép phụ nữ. Tôi hỏi các cô “những người đẹp như các cô ở Ba Lan có nhiều không”, một cô trong nhóm trả lời “chắc cũng cả triệu người chứ chẳng ít đâu”.
Xinh đẹp, hiền lành, vui tính, là đặc điểm của phụ nữ Ba Lan. Nhưng những người dân địa phương cho biết đại đa số phụ nữ nước này thuộc diện “dễ thương nhưng thương không dễ”. Nên nhớ Ba Lan là một quốc gia vẫn còn giữ tinh thần và nề nếp Công Giáo khá bảo thủ, nên chuyện đùa cợt, ve vãn ngoài đường phố là điều các cô không chấp nhận.
Một điểm cũng phải nói trước cho các bạn độc thân ở xa biết: ngoài những điều kiện như tính tình, vóc dáng, trình độ học vấn, việc làm, bạn nào muốn làm rể Ba Lan thì nhớ phải có thêm 2 điều kiện khác nữa: phải biết đọc kinh và phải siêng năng đi nhà thờ.
Điều đó hoàn toàn đúng. Chỗ nào cũng thấy họ, từ Fan Zone cho tới trên xe điện hay xe buýt, họ đẹp đến mức những nhà báo may mắn đi nhiều nơi như tôi cũng phải giật mình, bảo với nhau “nếu chọn một quốc gia có nhiều người đẹp thì quốc gia ấy chắc chắn phải là Ba Lan”. Chính người đẹp báo chí Maria Jena của Bồ Đào Nha cũng bảo trước đây cứ nghĩ phải nói đến phụ nữ xứ Bồ hay Tây Ban Nha, chẳng ngờ “sao Ba Lan lại có nhiều người đẹp đến thế!”. Cô nhà báo có cặp mắt xanh biếc này còn bảo tối về khách sạn, “xem truyền hình Ba Lan, thấy các nữ xướng ngôn viên đẹp chẳng khác gì những cô thiếu nữ đi thi hoa hậu”.
Xinh đẹp, ăn mặc chẳng khác gì những chân dài được tuyển làm việc cho các công ty chuyên buôn bán mỹ phẩm, mặc quần áo thì đúng “mốt”, -bắt buộc đôi giày đi dưới chân và màu móng tay phải phù hợp với mầu áo-, đi dạo phố hay xem bóng đá mà cứ y như đang sửa soạn đi trên sàn catwalk, nhưng các cô gái Ba Lan xinh đẹp lại rất nhã nhặn -bảo đảm trăm người như một.
Người dân địa phương cho biết đại đa số phụ nữ nước này thuộc diện “dễ thương nhưng thương không dễ”.
Lúc chờ một nhà báo khác nháy cho bước hình chụp chung với 2 cô sinh viên trong lúc trên đường đi vào sân vận động, tôi buột miệng khen 2 cô xinh quá, cả hai cô vừa cười vừa nhìn nhau bảo “tụi em chỉ hy vọng đứng hạng trung bình ở Ba Lan thôi”. Cũng trên đường dẫn về sân vận động quốc gia Warsaw, tôi xin được chụp hình với một nhóm người mẫu làm việc cho một công ty chuyên bán giầy dép phụ nữ. Tôi hỏi các cô “những người đẹp như các cô ở Ba Lan có nhiều không”, một cô trong nhóm trả lời “chắc cũng cả triệu người chứ chẳng ít đâu”.
Xinh đẹp, hiền lành, vui tính, là đặc điểm của phụ nữ Ba Lan. Nhưng những người dân địa phương cho biết đại đa số phụ nữ nước này thuộc diện “dễ thương nhưng thương không dễ”. Nên nhớ Ba Lan là một quốc gia vẫn còn giữ tinh thần và nề nếp Công Giáo khá bảo thủ, nên chuyện đùa cợt, ve vãn ngoài đường phố là điều các cô không chấp nhận.
Một điểm cũng phải nói trước cho các bạn độc thân ở xa biết: ngoài những điều kiện như tính tình, vóc dáng, trình độ học vấn, việc làm, bạn nào muốn làm rể Ba Lan thì nhớ phải có thêm 2 điều kiện khác nữa: phải biết đọc kinh và phải siêng năng đi nhà thờ.
EURO 2012 - bảng C
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-14
Xin bấm vào tam giác Màu Lục bên phải hình cái Loa để nghe tường thuật
Giải Vô Địch Bóng Đá Châu ÂU 2012 đã bước vào ngày thứ 7. Hôm nay trên sân Ba Lan, các hội tuyển nằm trong bảng C sẽ ra sân đấu trận thứ nhì.
AFP photo
Các fan hâm mộ của đội tuyển Croatia nâng một quả bóng hơi khổng lồ
tại sân vận động ở Poznan trước trận Italy và Croatia hôm nay, 14/6/2012.
Các fan hâm mộ của đội tuyển Croatia nâng một quả bóng hơi khổng lồ
tại sân vận động ở Poznan trước trận Italy và Croatia hôm nay, 14/6/2012.
Tình hình như thế nào, ai sẽ thắng, ai sẽ huề, liệu có hội banh nào sẽ cầm được chiếc vé đi thẳng vào tứ kết sau trận banh hôm nay hay không, là những điều chúng tôi gửi đến quý thính giả trong cuộc trao đổi hàng ngày giữa Vũ Hoàng và Nguyễn Khanh.
Vũ Hoàng: Xin chào quý thính giả và chào anh Nguyễn Khanh. Trước khi nói chuyện sân cỏ, muốn hỏi anh là chuyện bên lề hôm nay có gì đặc sắc không?
Nguyễn Khanh: Từ EURO 2012, một lần nữa tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả, chào các bạn và chào Vũ Hoàng. Bên lề sân cỏ thì có rất nhiều chuyện, nhưng có lẽ chuyện Hà Lan thua Đức tối hôm qua vẫn là điều đang gây ồn ào nhất, không chỉ ở Đông Âu, mà ở khắp nơi. Không biết Vũ Hoàng có theo dõi trận banh đó không?
Vũ Hoàng: Đương nhiên là có. Đức so giầy với Hà Lan thì không thể nào bỏ qua được. Anh cho Vũ Hoàng nói trước ý nghĩ của mình nhé. Dù Đức dẫn trước 2-0 nhưng trận banh vẫn rời rạc, buồn ngủ, có thể nói từ ngày đầu đến giờ thì đó là trận buồn ngủ duy nhất ở giải EURO. Vũ Hoàng cũng thấy rõ là các cỗ xe tăng Đức trên chân Hà Lan, họ mở hết đợt tấn công này đến những đợt tấn công khác, đẩy dàn hậu vệ và thủ môn Hà Lan vào thế vất vả để chống đỡ. Vũ Hoàng đã từng nhiều lần xem Hà Lan đá, và chưa bao giờ thấy một trận banh kỳ cục tới thế. Anh Khanh nghĩ thế nào?
Nguyễn Khanh: Tôi hoàn toàn đồng ý với Vũ Hoàng. Trận so giày giữa 2 đội tuyển nhì và ba của World Cup Nam Phi diễn ra khá tẻ nhạt, và đúng như bạn Vũ Hoàng nói, ai cũng nhìn thấy là trận banh đã kết thúc ngay từ hiệp đầu, sau 2 cú làm bàn của Mario Gomez. Ở hiệp nhì, Robin van Persie của tuyển Hà Lan có gây lúng túng cho dàn hậu vệ Đức, tạo sôi nổi cho trận banh, nhưng rõ ràng đó chỉ là những sôi nổi nhất thời, không thể giải quyết được tình huống khó khăn cho đội tuyển áo màu da cam.
Vũ Hoàng: Theo anh thì tại sao Hà Lan lại thua 2 trận vòng bảng lạ lùng thế?
Nguyễn Khanh: Có nhiều lời bình phẩm được đưa ra ngay từ tối hôm qua để giải thích điều bạn Vũ Hoàng thắc mắc, và chắc chắn chính bạn cũng như quý thính giả cũng có những câu trả lời riêng cho mình. Ở trận gặp Đan Mạch, mọi người bảo Hà Lan tự tin, coi thường đối phương, ở trận gặp Đức thì họ không kết hợp nhịp nhàng toàn đội.
Vũ Hoàng: Riêng anh, anh nghĩ sao?
Nguyễn Khanh: Ngoài những lý do đó ra, thấy trận Hà Lan thua Đan Mạch lỗi do các cầu thủ hàng tiền đạo, anh nào cũng muốn giữ banh trong sân và muốn tự mình làm bàn, thay vì phải tìm cách mở banh cho đồng đội tạo cú dứt. Chính vì thế mà Hà Lan có tới 29, 30 lần đưa banh đến gần khung gỗ của Đan Mạch mà họ vẫn không tung lưới đối phương được.
Ở trận thứ nhì thì thế trận quả có khác hơn, họ chuyền banh cho nhau nhiều hơn, nhưng họ lại không cùng bám theo banh. Anh Vũ Hoàng và quý thính giả thấy rõ ràng bao nhiêu lần banh vào vùng cấm địa của Đức mà chỉ thấy có một hay 2 chiếc áo màu cam đứng giữa một rừng áo trắng. Trong khi đó, mỗi lần Đức có banh là mỗi lần chúng ta thấy 5, 7 chiếc áo trắng cùng tiến lên. Có banh mà không có người thì cũng chỉ là vô ích thôi.
Vũ Hoàng: Liệu Hà Lan có thể vào vòng tứ kết không?
Nguyễn Khanh: Câu trả lời là vẫn có, với điều kiện phải có một phép lạ xảy ra trong trận họ gặp Bồ Đào Nha. Họ phải thắng Bồ Đào Nha dăm bảy quả, và Đan Mạch phải thua Đức. Chuyện này vẫn có thể xảy ra, nhưng rất khó. Nói cách khác là ngay giờ phút này chúng ta thấy Đức như cầm chắc chiếc vé vào tứ kết, chiếc vé thứ nhì của bảng B thì chưa rõ sẽ nằm trong tay Bồ Đào Nha hay Đan Mạch, và không ai bảo ai, thế giới biết sẽ phải chia tay với Hà Lan ngay từ vòng bảng.
Vũ Hoàng: Xin chào quý thính giả và chào anh Nguyễn Khanh. Trước khi nói chuyện sân cỏ, muốn hỏi anh là chuyện bên lề hôm nay có gì đặc sắc không?
Nguyễn Khanh: Từ EURO 2012, một lần nữa tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả, chào các bạn và chào Vũ Hoàng. Bên lề sân cỏ thì có rất nhiều chuyện, nhưng có lẽ chuyện Hà Lan thua Đức tối hôm qua vẫn là điều đang gây ồn ào nhất, không chỉ ở Đông Âu, mà ở khắp nơi. Không biết Vũ Hoàng có theo dõi trận banh đó không?
Vũ Hoàng: Đương nhiên là có. Đức so giầy với Hà Lan thì không thể nào bỏ qua được. Anh cho Vũ Hoàng nói trước ý nghĩ của mình nhé. Dù Đức dẫn trước 2-0 nhưng trận banh vẫn rời rạc, buồn ngủ, có thể nói từ ngày đầu đến giờ thì đó là trận buồn ngủ duy nhất ở giải EURO. Vũ Hoàng cũng thấy rõ là các cỗ xe tăng Đức trên chân Hà Lan, họ mở hết đợt tấn công này đến những đợt tấn công khác, đẩy dàn hậu vệ và thủ môn Hà Lan vào thế vất vả để chống đỡ. Vũ Hoàng đã từng nhiều lần xem Hà Lan đá, và chưa bao giờ thấy một trận banh kỳ cục tới thế. Anh Khanh nghĩ thế nào?
Nguyễn Khanh: Tôi hoàn toàn đồng ý với Vũ Hoàng. Trận so giày giữa 2 đội tuyển nhì và ba của World Cup Nam Phi diễn ra khá tẻ nhạt, và đúng như bạn Vũ Hoàng nói, ai cũng nhìn thấy là trận banh đã kết thúc ngay từ hiệp đầu, sau 2 cú làm bàn của Mario Gomez. Ở hiệp nhì, Robin van Persie của tuyển Hà Lan có gây lúng túng cho dàn hậu vệ Đức, tạo sôi nổi cho trận banh, nhưng rõ ràng đó chỉ là những sôi nổi nhất thời, không thể giải quyết được tình huống khó khăn cho đội tuyển áo màu da cam.
Vũ Hoàng: Theo anh thì tại sao Hà Lan lại thua 2 trận vòng bảng lạ lùng thế?
Nguyễn Khanh: Có nhiều lời bình phẩm được đưa ra ngay từ tối hôm qua để giải thích điều bạn Vũ Hoàng thắc mắc, và chắc chắn chính bạn cũng như quý thính giả cũng có những câu trả lời riêng cho mình. Ở trận gặp Đan Mạch, mọi người bảo Hà Lan tự tin, coi thường đối phương, ở trận gặp Đức thì họ không kết hợp nhịp nhàng toàn đội.
Vũ Hoàng: Riêng anh, anh nghĩ sao?
Nguyễn Khanh: Ngoài những lý do đó ra, thấy trận Hà Lan thua Đan Mạch lỗi do các cầu thủ hàng tiền đạo, anh nào cũng muốn giữ banh trong sân và muốn tự mình làm bàn, thay vì phải tìm cách mở banh cho đồng đội tạo cú dứt. Chính vì thế mà Hà Lan có tới 29, 30 lần đưa banh đến gần khung gỗ của Đan Mạch mà họ vẫn không tung lưới đối phương được.
Ở trận thứ nhì thì thế trận quả có khác hơn, họ chuyền banh cho nhau nhiều hơn, nhưng họ lại không cùng bám theo banh. Anh Vũ Hoàng và quý thính giả thấy rõ ràng bao nhiêu lần banh vào vùng cấm địa của Đức mà chỉ thấy có một hay 2 chiếc áo màu cam đứng giữa một rừng áo trắng. Trong khi đó, mỗi lần Đức có banh là mỗi lần chúng ta thấy 5, 7 chiếc áo trắng cùng tiến lên. Có banh mà không có người thì cũng chỉ là vô ích thôi.
Vũ Hoàng: Liệu Hà Lan có thể vào vòng tứ kết không?
Nguyễn Khanh: Câu trả lời là vẫn có, với điều kiện phải có một phép lạ xảy ra trong trận họ gặp Bồ Đào Nha. Họ phải thắng Bồ Đào Nha dăm bảy quả, và Đan Mạch phải thua Đức. Chuyện này vẫn có thể xảy ra, nhưng rất khó. Nói cách khác là ngay giờ phút này chúng ta thấy Đức như cầm chắc chiếc vé vào tứ kết, chiếc vé thứ nhì của bảng B thì chưa rõ sẽ nằm trong tay Bồ Đào Nha hay Đan Mạch, và không ai bảo ai, thế giới biết sẽ phải chia tay với Hà Lan ngay từ vòng bảng.
Một fan hâm mộ của đội tuyển Croatia mỉm cười trước trận đấu Italy và
Croatia vào ngày 14/6/2012 tại sân vận động thành phố Poznan. AFP
Croatia vào ngày 14/6/2012 tại sân vận động thành phố Poznan. AFP
Vũ Hoàng: Vâng, Vũ Hoàng cũng nghĩ như thế, và tiện đây xin chia buồn với anh Nguyễn Khanh nhé. Chắc quý vị thính giả còn nhớ là từ ngày đầu tiên, anh Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi dự đoán Hà Lan nằm trong danh sách 3 nước có thể vào đến chung kết, rất tiêc là chuyện chung kết chưa thấy thì đã thấy chuyện chung cuộc cho Hà Lan. Trở lại với 2 trận banh ngày hôm nay. Anh nghĩ gì về trận Italy-Croatia?
Nguyễn Khanh: Thắng Cộng Hòa Ireland 3-1 hôm Chủ Nhật vừa rồi là thành tích đầu tiên của Croatia, và theo như ông huấn luyện viên Saven Bilic nói với báo chí sáng nay thì đội tuyển sẽ không dừng chân ở đó, hứa hẹn chiều nay mọi người sẽ có dịp nhìn thấy một trận banh sôi nổi, hào hứng hơn nữa.
Ông huấn luyện viên 43 tuổi này cũng cho biết là dàn quân của ông có thể đá hay hơn, nhịp nhàng hơn, nhưng ông hài lòng với đấu pháp, với kỹ thuật và với những đường banh họ đã thể hiện ở trận đầu. Có lẽ ý ông muốn nói là sẽ không có thay đổi nào quan trọng trong trận banh sắp diễn ra, và chúng ta sẽ nhìn thấy cặp bài trùng Mario Mandžukić and Nikica Jelavić cùng nhau xuất hiện trước khung gỗ của Italy, như đã từng thấy họ trước khung gỗ của Cộng Hòa Ireland cách đây 4 ngày.
Vũ Hoàng: Nhưng anh đừng quên đoàn quân Italy của ông huấn luyện viên Prandelli không phải là dễ nuốt đâu đấy nhé. Trong 2 năm qua, ông đã thay hình đổi dạng cho hội tuyển Ý đấy…
Nguyễn Khanh: Đương nhiên tôi không thể nào quên điều bạn Vũ Hoàng vừa nhắc, cám ơn bạn rất nhiều. Chính vì thế mà dân cá cược chọn Italy đứng kéo trên, nhưng theo tôi thì 50-50, và không ngạc nhiên khi hai hội hòa nhau trong trận banh này. Mì sợi của Ý không dễ nuốt, nhưng rào cản Croatia cũng chẳng dễ vượt.
Vũ Hoàng: Còn trận Cộng Hòa Ireland và Tây Ban Nha thì sao? Chắc anh chọn Tây Ban Nha chứ? Liệu đoàn quân áo xanh của Ireland có cơ hội nào không?
Nguyễn Khanh: Câu trả lời của tôi là không. Tôi mừng khi thấy Ireland vào đến vòng chung kết EURO 2012, nhưng phải thú thật với bạn là tôi thấy họ gặp khó khăn ngay từ khi bốc thăm chọn bảng, và từ sáng đến giờ tôi vẫn chưa tìm được lý do để họ có thể thắng Tây Ban Nha. Lúc nãy bạn bảo chúng ta sửa soạn chia tay với Hà Lan, thì tối nay chúng ta cũng sửa soạn chia tay với Ireland.
Vũ Hoàng: Kết quả?
Nguyễn Khanh: Tây Ban Nha ăn ít nhất 2 quả.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Nguyễn Khanh. Hẹn gặp lại anh và quý thính giả cũng giờ này ngày mai
Cầu thủ "nội" cầu thủ "ngoại"
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-14
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-14
Khi các hội tuyển nộp danh sách những cầu thủ sẽ khoác áo đại diện cho quốc gia dự tranh EURO 2012, điều các viên chức của Liên Đoàn Bóng Tròn Âu Châu UEFA nhận ra ngay là phần lớn những hội may mắn lấy được vé tranh giải lại là những hội có rất nhiều cầu thủ “ngoại” tức những cặp chân vàng sinh trưởng hay từng sinh sống ở nước khác trước khi họ nhập tịch và trở thành những khuôn mặt nổi bật của làng banh da thế giới.
Đội tuyển Cộng Hòa Ireland (bongdaso.com)
Được nhập tịch đặc biệt Trong số 16 hội đang so giày trên sân Ba Lan và Ukraine, chỉ có 3 hội gồm Anh, Tây Ban Nha và Cộng Hòa Czech có quyền hãnh diện khoe 100% cầu thủ sinh trưởng trong nước, 12 hội tuyển còn lại có khá nhiều cầu thủ sinh trưởng ở hải ngoại và đã từng có lúc mang quốc tịch của một nước khác.
Đứng đầu danh sách các hội có nhiều cầu thủ “ngoại” nhất là Cộng Hòa Ireland với 8 cầu thủ sinh trưởng ở Anh, kế đến là đoàn tuyển thủ Croatia có 6 cầu thủ sinh ở những nước khác, kể cả một mở mắt chào đời tại Bosnia-Herzegovina và một làm giấy khai sinh ở Australia. Với Ukraine và Liên Bang Nga, trong số cầu thủ của 2 hội này có tới 40 anh sinh trưởng ở một quốc gia không còn hiện diện trên bản đồ thế giới: Liên Bang Sô Viết.
Một điểm khác cũng được chú ý tới: không phải tất cả các cầu thủ đang có mặt tranh tài ở EURO 2012 đều là người… Âu Châu! Bằng chứng rõ ràng nhất là Ecuado của Croatia sinh tại Brazil (tổng cộng có 3 anh gốc Brazil đang đá cúp vô địch Âu Châu), anh Patrice Evra của hội tuyển Pháp sinh tại Senegal, đoàn quân Xứ Gauloise còn có Steve Mandanda sinh tại Zaire, trong khi một khuôn mặt nổi bật ở vòng bảng của hội tuyển Bồ Đào Nha là anh Nani lại sinh tại Cape Verde, anh Jores Okore đang đá cho Đan Mạch thì sinh tại Bờ Biển Ngà, hội tuyển Hy Lạp có Avraam Papadopulos từng mang quốc tịch Australia, hay Behrang Safari của Thụy Điển sinh ra và lớn lên tại Iran…
...cũng như các môn thể thao khác, luật lệ liên quan đến các cầu thủ đổi quốc tịch mà FIFA soạn thảo “nhắm vào mục đích tạo cơ hội thăng tiến cho các Liên Đoàn Bóng Tròn địa phương bằng cách giúp họ có thể kêu gọi những cầu thủ tài giỏi nước ngoài tham gia”, đồng thời tạo cơ hội cho các cầu thủ “khoác áo đại diện những nước mà họ có liên hệ, thấy phù hợp với ý muốn của họ”
TTK.FIFA Jerome Valcke
Những cầu thủ “ngoại” chuyển thành “nội” này dựa vào 3 tiêu chuẩn: họ theo gia đình ra nước ngoài và sau đó trở thành công dân quốc gia họ đang cư
Đội tuyển Cộng Hòa Ireland (bongdaso.com)ngụ, hoặc có liên hệ huyết thống với quốc gia họ muốn khoác áo đại diện (thí dụ như cha mẹ, ông bà là người Đức và quay về Đức đá cho hội tuyển quốc gia), hay họ là dân nước ngoài nhưng được một nước khác chú ý tới và mời tham gia, sẵn sàng cho họ “đặc biệt” được nhập tịch mà không phải trải qua thời gian chở đợi như những người bình thường khác.
“Thế giới thay đổi, quy định của chúng tôi cũng thay đổi theo” là giải thích được ông Tổng Thư Ký Jerome Valcke của Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA) đưa ra trong cuộc họp báo ở Nam Phi cách đây 2 năm, để trả lời câu hỏi về chuyện cầu thủ đổi quốc tịch để đá cho hội tuyển quốc gia họ chọn. Ông Valcke cho rằng cũng như các môn thể thao khác, luật lệ liên quan đến các cầu thủ đổi quốc tịch mà FIFA soạn thảo “nhắm vào mục đích tạo cơ hội thăng tiến cho các Liên Đoàn Bóng Tròn địa phương bằng cách giúp họ có thể kêu gọi những cầu thủ tài giỏi nước ngoài tham gia”, đồng thời tạo cơ hội cho các cầu thủ “khoác áo đại diện những nước mà họ có liên hệ, thấy phù hợp với ý muốn của họ” miễn là “mọi chuyện phải được thực hiện công khai và minh bạch”.
Tại sao chúng ta cần họ Điều đáng tiếc là ngay trong lãnh vực thể thao, chuyện “công khai và minh bạch” là điều chẳng đơn giản, điển hình là chuyện 3 nữ vận động viên bóng bàn của Singapore sau ngày chiếm huy chương bạc Olympic Bắc Kinh 2008.
Đứng đầu danh sách các hội có nhiều cầu thủ “ngoại” nhất là Cộng Hòa Ireland với 8 cầu thủ sinh trưởng ở Anh, kế đến là đoàn tuyển thủ Croatia có 6 cầu thủ sinh ở những nước khác, kể cả một mở mắt chào đời tại Bosnia-Herzegovina và một làm giấy khai sinh ở Australia. Với Ukraine và Liên Bang Nga, trong số cầu thủ của 2 hội này có tới 40 anh sinh trưởng ở một quốc gia không còn hiện diện trên bản đồ thế giới: Liên Bang Sô Viết.
Một điểm khác cũng được chú ý tới: không phải tất cả các cầu thủ đang có mặt tranh tài ở EURO 2012 đều là người… Âu Châu! Bằng chứng rõ ràng nhất là Ecuado của Croatia sinh tại Brazil (tổng cộng có 3 anh gốc Brazil đang đá cúp vô địch Âu Châu), anh Patrice Evra của hội tuyển Pháp sinh tại Senegal, đoàn quân Xứ Gauloise còn có Steve Mandanda sinh tại Zaire, trong khi một khuôn mặt nổi bật ở vòng bảng của hội tuyển Bồ Đào Nha là anh Nani lại sinh tại Cape Verde, anh Jores Okore đang đá cho Đan Mạch thì sinh tại Bờ Biển Ngà, hội tuyển Hy Lạp có Avraam Papadopulos từng mang quốc tịch Australia, hay Behrang Safari của Thụy Điển sinh ra và lớn lên tại Iran…
...cũng như các môn thể thao khác, luật lệ liên quan đến các cầu thủ đổi quốc tịch mà FIFA soạn thảo “nhắm vào mục đích tạo cơ hội thăng tiến cho các Liên Đoàn Bóng Tròn địa phương bằng cách giúp họ có thể kêu gọi những cầu thủ tài giỏi nước ngoài tham gia”, đồng thời tạo cơ hội cho các cầu thủ “khoác áo đại diện những nước mà họ có liên hệ, thấy phù hợp với ý muốn của họ”
TTK.FIFA Jerome Valcke
Những cầu thủ “ngoại” chuyển thành “nội” này dựa vào 3 tiêu chuẩn: họ theo gia đình ra nước ngoài và sau đó trở thành công dân quốc gia họ đang cư
Đội tuyển Cộng Hòa Ireland (bongdaso.com)ngụ, hoặc có liên hệ huyết thống với quốc gia họ muốn khoác áo đại diện (thí dụ như cha mẹ, ông bà là người Đức và quay về Đức đá cho hội tuyển quốc gia), hay họ là dân nước ngoài nhưng được một nước khác chú ý tới và mời tham gia, sẵn sàng cho họ “đặc biệt” được nhập tịch mà không phải trải qua thời gian chở đợi như những người bình thường khác.
“Thế giới thay đổi, quy định của chúng tôi cũng thay đổi theo” là giải thích được ông Tổng Thư Ký Jerome Valcke của Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA) đưa ra trong cuộc họp báo ở Nam Phi cách đây 2 năm, để trả lời câu hỏi về chuyện cầu thủ đổi quốc tịch để đá cho hội tuyển quốc gia họ chọn. Ông Valcke cho rằng cũng như các môn thể thao khác, luật lệ liên quan đến các cầu thủ đổi quốc tịch mà FIFA soạn thảo “nhắm vào mục đích tạo cơ hội thăng tiến cho các Liên Đoàn Bóng Tròn địa phương bằng cách giúp họ có thể kêu gọi những cầu thủ tài giỏi nước ngoài tham gia”, đồng thời tạo cơ hội cho các cầu thủ “khoác áo đại diện những nước mà họ có liên hệ, thấy phù hợp với ý muốn của họ” miễn là “mọi chuyện phải được thực hiện công khai và minh bạch”.
Tại sao chúng ta cần họ Điều đáng tiếc là ngay trong lãnh vực thể thao, chuyện “công khai và minh bạch” là điều chẳng đơn giản, điển hình là chuyện 3 nữ vận động viên bóng bàn của Singapore sau ngày chiếm huy chương bạc Olympic Bắc Kinh 2008.
Cả 3 tay vợt nữ này -tên Wang Yuegu, Li Jiawei and Feng Tianwei- đều sinh trưởng và tập luyện ở Trung Quốc, được chính phủ Singapore mời sang định cư với nhiều bổng lộc -đương nhiên có kèm theo cái passport để xác nhận họ là người Singapore-. Thành công của họ không đủ làm cho người dân quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á này hài lòng, mà ngược lại, dấy lên dư luận ngay trong nước cho rằng chính phủ đã chú trọng quá nhiều đến việc “nhờ vả” vận động viên nước ngoài thay vì “sử dụng khoản tiền đó” vào một chương trình huấn luyện cho những vận động viên trong nước.
Tại sao chúng ta lại cần họ? Trung Quốc có 1.3 tỷ người, Singapore chỉ có 4 triệu. Nếu chúng ta muốn thể thao và những lãnh vực khác phát triển thì phải hiểu không thể nào chỉ trông chờ vào người trong nước. Chúng ta đón chào tất cả những ai sẵn lòng giúp chúng ta, sẵn lòng xem đất nước này như quê hương của họ
Thủ Tướng Lý Hiển Long
Cuộc tranh cãi sôi nổi tới mức đích thân Thủ Tướng Lý Hiển Long phải nhảy vào can thiệp. Ông bảo rằng thông thường, “chúng ta chỉ gửi chừng 25 vận động viên dự tranh Olympic, trong đó phân nửa là những người mới nhập tịch Singapore. Tại sao chúng ta lại cần họ? Trung Quốc có 1.3 tỷ người,
Singapore chỉ có 4 triệu. Nếu chúng ta muốn thể thao và những lãnh vực khác phát triển thì phải hiểu không thể nào chỉ trông chờ vào người trong nước. Chúng ta đón chào tất cả những ai sẵn lòng giúp chúng ta, sẵn lòng xem đất nước này như quê hương của họ”.
Cũng chính cuộc tranh cãi này đã giúp một số người đặt thẳng câu hỏi với FIFA, đề nghị tổ chức thể thao quyền uy nhất thế giới nên có quy định về số cầu thủ “ngoại” các câu lạc bộ có thể thuê mướn và số cầu thủ “ngoại” mà các nước có thể “đặc biệt” mời tham gia hội tuyển, đồng thời thúc dục FIFA nên dành một ngân khoản nhiều hơn giúp các nước đang phát triển tổ chức những chương trình huấn luyện cầu thủ ngay từ lúc còn nhỏ, để có đủ người tài năng trong tương lai. Đến giờ, FIFA mới hứa thực hiện điều thứ nhì, còn chuyện giới hạn cầu thủ “ngoại” vẫn đang nằm trong vòng thảo luận với các Liên Đoàn địa phương, nhất là với UEFA.
Trong lúc chờ đợi quyết định của FIFA, một số cầu thủ “ngoại” đang khoe tài ở sân EURO 2012 chắc cũng chẳng vui gì khi thấy “quê mẹ” đang gặp khó khăn, trong lúc hội bóng của “quê hương thứ hai” mà họ đang khoác áo lại hùng dũng tiến bước. Điều này có thể được áp dụng với 2 siêu sao Lukas Podolski và Miroslav Klose của cỗ xe tăng Đức Quốc. Hầu như chẳng có trở ngại nào có thể cản đoàn quân Đức tiến vào vòng tứ kết, nhưng “quê mẹ” Ba Lan của 2 anh cầu thủ nổi tiếng này chưa chắc đã vượt qua được vòng bảng.
Euro 2012 - chuyện bên lề
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-13
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-13
Hôm nay các hội bảng B sẽ ra sân đá trận thứ nhì vòng bảng, và tất cả các anh chị em phát thanh viên cũng như các bạn ban web đang chờ đợi xem anh Nguyễn Khanh của Đài chúng ta sẽ dự đoán như thế nào, phải không bạn Vũ Hoàng?
AFP photo
Người hâm mộ bóng đá xem trận Bồ Đào Nha và Đan Mạch ngày 13 tháng 6 năm 2012.
Người hâm mộ bóng đá xem trận Bồ Đào Nha và Đan Mạch ngày 13 tháng 6 năm 2012.
Vũ Hoàng: Vâng. Một lần nữa Vũ Hoàng xin gửi lời chào đến quý thính giả và đến anh Nguyễn Khanh. Vũ Hoàng phải nói ngay là ngày nào cũng giờ này, anh chị em trong Đài đều nóng lòng chờ xem anh Khanh dự đoán như thế nào để bắt ngược lại là sẽ thắng cược đến 70% hay 80%. Vũ Hoàng đã có anh Nguyễn Khanh ở đầu dây điện thoại. Mừng gặp lại anh Khanh.
Nguyễn Khanh: Từ sân cỏ EURO 2012, tôi cũng mừng được gặp lại quý thính giả và anh Vũ Hoàng. Các bạn cứ trêu tôi, bảo là tôi thường đoán sai. Có lẽ phải chữa thẹn bằng cánh nói là tôi “cố ý” đoán sai đấy, để cho các bạn có cơ hội thắng cược, vì đúng như bạn Vũ Hoàng vừa nói thì anh em cứ bắt ngược lại, 10 trận thắng đến bảy, tám. Cũng phải thưa ngay cùng quý thính giả là anh chị em trong Ban Việt Ngữ ngày nào cũng có một chầu cà phê sáng lúc họp ban, và cá cược với nhau thì cũng chỉ là ly cà phê buổi sáng mà thôi. Bạn nào theo tôi thì xin chia buồn vì thua cà phê, bạn nào bắt ngược lại thì xin chúc mừng, vì được uống cà phê không mất tiền.
Nhân tiện nói đến cà phê thì cũng phải kể chuyện ăn uống ở EURO 2012…
Vũ Hoàng: Hay quá, các bạn bảo Vũ Hoàng phải hỏi anh Khanh về chuyện ăn uống như thế nào?
Nguyễn Khanh: Uống thì người dân Ba Lan xem bóng đá thế nào mỗi người cũng phải làm một vài vại bia cho khí thế, ăn thì phải thú thật là món ăn Ba Lan rất ngon, chỉ mỗi ba món xúc xích, đùi heo nướng và cá hồi nướng đã đủ mê rồi. Phải nói ngay với các bạn là về ăn thì hầu như ngày nào tôi cũng ăn xúc xích với bánh mì, no tới đâu thì cũng phải có một miếng xúc xích với bánh mì quệt mù tạt. Ngon tuyệt vời.
Nhưng đây mới là chuyện còn hay hơn nữa. Tôi là người mê ăn phở. Mùi phở ở Việt Nam khác mùi phở ở Mỹ, mùi phở ở Mỹ khác mùi phở ở Ba Lan. Mỗi bát một vẻ, mười phân vẹn mười. Đi tác nghiệp xa nhà có bát phở ăn ngay tại thủ đô Vacsava, không còn gì bằng.
Một chuyện khác nữa cũng phải kể cho các bạn nghe là tối hôm qua được ăn bún chả, quạt than nhé, chứ không phải nướng chả bằng lò gaz đâu. Lâu lắm rồi mới được ngửi lại mùi chả nướng, nhất các bạn ạ. Tôi ăn ngay 2 phần, một phần cho mình và một phần cho các bạn ở Washington D.C. Kể ra ở đây để cho các bạn biết là dù đi xa nhưng lúc nào cũng vẫn nhớ tới anh em, bạn bè…
Nguyễn Khanh: Từ sân cỏ EURO 2012, tôi cũng mừng được gặp lại quý thính giả và anh Vũ Hoàng. Các bạn cứ trêu tôi, bảo là tôi thường đoán sai. Có lẽ phải chữa thẹn bằng cánh nói là tôi “cố ý” đoán sai đấy, để cho các bạn có cơ hội thắng cược, vì đúng như bạn Vũ Hoàng vừa nói thì anh em cứ bắt ngược lại, 10 trận thắng đến bảy, tám. Cũng phải thưa ngay cùng quý thính giả là anh chị em trong Ban Việt Ngữ ngày nào cũng có một chầu cà phê sáng lúc họp ban, và cá cược với nhau thì cũng chỉ là ly cà phê buổi sáng mà thôi. Bạn nào theo tôi thì xin chia buồn vì thua cà phê, bạn nào bắt ngược lại thì xin chúc mừng, vì được uống cà phê không mất tiền.
Nhân tiện nói đến cà phê thì cũng phải kể chuyện ăn uống ở EURO 2012…
Vũ Hoàng: Hay quá, các bạn bảo Vũ Hoàng phải hỏi anh Khanh về chuyện ăn uống như thế nào?
Nguyễn Khanh: Uống thì người dân Ba Lan xem bóng đá thế nào mỗi người cũng phải làm một vài vại bia cho khí thế, ăn thì phải thú thật là món ăn Ba Lan rất ngon, chỉ mỗi ba món xúc xích, đùi heo nướng và cá hồi nướng đã đủ mê rồi. Phải nói ngay với các bạn là về ăn thì hầu như ngày nào tôi cũng ăn xúc xích với bánh mì, no tới đâu thì cũng phải có một miếng xúc xích với bánh mì quệt mù tạt. Ngon tuyệt vời.
Nhưng đây mới là chuyện còn hay hơn nữa. Tôi là người mê ăn phở. Mùi phở ở Việt Nam khác mùi phở ở Mỹ, mùi phở ở Mỹ khác mùi phở ở Ba Lan. Mỗi bát một vẻ, mười phân vẹn mười. Đi tác nghiệp xa nhà có bát phở ăn ngay tại thủ đô Vacsava, không còn gì bằng.
Một chuyện khác nữa cũng phải kể cho các bạn nghe là tối hôm qua được ăn bún chả, quạt than nhé, chứ không phải nướng chả bằng lò gaz đâu. Lâu lắm rồi mới được ngửi lại mùi chả nướng, nhất các bạn ạ. Tôi ăn ngay 2 phần, một phần cho mình và một phần cho các bạn ở Washington D.C. Kể ra ở đây để cho các bạn biết là dù đi xa nhưng lúc nào cũng vẫn nhớ tới anh em, bạn bè…
RFA photo

Anh Nguyễn Khanh cùng chụp hình với các cô gái Ba Lan
Vũ Hoàng: Cám ơn lòng tốt của anh Nguyễn Khanh. Đi xa mà còn nhớ đến anh em như thế thì đúng là… quý hóa quá. Anh em ở bên này cũng thế, mỗi lần có cái gì ngon cũng ăn thêm một miếng cho anh Khanh đấy nhé. Các bạn đều muốn hỏi là ai dẫn anh đi ăn bún chả vậy?
Nguyễn Khanh: Bữa bún chả tôi được ăn do một cặp vợ chồng trẻ Việt Nam mời. Cô vợ người ở Ba Lan, tức là dân “cộng”, anh chồng là dân Tiệp, tức là dân “xù”. Hình ảnh “cộng” với “xù” ngồi ăn chung với Việt kiều Mỹ là một trong những hình ảnh mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Vũ Hoàng: Bà con mình bên đó làm ăn ra sao hả anh? Có tốt không anh?
Nguyễn Khanh: Theo như bà con nói với tôi thì những năm trước đây làm ăn tốt lắm, lúc này thì “túc tắc” cầm chừng chứ không “phất” như thời trước. Một số bạn lại bảo với tôi là “đuội” lắm, kiếm được đồng tiền không dễ như ngày xưa. Tình trạng kinh tế khó khăn nơi nào cũng đang phải gánh chịu, kể cả ở Đông Âu, ảnh hưởng đến mọi người, kể cả bà con người Việt của mình, dân “xù” cũng như dân “cộng”. Một vài người còn kể với tôi là có vài người làm ăn không thành công, dẫn đến chuyện “bùng” nợ, tức là trốn nợ, chạy nợ, vì không có tiền trả.
Nhưng mọi người vẫn vui vẻ, rất quý khách, đó là điều tôi cũng phải nói ra ở đây. Và đương nhiên là rất “máu” bóng đá, đá bóng.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh cho câu chuyện bên lề sân cỏ. Các bạn trẻ của RFA muốn biết thêm là những cô gái Ba Lan thế nào? Nhận xét của anh về phụ nữ Ba Lan ra sao?
Nguyễn Khanh: Có lẽ tôi phải dùng lời của anh Michal (đọc là Mi-khau), một anh bạn nhà báo địa phương. Anh Michal bảo là tìm một thiếu nữ xinh dẹp ở Ba Lan còn dễ hơn tìm bang tuyết ở vùng Bắc Cực. Các cô rất hiền hòa, vui tính, và cũng rất ngoan đạo. Anh nào muốn làm rể Ba Lan thì nhớ phải chăm chỉ đọc kinh, đi nhà thờ nhé.
Vũ Hoàng: Anh Khanh nhớ nói với mọi người là trong danh sách chăm chỉ này có Vũ Hoàng đứng đầu sổ nhé. Trở lại với 2 trận banh ngày hôm nay, muốn hỏi nhận xét của anh như thế nào?
Nguyễn Khanh: Rất nhanh, tôi tin rằng Bồ Đào Nha trội hơn Đan Mạch, Há Lan cầm chân Đức. Vé vào tứ kết của bảng B sẽ được định đoạt ở trận cuối cùng, khi Hà Lan gặp Bồ Đào Nha.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh, xin hẹn gặp lại anh và quý thính giả cũng giờ này ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Vũ Hoàng. Cám ơn quý thính giả.
Vũ Hoàng: Cám ơn lòng tốt của anh Nguyễn Khanh. Đi xa mà còn nhớ đến anh em như thế thì đúng là… quý hóa quá. Anh em ở bên này cũng thế, mỗi lần có cái gì ngon cũng ăn thêm một miếng cho anh Khanh đấy nhé. Các bạn đều muốn hỏi là ai dẫn anh đi ăn bún chả vậy?
Nguyễn Khanh: Bữa bún chả tôi được ăn do một cặp vợ chồng trẻ Việt Nam mời. Cô vợ người ở Ba Lan, tức là dân “cộng”, anh chồng là dân Tiệp, tức là dân “xù”. Hình ảnh “cộng” với “xù” ngồi ăn chung với Việt kiều Mỹ là một trong những hình ảnh mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Vũ Hoàng: Bà con mình bên đó làm ăn ra sao hả anh? Có tốt không anh?
Nguyễn Khanh: Theo như bà con nói với tôi thì những năm trước đây làm ăn tốt lắm, lúc này thì “túc tắc” cầm chừng chứ không “phất” như thời trước. Một số bạn lại bảo với tôi là “đuội” lắm, kiếm được đồng tiền không dễ như ngày xưa. Tình trạng kinh tế khó khăn nơi nào cũng đang phải gánh chịu, kể cả ở Đông Âu, ảnh hưởng đến mọi người, kể cả bà con người Việt của mình, dân “xù” cũng như dân “cộng”. Một vài người còn kể với tôi là có vài người làm ăn không thành công, dẫn đến chuyện “bùng” nợ, tức là trốn nợ, chạy nợ, vì không có tiền trả.
Nhưng mọi người vẫn vui vẻ, rất quý khách, đó là điều tôi cũng phải nói ra ở đây. Và đương nhiên là rất “máu” bóng đá, đá bóng.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh cho câu chuyện bên lề sân cỏ. Các bạn trẻ của RFA muốn biết thêm là những cô gái Ba Lan thế nào? Nhận xét của anh về phụ nữ Ba Lan ra sao?
Nguyễn Khanh: Có lẽ tôi phải dùng lời của anh Michal (đọc là Mi-khau), một anh bạn nhà báo địa phương. Anh Michal bảo là tìm một thiếu nữ xinh dẹp ở Ba Lan còn dễ hơn tìm bang tuyết ở vùng Bắc Cực. Các cô rất hiền hòa, vui tính, và cũng rất ngoan đạo. Anh nào muốn làm rể Ba Lan thì nhớ phải chăm chỉ đọc kinh, đi nhà thờ nhé.
Vũ Hoàng: Anh Khanh nhớ nói với mọi người là trong danh sách chăm chỉ này có Vũ Hoàng đứng đầu sổ nhé. Trở lại với 2 trận banh ngày hôm nay, muốn hỏi nhận xét của anh như thế nào?
Nguyễn Khanh: Rất nhanh, tôi tin rằng Bồ Đào Nha trội hơn Đan Mạch, Há Lan cầm chân Đức. Vé vào tứ kết của bảng B sẽ được định đoạt ở trận cuối cùng, khi Hà Lan gặp Bồ Đào Nha.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh, xin hẹn gặp lại anh và quý thính giả cũng giờ này ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Vũ Hoàng. Cám ơn quý thính giả.
Trước giờ bóng lăn trận Ba Lan gặp Liên bang Nga
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-11
Thứ Ba 12 tháng Sáu 2012 có thể là ngày sóng gió cho giải EURO năm nay.
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-11
Thứ Ba 12 tháng Sáu 2012 có thể là ngày sóng gió cho giải EURO năm nay.
Photo by Nguyễn Khanh/RFA - “Nàng voi” Citta, nữ thần tiên tri bóng đá của xứ Ba Lan.
Khúc mắc lịch sử hai nước
Sáng sớm mới mở email đã thấy bạn bè gọi nhau ơi ới, bảo đi đâu thì đi, nhớ phải về Warsaw cho thật sớm. Lý do: hai hội tuyển Ba Lan và Liên Bang Nga gặp nhau, và người dân Ba Lan chẳng mấy ai ưa Nga.
Tin tức vừa thông báo sẽ có một cuộc diễu hành quy tụ khoảng 10,000 cổ động viên Nga diễn ra trên đường phố thủ đô Warsaw trước khi trận banh bắt đầu, tức khắc dư luận bực bội của cư dân địa phương nổi lên.
Họ vẫn chưa quên những khúc mắc của lịch sử quan hệ giữa 2 nước, chưa quên được những tranh cãi về nhiên liệu và an ninh, và gần nhất là chuyện hai năm trước đây chiếc máy bay chở Tổng Thống Ba Lan Lech Kaczynski lâm nạn khiến ông và 95 người khác tử nạn.
Đến giờ rất nhiều người Ba Lan tin Moscow là thủ phạm, hay ít nhất phải lãnh một phần trách nhiệm, của tai nạn hàng không thảm khốc xảy ra trên không phận thành phố Smolensk thuộc miền Tây của Liên Bang Nga.
Theo dân Ba Lan, chính quyền Nga giết vị Tổng Thống đáng kính của họ chỉ vì ông không tin vào những người lãnh đạo Nga đang ngồi ở Điện Kremlin, trong khi Moscow cố tìm cách lôi kéo Ba Lan trở lại với quỹ đạo của Nga, tương tự như chuyện Ba Lan từng nằm trong vòng kiểm soát của người Nga dưới thời Liên Bang Xô Viết.
Không rõ chủ trương bài Nga của Cố Tổng Thống Lech Kaczynski có phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông hay không, nhưng với người dân Ba Lan thì rõ ràng, họ tin đây là một vụ ám sát chính trị.
Niềm tin của họ lại càng lớn và vững mạnh hơn nữa sau khi Tổng Thống Nga thời đó là ông Dmitry Medvedev cử Thủ Tướng Vladimir Putin làm Trưởng Ban Điều Tra Đặc Biệt để tìm hiểu tại sao chiếc phi cơ chở phái đoàn chính phủ nước bạn lại lâm nạn lúc đang sửa soạn đáp xuống phi trường quân sự ở Smolensk.
Cuộc điều tra này đến giờ vẫn chưa đưa ra kết quả nào rõ rệt cả, hay nói như các nhà báo Ba Lan mà tôi có dịp hỏi chuyện thì “đưa một anh cựu trùm KGB (là ông Putin) đi điều tra thì làm sao có được sự thật”, và việc đến giờ bên Nga vẫn chưa trả cho Ba Lan xác chiếc phi cơ khiến mọi người lại càng thắc mắc hơn, tin rằng “chắc chắn phải có điều gì đó mà Moscow muốn giấu diếm”.
Biết trước tình huống sẽ khó khăn, ông huấn luyện viên Dick Advocaat và ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Nga (RSF) Sergei Fursenko cùng với Đại Sứ Nga tại Warsaw đã hướng dẫn một phái đoàn đến Dinh Tổng Thống Ba Lan để đặt vòng hoa kỷ niệm những người không may chết trên chuyến bay định mệnh, đồng thời cũng hy vọng xóa tan được phần nào bầu không khí chính trị đang bao trùm trận bóng.
Hành động ngoại giao~
Khúc mắc lịch sử hai nước
Sáng sớm mới mở email đã thấy bạn bè gọi nhau ơi ới, bảo đi đâu thì đi, nhớ phải về Warsaw cho thật sớm. Lý do: hai hội tuyển Ba Lan và Liên Bang Nga gặp nhau, và người dân Ba Lan chẳng mấy ai ưa Nga.
Tin tức vừa thông báo sẽ có một cuộc diễu hành quy tụ khoảng 10,000 cổ động viên Nga diễn ra trên đường phố thủ đô Warsaw trước khi trận banh bắt đầu, tức khắc dư luận bực bội của cư dân địa phương nổi lên.
Họ vẫn chưa quên những khúc mắc của lịch sử quan hệ giữa 2 nước, chưa quên được những tranh cãi về nhiên liệu và an ninh, và gần nhất là chuyện hai năm trước đây chiếc máy bay chở Tổng Thống Ba Lan Lech Kaczynski lâm nạn khiến ông và 95 người khác tử nạn.
Đến giờ rất nhiều người Ba Lan tin Moscow là thủ phạm, hay ít nhất phải lãnh một phần trách nhiệm, của tai nạn hàng không thảm khốc xảy ra trên không phận thành phố Smolensk thuộc miền Tây của Liên Bang Nga.
Theo dân Ba Lan, chính quyền Nga giết vị Tổng Thống đáng kính của họ chỉ vì ông không tin vào những người lãnh đạo Nga đang ngồi ở Điện Kremlin, trong khi Moscow cố tìm cách lôi kéo Ba Lan trở lại với quỹ đạo của Nga, tương tự như chuyện Ba Lan từng nằm trong vòng kiểm soát của người Nga dưới thời Liên Bang Xô Viết.
Không rõ chủ trương bài Nga của Cố Tổng Thống Lech Kaczynski có phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông hay không, nhưng với người dân Ba Lan thì rõ ràng, họ tin đây là một vụ ám sát chính trị.
Niềm tin của họ lại càng lớn và vững mạnh hơn nữa sau khi Tổng Thống Nga thời đó là ông Dmitry Medvedev cử Thủ Tướng Vladimir Putin làm Trưởng Ban Điều Tra Đặc Biệt để tìm hiểu tại sao chiếc phi cơ chở phái đoàn chính phủ nước bạn lại lâm nạn lúc đang sửa soạn đáp xuống phi trường quân sự ở Smolensk.
Cuộc điều tra này đến giờ vẫn chưa đưa ra kết quả nào rõ rệt cả, hay nói như các nhà báo Ba Lan mà tôi có dịp hỏi chuyện thì “đưa một anh cựu trùm KGB (là ông Putin) đi điều tra thì làm sao có được sự thật”, và việc đến giờ bên Nga vẫn chưa trả cho Ba Lan xác chiếc phi cơ khiến mọi người lại càng thắc mắc hơn, tin rằng “chắc chắn phải có điều gì đó mà Moscow muốn giấu diếm”.
Biết trước tình huống sẽ khó khăn, ông huấn luyện viên Dick Advocaat và ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Nga (RSF) Sergei Fursenko cùng với Đại Sứ Nga tại Warsaw đã hướng dẫn một phái đoàn đến Dinh Tổng Thống Ba Lan để đặt vòng hoa kỷ niệm những người không may chết trên chuyến bay định mệnh, đồng thời cũng hy vọng xóa tan được phần nào bầu không khí chính trị đang bao trùm trận bóng.
Hành động ngoại giao~
Mọi người cầu nguyện trước dinh tổng thống ở Warsaw hôm 10/6/2012 để tưởng nhớ
tai nạn máy bay hôm 10/4/2010 khiến Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski tử nạn. AFP
tai nạn máy bay hôm 10/4/2010 khiến Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski tử nạn. AFP
Nói với báo chí, ông Fursenko cho hay tai nạn hàng không xảy ra 2 năm trước đây “không chỉ là mất mát của người dân Ba Lan mà còn là một mất mát lớn cho nước Nga”.
Vì thế, ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Nga bảo tiếp: “vừa đặt chân đến đây, chúng tôi thấy ngay trách nhiệm của đoàn là phải đến đặt vòng hoa tưởng niệm để chia sẻ nỗi đau buồn chung của cả 2 nước”.
Hành động ngoại giao đó vẫn chưa đủ để người dân bản xứ tin vào chính quyền Nga. Bà Mariola Gac, một nhân viên chính phủ Ba Lan nói với các nhà báo nước ngoài là “chúng tôi cảm kích chuyện họ đặt vòng hoa tưởng niệm, chúng tôi chẳng thù ghét gì người dân Nga hay nước Nga cả, nhưng chúng tôi không tin chính quyền Nga nói thật về tai nạn đã giết chết Tổng Thống của chúng tôi”.
Ngay cả chuyện cổ động viên Nga diễu hành và cam kết sẽ tuân thủ đúng luật lệ của Ba Lan cũng không làm cho người dân bản xứ hài lòng. Trên trang mạng xã hội Facebook, một thanh niên Nga viết dưới biệt danh là MPM chia sẻ cảm nghĩ của anh:
“Thế giới không ai muốn nhìn thấy bất cứ biểu tượng nào của Nga. Ba Lan là nước cấm phát xít và cộng sản hoạt động, hình ảnh của Nga ngày nay vẫn không xóa mờ được hình ảnh kinh hoàng của Nga dưới thời Lê Nin và Stalin. Đó là hình ảnh của một tập thể lãnh đạo chỉ muốn những dân tộc khác làm nô dịch cho mình. Đó là hình ảnh của những kẻ sẵn sàng giết dân, kể cả người dân của nước họ và dân của những nước khác”.
Các trang mạng xã hội cũng đầy rẫy những hình ảnh phá phách của các cổ động viên Nga, từ ném pháo khói xuống sân đến căng những biểu ngữ kẻ các hàng chữ mang ý nghĩa khinh bỉ cầu thủ Cộng Hòa Tiệp, nói lời khiếm nhã với anh cầu thủ Tiệp da đen Theodor Gebre Selassie, hành hung nhân viên bảo vệ (có 4 nhân viên bị thương) trong trận hôm thứ Sáu tuần trước ở sân Wroclaw.
Thông cáo mới nhất của Liên Đoàn Bóng Đá Âu Châu UEFA viết rằng đang mở cuộc điều tra, vài ngày nữa sẽ công bố hình phạt đối với Liên Đoàn Bóng Đá Nga.
Giữa lúc tình hình sôi động như vậy, chỉ có một “người đẹp” nhởn nhơ, mơ màng, chẳng màng gì đến chuyện… "chính chị, chính em". Người đẹp đó là “nàng voi” Citta, nữ thần tiên tri bóng đá của xứ Ba Lan. Sáng hôm qua (thứ Hai), cô nàng chọn Ba Lan thắng Liên Bang Nga trong trận so giày sắp sửa diễn ra.
EURO 2012 - Bảng D
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-11 * Xin Bấm vào Tam giác màu lục bên phải cái loa để nghe tường trình cùa BTV Nguyễn Khanh - RFA
Nguyễn Khanh, biên tập viên RFA
2012-06-11 * Xin Bấm vào Tam giác màu lục bên phải cái loa để nghe tường trình cùa BTV Nguyễn Khanh - RFA
Hôm nay là ngày thứ tư của Giải Vô Địch Bóng Đá Châu Âu EURO 2012, và chừng một giờ đồng hồ nữa, 4 đội tuyển nằm trong bảng D sẽ ra sân đấu trận vòng bảng đầu tiên
AFP photo - Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia của Pháp bắt đầu buổi
tập luyện vào ngày 9 tháng 6 năm 2012 tại sân vận động Arena Donbass
tập luyện vào ngày 9 tháng 6 năm 2012 tại sân vận động Arena Donbass
Kinh tế và chính trị
Anh Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do hiện đang có mặt tại Ba Lan sẽ cùng với Vũ Hoàng gửi đến quý thính giả những tin tức liên quan đến giải lần này. Xin mời bạn Vũ Hoàng.
Vũ Hoàng: Chào anh Nguyễn Khanh. Sao anh lăn với quả bóng tới đâu rồi?
Nguyễn Khanh: Từ EURO 2012, một lần nữa Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả và chào bạn Vũ Hoàng. Bạn hỏi tôi là lăn đến đâu rồi, phải thưa ngay là 24 giờ đồng hồ hầu như tôi ngồi yên một chỗ…
Vũ Hoàng: Tại sao thế? Anh mà chịu ngồi yên một chỗ cơ à?
Nguyễn Khanh: Không chịu cũng phải chịu, vì trời mưa tầm tã. Từ chiều hôm qua trời Warsaw đổ cơn mưa như trút nước, mưa suốt đêm và đến bây giờ vẫn chưa tạnh. Dự báo thời tiết cho biết phải đến gần trưa mai mới thấy ánh mặt trời, nhưng sang ngày thứ Tư và thứ Năm lại mưa tiếp. Thời tiết như thế này ảnh hưởng đến kinh tế bóng đá, vì mọi người hầu như ai nấy ở nhà xem truyền hình, chẳng mấy người muốn đi ra quán ngồi uống bia, hò hét với bạn bè. Hôm qua, có ghé ngang qua một vài quán bar, mở cửa ngó vào xem khách khứa đồng đảo thế nào, chỉ thấy quán nào cũng chỉ có vài người, không có được không khí vui như hai ngày đầu tiên của Giải.
Vũ Hoàng: Anh vừa nói đến chuyện kinh tế. Muốn hỏi anh là EURO 2012 sẽ đem lại lợi nhuận như thế nào cho 2 ông chủ nhà Ba Lan và Ukraina?
Nguyễn Khanh: Lợi nhuận thì rất nhiều. Chỉ riêng về mặt kinh tế không thôi, mỗi quốc gia bỏ ra chừng 80 tỷ dollars để trang trải chi phí tổ chức, và riêng Ba Lan thì các viên chức chính phủ nói sẽ thu về được 110 tỷ, tức lãi khoảng 30 tỷ nhờ EURO 2012. Nhưng theo tôi, điều quan trọng nhất vẫn nằm gọn trong phát biểu của ông Michel Platini, Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA, ông bảo rằng “Khi các quốc gia được chọn tổ chức EURO, World Cup hay Olympic, đời sống của người dân những nước đó trở nên dễ chịu hơn, và rất nhiều điều khác mà họ sẽ không bao giờ quên được”.
Thời tiết như thế này ảnh hưởng đến kinh tế bóng đá, vì mọi người hầu như ai nấy ở nhà xem truyền hình, chẳng mấy người muốn đi ra quán ngồi uống bia, hò hét với bạn bè.
Anh Nguyễn Khanh
Ông Platini bảo tiếp: “những điều người dân hai quốc gia đồng chủ nhà Ba Lan và Ukraina sẽ chẳng bao giờ quên - và quan trọng chẳng kém- là những kỷ niệm về các trận banh, cầu thủ, những điều xảy ra trong suốt thời gian tranh tài và những cảm xúc mà họ có được cũng như đã dành cho Giải”. Điều đó có nghĩa là khi tinh thần hưng phấn hơn, mọi người sẽ vui và hăng say hơn trong mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực kinh tế mà bạn Vũ Hoàng vừa nói.
Vũ Hoàng: Thế còn không khí chính trị thì sao?
Nguyễn Khanh: Tôi thấy trong những ngày đầu tiên, không ai chú ý đến chính trị cả, họ chỉ nói về bóng đá và đá bóng. Nhưng mới sáng hôm nay thì các bạn nhà báo người Ba Lan cho biết ngày mai là ngay hội tuyển Ba Lan so giầy với hội tuyển Nga, có thể sẽ có biểu tình. Bạn Vũ Hoàng và quý thính giả cũng rõ là Ba Lan và Nga có nhiều khúc mắc lịch sử lắm, hay nói như một số người địa phương ở đây là dân Ba Lan không ưa Nga, không thích Nga, nên chuyện biểu tình chống Nga là điều có thể đoán biết trước.
Cũng phải nói thêm là biểu tình có xảy ra hay không thì ngày mai mới biết, nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì đến trái banh lăn trên sân cỏ đâu. Ai ai cũng bảo nếu trận mở màn đã hò hét ủng hộ hội tuyển nhà trong trận gặp Ba Lan thì tối mai họ còn hò hét, cổ vũ bạo hơn nữa trong trận so giày với Nga. Một số người còn nói nếu thắng Nga thì đó là một chiến thắng cả về thể thao lẫn chính trị, nếu thắng đội tuyển Nga thì cả Ba Lan sẽ không ngủ. Xin thưa thêm cùng quý thính giả là trận Ba Lan gặp Nga ở sân vận động quốc gia Vacsava là trận thứ nhì của bảng A.
Đội nào sẽ đứng đầu bảng D
Anh Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do hiện đang có mặt tại Ba Lan sẽ cùng với Vũ Hoàng gửi đến quý thính giả những tin tức liên quan đến giải lần này. Xin mời bạn Vũ Hoàng.
Vũ Hoàng: Chào anh Nguyễn Khanh. Sao anh lăn với quả bóng tới đâu rồi?
Nguyễn Khanh: Từ EURO 2012, một lần nữa Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quý thính giả và chào bạn Vũ Hoàng. Bạn hỏi tôi là lăn đến đâu rồi, phải thưa ngay là 24 giờ đồng hồ hầu như tôi ngồi yên một chỗ…
Vũ Hoàng: Tại sao thế? Anh mà chịu ngồi yên một chỗ cơ à?
Nguyễn Khanh: Không chịu cũng phải chịu, vì trời mưa tầm tã. Từ chiều hôm qua trời Warsaw đổ cơn mưa như trút nước, mưa suốt đêm và đến bây giờ vẫn chưa tạnh. Dự báo thời tiết cho biết phải đến gần trưa mai mới thấy ánh mặt trời, nhưng sang ngày thứ Tư và thứ Năm lại mưa tiếp. Thời tiết như thế này ảnh hưởng đến kinh tế bóng đá, vì mọi người hầu như ai nấy ở nhà xem truyền hình, chẳng mấy người muốn đi ra quán ngồi uống bia, hò hét với bạn bè. Hôm qua, có ghé ngang qua một vài quán bar, mở cửa ngó vào xem khách khứa đồng đảo thế nào, chỉ thấy quán nào cũng chỉ có vài người, không có được không khí vui như hai ngày đầu tiên của Giải.
Vũ Hoàng: Anh vừa nói đến chuyện kinh tế. Muốn hỏi anh là EURO 2012 sẽ đem lại lợi nhuận như thế nào cho 2 ông chủ nhà Ba Lan và Ukraina?
Nguyễn Khanh: Lợi nhuận thì rất nhiều. Chỉ riêng về mặt kinh tế không thôi, mỗi quốc gia bỏ ra chừng 80 tỷ dollars để trang trải chi phí tổ chức, và riêng Ba Lan thì các viên chức chính phủ nói sẽ thu về được 110 tỷ, tức lãi khoảng 30 tỷ nhờ EURO 2012. Nhưng theo tôi, điều quan trọng nhất vẫn nằm gọn trong phát biểu của ông Michel Platini, Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA, ông bảo rằng “Khi các quốc gia được chọn tổ chức EURO, World Cup hay Olympic, đời sống của người dân những nước đó trở nên dễ chịu hơn, và rất nhiều điều khác mà họ sẽ không bao giờ quên được”.
Thời tiết như thế này ảnh hưởng đến kinh tế bóng đá, vì mọi người hầu như ai nấy ở nhà xem truyền hình, chẳng mấy người muốn đi ra quán ngồi uống bia, hò hét với bạn bè.
Anh Nguyễn Khanh
Ông Platini bảo tiếp: “những điều người dân hai quốc gia đồng chủ nhà Ba Lan và Ukraina sẽ chẳng bao giờ quên - và quan trọng chẳng kém- là những kỷ niệm về các trận banh, cầu thủ, những điều xảy ra trong suốt thời gian tranh tài và những cảm xúc mà họ có được cũng như đã dành cho Giải”. Điều đó có nghĩa là khi tinh thần hưng phấn hơn, mọi người sẽ vui và hăng say hơn trong mọi lãnh vực, kể cả lãnh vực kinh tế mà bạn Vũ Hoàng vừa nói.
Vũ Hoàng: Thế còn không khí chính trị thì sao?
Nguyễn Khanh: Tôi thấy trong những ngày đầu tiên, không ai chú ý đến chính trị cả, họ chỉ nói về bóng đá và đá bóng. Nhưng mới sáng hôm nay thì các bạn nhà báo người Ba Lan cho biết ngày mai là ngay hội tuyển Ba Lan so giầy với hội tuyển Nga, có thể sẽ có biểu tình. Bạn Vũ Hoàng và quý thính giả cũng rõ là Ba Lan và Nga có nhiều khúc mắc lịch sử lắm, hay nói như một số người địa phương ở đây là dân Ba Lan không ưa Nga, không thích Nga, nên chuyện biểu tình chống Nga là điều có thể đoán biết trước.
Cũng phải nói thêm là biểu tình có xảy ra hay không thì ngày mai mới biết, nhưng cũng chẳng ảnh hưởng gì đến trái banh lăn trên sân cỏ đâu. Ai ai cũng bảo nếu trận mở màn đã hò hét ủng hộ hội tuyển nhà trong trận gặp Ba Lan thì tối mai họ còn hò hét, cổ vũ bạo hơn nữa trong trận so giày với Nga. Một số người còn nói nếu thắng Nga thì đó là một chiến thắng cả về thể thao lẫn chính trị, nếu thắng đội tuyển Nga thì cả Ba Lan sẽ không ngủ. Xin thưa thêm cùng quý thính giả là trận Ba Lan gặp Nga ở sân vận động quốc gia Vacsava là trận thứ nhì của bảng A.
Đội nào sẽ đứng đầu bảng D
Cổ động viên đội tuyển Anh trước trận đấu giữa Anh - Pháp hôm nay 11/6/2012. AFP
Vũ Hoàng: Và bây giờ chúng ta quay về với 2 trận sắp bắt đầu của bảng D. Nhận xét của anh về các hội tuyển trong bảng này như thế nào?
Nguyễn Khanh: Nếu được bạn Vũ Hoàng và quý thính giả cho phép xếp hạng 4 đội trong bảng D thì không chỉ mình tôi mà cả thế giới đều xếp Anh và Pháp đứng hàng đầu, sau đó mới là Thụy Điển và Ukraina. Tí nữa, chúng ta sẽ được xem Pháp và Anh tranh tài với nhau, trước khi ông chủ nhà Ukraina ra sân đón hội Thụy Điển đến từ Bắc Âu.
Vũ Hoàng:Anh nghĩ gì về trận banh đầu của ngày hôm nay?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ đây sẽ là trận đấu trí giữa 2 ông huấn luyện viên Laurent Blanc và Roy Hogson. Ông Blanc được chọn điều khiển hội tuyển sau đổ vỡ kinh hoàng xảy ra ở World Cup Nam Phi 2010, và nhanh chóng chứng tỏ cho thấy ông là người có khả năng để lãnh đạo hội banh. Bên cạnh những cầu thủ đã tạo được chỗ đứng trên sân cỏ thế giới như Samir Nasri, Frank Ribery, tôi còn chú ý đến Karim Benzema.
Với tuyển Anh, ông huấn luyện viên Hogson mới bắt đầu cầm quân cách đây chỉ hơn một tháng, lại không có Wayne Rooney ở 2 trận vòng bảng. Nhưng mới sáng nay trong cuộc họp báo, ông có nói rằng mọi chuyện đã sẵn sàng, chỉ chờ ngày ra sân. Nên nhớ với Joe Hart, Glen Johnson, Ashley Cole, John Terry và Joleon Lescott, hội tuyển Tam Sư ra quân với ngũ hổ.
Dự đoán của tôi: Anh thắng Pháp 2-1.
Nếu xếp hạng 4 đội trong bảng D thì không chỉ mình tôi mà cả thế giới đều xếp Anh và Pháp đứng hàng đầu, sau đó mới là Thụy Điển và Ukraina.
Anh Nguyễn Khanh
Vũ Hoàng: Còn trận thứ nhì thì sao?
Nguyễn Khanh: Hầu như thế giới không chú ý hay không biết đến làng bóng đá Ukraina, cho đến khi quốc gia nhỏ bé này vào đến tứ kết World Cup 2006, và Andriy Shevchenko là cầu thủ đã tạo thanh thế cho quốc gia và cho đội tuyển. Bên cạnh anh ở EURO 2012 là một số cầu thủ tên tuổi khác, trong đó tôi phải nhắc đến anh Andriy Yarmolenko được xếp đi cánh trái.
Thụy Điển thì sao? Từng một lần đứng nhì và 2 lần đứng ba ở World Cup, từng vào đến bán kết EURO 1992. Với tôi câu hỏi lớn nhất vẫn là Zlatan Ibrahimovic và Ramus Elm có giúp đưa hội tuyển qua được vòng bảng hay không?
Với trận này, tôi dự đoán Thụy Điển sẽ xây bê tông để thủ hòa với nước chủ nhà, vì còn phải gặp Pháp và Anh ở 2 trận kế tiếp của vòng bảng.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Khanh. Hẹn gặp anh ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Vũ Hoàng. Xin hẹn gặp lại bạn và quý thính giả vào ngày mai
Nguyễn Khanh: Nếu được bạn Vũ Hoàng và quý thính giả cho phép xếp hạng 4 đội trong bảng D thì không chỉ mình tôi mà cả thế giới đều xếp Anh và Pháp đứng hàng đầu, sau đó mới là Thụy Điển và Ukraina. Tí nữa, chúng ta sẽ được xem Pháp và Anh tranh tài với nhau, trước khi ông chủ nhà Ukraina ra sân đón hội Thụy Điển đến từ Bắc Âu.
Vũ Hoàng:Anh nghĩ gì về trận banh đầu của ngày hôm nay?
Nguyễn Khanh: Tôi nghĩ đây sẽ là trận đấu trí giữa 2 ông huấn luyện viên Laurent Blanc và Roy Hogson. Ông Blanc được chọn điều khiển hội tuyển sau đổ vỡ kinh hoàng xảy ra ở World Cup Nam Phi 2010, và nhanh chóng chứng tỏ cho thấy ông là người có khả năng để lãnh đạo hội banh. Bên cạnh những cầu thủ đã tạo được chỗ đứng trên sân cỏ thế giới như Samir Nasri, Frank Ribery, tôi còn chú ý đến Karim Benzema.
Với tuyển Anh, ông huấn luyện viên Hogson mới bắt đầu cầm quân cách đây chỉ hơn một tháng, lại không có Wayne Rooney ở 2 trận vòng bảng. Nhưng mới sáng nay trong cuộc họp báo, ông có nói rằng mọi chuyện đã sẵn sàng, chỉ chờ ngày ra sân. Nên nhớ với Joe Hart, Glen Johnson, Ashley Cole, John Terry và Joleon Lescott, hội tuyển Tam Sư ra quân với ngũ hổ.
Dự đoán của tôi: Anh thắng Pháp 2-1.
Nếu xếp hạng 4 đội trong bảng D thì không chỉ mình tôi mà cả thế giới đều xếp Anh và Pháp đứng hàng đầu, sau đó mới là Thụy Điển và Ukraina.
Anh Nguyễn Khanh
Vũ Hoàng: Còn trận thứ nhì thì sao?
Nguyễn Khanh: Hầu như thế giới không chú ý hay không biết đến làng bóng đá Ukraina, cho đến khi quốc gia nhỏ bé này vào đến tứ kết World Cup 2006, và Andriy Shevchenko là cầu thủ đã tạo thanh thế cho quốc gia và cho đội tuyển. Bên cạnh anh ở EURO 2012 là một số cầu thủ tên tuổi khác, trong đó tôi phải nhắc đến anh Andriy Yarmolenko được xếp đi cánh trái.
Thụy Điển thì sao? Từng một lần đứng nhì và 2 lần đứng ba ở World Cup, từng vào đến bán kết EURO 1992. Với tôi câu hỏi lớn nhất vẫn là Zlatan Ibrahimovic và Ramus Elm có giúp đưa hội tuyển qua được vòng bảng hay không?
Với trận này, tôi dự đoán Thụy Điển sẽ xây bê tông để thủ hòa với nước chủ nhà, vì còn phải gặp Pháp và Anh ở 2 trận kế tiếp của vòng bảng.
Vũ Hoàng: Cám ơn anh Khanh. Hẹn gặp anh ngày mai.
Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Vũ Hoàng. Xin hẹn gặp lại bạn và quý thính giả vào ngày mai
Bóng Đá và Kỳ Thị
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan 2012-06-11
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan 2012-06-11
Khoảng ngày này 2 tháng trước đây, một buổi sáng khi vừa đến sở làm ở Washington D.C. tôi tình cờ đọc được một bài báo của tờ The Washington Post nói về EURO 2012 và kỳ thị chủng tộc.
RFA - Cô gái tên Linh đứng bán cờ Ba Lan: “Vui lắm chú ơi!”
Nói là tình cờ thì cũng không hẳn đúng, sự thật lúc đó tôi muốn biết thêm tin tức trước ngày lên máy bay đi Ba Lan và Ukraine tác nghiệp, muốn biết chuyện sân cỏ và bên lề sân cỏ EURO diễn ra như thế nào để sắp đặt những gì mình sẽ viết gửi độc giả, và bài báo của tờ Post đập ngay vào mắt tôi vì chuyện tôi không hề biết.
Kỳ thị chủng tộc vẫn là một trở ngại Bài viết của ký giả Matt Brooks cho hay “kỳ thị chủng tộc vẫn là một trở ngại chưa giải quyết được trong làng bóng đá Châu Âu”, mặc dù UEFA đã mở hẳn một cuộc vận động quy mô để kêu gọi tất cả mọi người hâm mộ môn thể thao được hâm mô nhất thế giới cùng nhau xóa bỏ ranh giới của màu da và chủng tộc. Tôi cũng nhớ trong bài viết đó, nhà báo của tờ Post còn nói rõ chuyện khán giả hăng máu hò hét hay hát những câu “mang tính kỳ thị” là điều thường xảy ra, chỉ với mục đích “chế diễu, làm nản tinh thần cầu thủ lẫn vận động viên hội đối phương”, cho người đọc thấy hai nước chủ nhà Ba Lan và Ukraine là những quốc gia “được biết đến vì những nhóm theo Tân-Quốc Xã, lúc nào cũng sẵn sàng sinh sự với người khác hay bày tỏ thái độ quái gỡ của chúng bằng hành động phá phách”.
UEFA đã mở hẳn một cuộc vận động quy mô để kêu gọi tất cả mọi người cùng nhau xóa bỏ ranh giới của màu da và chủng tộc.
Bài báo đăng tải trên tờ Post làm tôi nhớ lại một số chuyện liên quan đến kỳ thị xảy ra trên sân cỏ Châu Âu. Trong cuộc so giầy giữa Manchester United và FC Porto (ở giải Europa League), khán giả của Porto hát những câu hò mang nội dung chửi anh cầu thủ da đen Mario Balotelli của Manchester City là “con khỉ”. Sáu tuần sau đó, UEFA ra thông cáo cho biết phạt Porto $26,000 về tội “đã không kiểm soát được khán giả, để tình huống xấu xảy ra trong trận banh”. Số tiền phạt không lớn nhưng là dấu hiệu cho thấy UEFA không chấp nhận để yên cho những kẻ làm xấu môn bóng tròn, môn thể thao được nhiều người hâm mộ nhất thế giới.
Nhưng không chỉ tờ Post ở Hoa Kỳ cảnh báo chuyện kỳ thị xảy ra trên sân cỏ Ba Lan và Ukraine. Nghe tin tôi sẽ đi EURO 2012, một bạn đồng nghiệp bên Âu Châu gọi sang dặn dò “cẩn thận ông nhé”, gửi kèm trong email bài viết của tờ Daily Telegraph ở Anh Quốc với nội dung cho thấy chung quanh sân vận động của câu lạc bộ Winddzew Lodz lớn nhất Ba Lan, người ta tìm thấy rất nhiều “dấu hiệu kỳ thị”. Bài báo này cũng kể là ở một tiệm tạp hóa nằm gần sân, khán giả có thể mua những biểu ngữ hay những chiếc khăn quàng cổ in hoặc thêu các hàng chữ với ý phỉ bang người Do Thái, hoặc những chiếc áo thun trước ngực có hàng chữ “Hãy Thiêu Bọn Czechs” hay “Đánh Bỏ Mẹ Thằng Hy Lạp”.
Quả có một bọn quấy rối, nhưng bọn này không tiêu biểu cho tập thể người Ba Lan quý khách và yêu hòa bình.
Jonathan Ornstein
“Quả là có văn hóa kỳ thị ở những câu lạc bộ bóng đá ở Ban Lan”, ông Rafal Pankowski, đại diện cho UEFA ở Ba Lan nói với báo chí. Người đang điều hành cuộc vận động mang tên “Tôn Trọng Đa Văn Hóa Đa Chủng Tộc” (UEFA’s Respect Diversity Campaign) nói thêm là thành phần rất nhỏ này “chính là những con sâu làm rầu nồi canh”, và bọn “đầu gấu” thích gây sự, có tí rượu bia vào là ưa đánh nhau “phát tán tài liệu qua internet, quyền rũ những người khác gia nhập vào nhóm với chúng chỉ để gây xáo trộn trật tự xã hội”.
Nghe ông Pankowski nói thì thấy chuyện có vẻ… không đến nỗi nào, trong lúc thực tế cho thấy chuyện có vẻ đáng ngại hơn. Mới năm ngoái trong trận giữa hội Hapoel Tel Aviv và hội Legia Warszawa của Ba Lan, một tấm biểu ngữ thật to được cổ động viên Ba Lan tung ra, viết bằng tiếng Ả Rập với hàng chữ “Thánh Chiến Legia”, có nghĩa là hội nhà phải thắng cho được “bọn Do Thái”; cuộc nghiên cứu do một tổ chức chống kỳ thị cho thấy chỉ trong vòng 18 tháng (từ tháng Chín 2009 đến tháng Ba 2011) có cả thảy 195 vụ lộn xộn xảy ra ở các sân vận động tại Ba Lan và Ukraine. Lý do: kỳ thị.
Đó là những sự thật xảy ra, nhưng quan trọng nhất là phát biểu của ông Jonathan Ornstein, Giám Đốc Điều Hành Trung Tâm Cộng Đồng Do Thái ở Krakow. Ông Ornstein bảo rằng quả có một bọn quấy rối, nhưng bọn này “không tiêu biểu cho tập thể người Ba Lan quý khách và yêu hòa bình”. Ông cũng bảo thêm “điều các bạn sẽ nhìn thấy ở Ba Lan là hình ảnh của những người hiền hòa, sẵn lòng giúp đỡ các bạn”.
Những điều ông nói là chuyện không sai. Hôm Ba Lan gâp Hy Lạp ở trận mở màn, một nhóm đông đảo người Việt cùng nhau đi xem trận banh để cổ vũ cho hội tuyển nhà, mặc áo mầu cờ Ba Lan, các cô thiếu nữ xinh xắn còn vẽ cờ Ba Lan trên đôi má. Anh T., một người trong nhóm kể lại với tôi là giữa lúc mọi người đang hăng say hò hét, “có một tên Ba Lan chạy đến cà khịa với bọn tớ”. Thằng Ba Lan say rượu này nói gì? “Nó bảo chúng mày chẳng bao giờ được làm người Ba Lan”. Nó muốn đánh nhau à? “Chắc thế”. Thế có đánh nhau à? “Đâu có anh, tức khắc có những người bạn Ba Lan khác xông vào bênh vực, bảo vệ bọn này, và thằng ngợm đó xéo đi ngay”.
Câu chuyện đó làm tôi nhớ lại hình ảnh của một cô bé Việt Nam tên Linh đứng bán cờ Ba Lan mà tôi gặp ở thủ đô Warsaw. “Vui lắm, chú ạ”, cô bảo với tôi bằng giọng thật nhỏ nhẹ. “Cháu bán kiếm tiền tiêu vặt, vừa bán vừa vẫy cờ, vui lắm chú ạ”.
Chuyện người Ba Lan xông vào bênh vực người Việt là chuyện tuyệt vời, có thật. Chuyện cô bé tên Linh vừa vẫy cờ vừa bảo “vui quá” cũng là chuyện tuyệt diệu, có thật. Những điều tuyệt vời, tuyệt diệu đó đủ làm mọi người quên đi bọn quấy rối “không tiêu biểu cho tập thể người Ba Lan quý khách và yêu hòa bình”.
Kỳ thị chủng tộc vẫn là một trở ngại Bài viết của ký giả Matt Brooks cho hay “kỳ thị chủng tộc vẫn là một trở ngại chưa giải quyết được trong làng bóng đá Châu Âu”, mặc dù UEFA đã mở hẳn một cuộc vận động quy mô để kêu gọi tất cả mọi người hâm mộ môn thể thao được hâm mô nhất thế giới cùng nhau xóa bỏ ranh giới của màu da và chủng tộc. Tôi cũng nhớ trong bài viết đó, nhà báo của tờ Post còn nói rõ chuyện khán giả hăng máu hò hét hay hát những câu “mang tính kỳ thị” là điều thường xảy ra, chỉ với mục đích “chế diễu, làm nản tinh thần cầu thủ lẫn vận động viên hội đối phương”, cho người đọc thấy hai nước chủ nhà Ba Lan và Ukraine là những quốc gia “được biết đến vì những nhóm theo Tân-Quốc Xã, lúc nào cũng sẵn sàng sinh sự với người khác hay bày tỏ thái độ quái gỡ của chúng bằng hành động phá phách”.
UEFA đã mở hẳn một cuộc vận động quy mô để kêu gọi tất cả mọi người cùng nhau xóa bỏ ranh giới của màu da và chủng tộc.
Bài báo đăng tải trên tờ Post làm tôi nhớ lại một số chuyện liên quan đến kỳ thị xảy ra trên sân cỏ Châu Âu. Trong cuộc so giầy giữa Manchester United và FC Porto (ở giải Europa League), khán giả của Porto hát những câu hò mang nội dung chửi anh cầu thủ da đen Mario Balotelli của Manchester City là “con khỉ”. Sáu tuần sau đó, UEFA ra thông cáo cho biết phạt Porto $26,000 về tội “đã không kiểm soát được khán giả, để tình huống xấu xảy ra trong trận banh”. Số tiền phạt không lớn nhưng là dấu hiệu cho thấy UEFA không chấp nhận để yên cho những kẻ làm xấu môn bóng tròn, môn thể thao được nhiều người hâm mộ nhất thế giới.
Nhưng không chỉ tờ Post ở Hoa Kỳ cảnh báo chuyện kỳ thị xảy ra trên sân cỏ Ba Lan và Ukraine. Nghe tin tôi sẽ đi EURO 2012, một bạn đồng nghiệp bên Âu Châu gọi sang dặn dò “cẩn thận ông nhé”, gửi kèm trong email bài viết của tờ Daily Telegraph ở Anh Quốc với nội dung cho thấy chung quanh sân vận động của câu lạc bộ Winddzew Lodz lớn nhất Ba Lan, người ta tìm thấy rất nhiều “dấu hiệu kỳ thị”. Bài báo này cũng kể là ở một tiệm tạp hóa nằm gần sân, khán giả có thể mua những biểu ngữ hay những chiếc khăn quàng cổ in hoặc thêu các hàng chữ với ý phỉ bang người Do Thái, hoặc những chiếc áo thun trước ngực có hàng chữ “Hãy Thiêu Bọn Czechs” hay “Đánh Bỏ Mẹ Thằng Hy Lạp”.
Quả có một bọn quấy rối, nhưng bọn này không tiêu biểu cho tập thể người Ba Lan quý khách và yêu hòa bình.
Jonathan Ornstein
“Quả là có văn hóa kỳ thị ở những câu lạc bộ bóng đá ở Ban Lan”, ông Rafal Pankowski, đại diện cho UEFA ở Ba Lan nói với báo chí. Người đang điều hành cuộc vận động mang tên “Tôn Trọng Đa Văn Hóa Đa Chủng Tộc” (UEFA’s Respect Diversity Campaign) nói thêm là thành phần rất nhỏ này “chính là những con sâu làm rầu nồi canh”, và bọn “đầu gấu” thích gây sự, có tí rượu bia vào là ưa đánh nhau “phát tán tài liệu qua internet, quyền rũ những người khác gia nhập vào nhóm với chúng chỉ để gây xáo trộn trật tự xã hội”.
Nghe ông Pankowski nói thì thấy chuyện có vẻ… không đến nỗi nào, trong lúc thực tế cho thấy chuyện có vẻ đáng ngại hơn. Mới năm ngoái trong trận giữa hội Hapoel Tel Aviv và hội Legia Warszawa của Ba Lan, một tấm biểu ngữ thật to được cổ động viên Ba Lan tung ra, viết bằng tiếng Ả Rập với hàng chữ “Thánh Chiến Legia”, có nghĩa là hội nhà phải thắng cho được “bọn Do Thái”; cuộc nghiên cứu do một tổ chức chống kỳ thị cho thấy chỉ trong vòng 18 tháng (từ tháng Chín 2009 đến tháng Ba 2011) có cả thảy 195 vụ lộn xộn xảy ra ở các sân vận động tại Ba Lan và Ukraine. Lý do: kỳ thị.
Đó là những sự thật xảy ra, nhưng quan trọng nhất là phát biểu của ông Jonathan Ornstein, Giám Đốc Điều Hành Trung Tâm Cộng Đồng Do Thái ở Krakow. Ông Ornstein bảo rằng quả có một bọn quấy rối, nhưng bọn này “không tiêu biểu cho tập thể người Ba Lan quý khách và yêu hòa bình”. Ông cũng bảo thêm “điều các bạn sẽ nhìn thấy ở Ba Lan là hình ảnh của những người hiền hòa, sẵn lòng giúp đỡ các bạn”.
Những điều ông nói là chuyện không sai. Hôm Ba Lan gâp Hy Lạp ở trận mở màn, một nhóm đông đảo người Việt cùng nhau đi xem trận banh để cổ vũ cho hội tuyển nhà, mặc áo mầu cờ Ba Lan, các cô thiếu nữ xinh xắn còn vẽ cờ Ba Lan trên đôi má. Anh T., một người trong nhóm kể lại với tôi là giữa lúc mọi người đang hăng say hò hét, “có một tên Ba Lan chạy đến cà khịa với bọn tớ”. Thằng Ba Lan say rượu này nói gì? “Nó bảo chúng mày chẳng bao giờ được làm người Ba Lan”. Nó muốn đánh nhau à? “Chắc thế”. Thế có đánh nhau à? “Đâu có anh, tức khắc có những người bạn Ba Lan khác xông vào bênh vực, bảo vệ bọn này, và thằng ngợm đó xéo đi ngay”.
Câu chuyện đó làm tôi nhớ lại hình ảnh của một cô bé Việt Nam tên Linh đứng bán cờ Ba Lan mà tôi gặp ở thủ đô Warsaw. “Vui lắm, chú ạ”, cô bảo với tôi bằng giọng thật nhỏ nhẹ. “Cháu bán kiếm tiền tiêu vặt, vừa bán vừa vẫy cờ, vui lắm chú ạ”.
Chuyện người Ba Lan xông vào bênh vực người Việt là chuyện tuyệt vời, có thật. Chuyện cô bé tên Linh vừa vẫy cờ vừa bảo “vui quá” cũng là chuyện tuyệt diệu, có thật. Những điều tuyệt vời, tuyệt diệu đó đủ làm mọi người quên đi bọn quấy rối “không tiêu biểu cho tập thể người Ba Lan quý khách và yêu hòa bình”.
Lo quá Anh ơi!!!
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-10
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-10
“Lo quá, anh ơi”, cô bạn mới quen tên Hằng bảo với tôi khi khán giả chưa ai muốn rời sân Wroclaw trong trận Liên Bang Nga đè bẹp Cộng Hòa Tiệp với tỷ số 4-1.
RFA - Anh Trung, mặc áo thun cổ võ cho Ba Lan đứng bên trái:
“Ba Lan bị loại ngay từ vòng gửi xe”/Anh Dương đến từ Cộng Hòa Tiệp: “Ba Lan đá lởm khởm lắm”.
“Ba Lan bị loại ngay từ vòng gửi xe”/Anh Dương đến từ Cộng Hòa Tiệp: “Ba Lan đá lởm khởm lắm”.
Trước đó chỉ vài giờ đồng hồ, đội chủ nhà Ba Lan của cô may mắn cầm chân ông Hy Lạp 1-1, bằng lòng với 1 điểm ghi được để không đến nỗi phải cầm đèn đỏ ở bảng A.
Cô bạn của tôi là người xứng đáng lãnh danh hiệu “Bộ Trưởng Bộ Âu Lo” của tập thể chừng 50,000 người Việt đang sinh sống ở Ba Lan. Từ sáng sớm thứ Sáu cô đã lo “giời mưa” làm hỏng chương trình trình diễn văn nghệ ở sân Warsaw “quy tụ hơn 750 vũ công nhảy múa trên nền nhạc Chopin” mà cô bảo “ai cũng phải xem”; đến trưa thấy trời nắng ráo, cô cũng lo “không biết nắng ấm thế này được tới lúc nào”; chiều về khi mới chỉ có vài giọt mưa rơi đọng trên kính xe, cô lại lo âu “chẳng biết mưa có to hay không” và còn đi xa hơn nữa, bảo “em nghe truyền hình nói ít nhất vài chục ngàn người rủ nhau ra Fan Zone để vừa xem vừa cật lực hò hét cho sướng, không biết họ có nhớ mang theo áo mưa và dù che hay không?”. Tóm lại, nắng cô cũng lo, mưa cô cũng lo, và ngay cả lúc hiu hiu gió mát hay giời se se lạnh cô cũng có “nỗi lo canh cánh trong lòng”.
Cô Hằng bạn tôi lo là phải! Bên Hy Lạp có một cầu thủ bị trọng tài giơ thẻ đỏ đuổi ra sân gần cuối hiệp đầu, thế mà hội tuyển chủ nhà Ba Lan lại… tí chết. Nếu anh thủ môn không chặn được quả phạt đền thì “tình huống chắc chắn sẽ còn xấu hơn nữa”, theo nhận xét của anh Dzũng, một người bạn - cũng mới quen - ở một quán ăn Việt Nam. Trước mặt là bát phở vừa thịt bò “dúng” tái vừa thịt gà, anh bạn mới hơn 40 tuổi bảo thêm “sân nhà, trọng tài thiên vị quá rõ, thế mà không ăn được Hy Lạp thì chẳng biết nói thế nào nữa”.
Quả thật, chuyện Ba Lan bị Hy Lạp cầm chân 1-1 là đề tài được mọi người nói đến từ sáng cho đến gần chiều tối. Tựu chung mọi người đều lo lắng cho Ba Lan, và không ít người bảo sau trận mở màn, họ nhìn thấy cánh cửa thành công của hội tuyển áo trắng quần đỏ đang hẹp dần.
Ông Đạo, vừa đứng bán hàng với vợ trong khu chợ Việt Nam vừa góp chuyện: “xem đội Ba Lan đá, tôi thấy bảng A sẽ có thằng Nga với thằng Hy Lạp vào vòng trong”, điều đó có nghĩa là ông chủ nhà sẽ đứng chầu rìa và anh bạn láng giềng Cộng Hòa Tiệp sẽ xách valise về nước sớm. Cũng vẫn ông Đạo bàn thêm “Nga đá quá hay, Tiệp và Hy Lạp cũng kỹ thuật lắm”, chẳng thấy ông nói gì đến hội tuyển nhà, dù cách đó chỉ ít phút đồng hồ, ông bảo “gia đình tôi sang đây đã mấy chục năm rồi, các cháu có quốc tịch Ba Lan cả rồi, tối qua chúng nó kéo nhau ra Fan Zone hò hét khí thế lắm”.
Cô bạn của tôi là người xứng đáng lãnh danh hiệu “Bộ Trưởng Bộ Âu Lo” của tập thể chừng 50,000 người Việt đang sinh sống ở Ba Lan. Từ sáng sớm thứ Sáu cô đã lo “giời mưa” làm hỏng chương trình trình diễn văn nghệ ở sân Warsaw “quy tụ hơn 750 vũ công nhảy múa trên nền nhạc Chopin” mà cô bảo “ai cũng phải xem”; đến trưa thấy trời nắng ráo, cô cũng lo “không biết nắng ấm thế này được tới lúc nào”; chiều về khi mới chỉ có vài giọt mưa rơi đọng trên kính xe, cô lại lo âu “chẳng biết mưa có to hay không” và còn đi xa hơn nữa, bảo “em nghe truyền hình nói ít nhất vài chục ngàn người rủ nhau ra Fan Zone để vừa xem vừa cật lực hò hét cho sướng, không biết họ có nhớ mang theo áo mưa và dù che hay không?”. Tóm lại, nắng cô cũng lo, mưa cô cũng lo, và ngay cả lúc hiu hiu gió mát hay giời se se lạnh cô cũng có “nỗi lo canh cánh trong lòng”.
Cô Hằng bạn tôi lo là phải! Bên Hy Lạp có một cầu thủ bị trọng tài giơ thẻ đỏ đuổi ra sân gần cuối hiệp đầu, thế mà hội tuyển chủ nhà Ba Lan lại… tí chết. Nếu anh thủ môn không chặn được quả phạt đền thì “tình huống chắc chắn sẽ còn xấu hơn nữa”, theo nhận xét của anh Dzũng, một người bạn - cũng mới quen - ở một quán ăn Việt Nam. Trước mặt là bát phở vừa thịt bò “dúng” tái vừa thịt gà, anh bạn mới hơn 40 tuổi bảo thêm “sân nhà, trọng tài thiên vị quá rõ, thế mà không ăn được Hy Lạp thì chẳng biết nói thế nào nữa”.
Quả thật, chuyện Ba Lan bị Hy Lạp cầm chân 1-1 là đề tài được mọi người nói đến từ sáng cho đến gần chiều tối. Tựu chung mọi người đều lo lắng cho Ba Lan, và không ít người bảo sau trận mở màn, họ nhìn thấy cánh cửa thành công của hội tuyển áo trắng quần đỏ đang hẹp dần.
Ông Đạo, vừa đứng bán hàng với vợ trong khu chợ Việt Nam vừa góp chuyện: “xem đội Ba Lan đá, tôi thấy bảng A sẽ có thằng Nga với thằng Hy Lạp vào vòng trong”, điều đó có nghĩa là ông chủ nhà sẽ đứng chầu rìa và anh bạn láng giềng Cộng Hòa Tiệp sẽ xách valise về nước sớm. Cũng vẫn ông Đạo bàn thêm “Nga đá quá hay, Tiệp và Hy Lạp cũng kỹ thuật lắm”, chẳng thấy ông nói gì đến hội tuyển nhà, dù cách đó chỉ ít phút đồng hồ, ông bảo “gia đình tôi sang đây đã mấy chục năm rồi, các cháu có quốc tịch Ba Lan cả rồi, tối qua chúng nó kéo nhau ra Fan Zone hò hét khí thế lắm”.
Cổ động viên Ba Lan trước giờ thi đấu giữa ĐT Ba Lan và Hy Lạp hôm 08/06/2012. Photo courtesy of UEFA
Ý kiến của một số bạn trẻ mà tôi gặp trước khi các trận tranh tài bảng B diễn ra còn “nản lòng chiến sĩ” hơn nữa. Anh Dương, một chàng thanh niên chưa tới 30 từ Cộng Hòa Tiệp sang Ba Lan lập nghiệp và mới lấy vợ bảo “nói đến đội Ba Lan làm gì cho mất thì giờ”. Tại sao vậy, tôi đặt câu hỏi và nóng lòng muốn biết câu trả lời của anh. “Ba Lan đá lởm khởm lắm, không thể nào vào được vòng kế tiếp đâu”. “Vòng kế tiếp mà có Ba Lan ấy à”, anh thanh niên thứ nhì - tên Trung - đứng gần đó góp chuyện. “Em bảo thật với bác, đội Ba Lan của chúng em đuội lắm, bị loại ngay từ vòng gửi xe”, tức chưa vào đến sân cỏ đã chấp nhận thất bại. (Hai chữ “đuội” và “lởm khởm” tôi mới được nghe lần đầu, hỏi những người Việt sinh sống tại đây, được giải nghĩa là được dùng để nói đến những chuyện “chẳng ra gì, chẳng đáng để ý đến”).
Sự thật, chẳng ai biết trước được chuyện xảy ra trên sân cỏ, thành ra tất cả mọi dự đoán đều chỉ là… dự đoán. Ngay chính ông Michel Platini, Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu cũng bảo với cánh nhà báo là ông chỉ biết có 16 hội tuyển có mặt ở EURO 2012, sau đó ở vòng kế tiếp còn 8, rồi còn 4, còn 2 “và cuối cùng chúng tôi trao giải cho đội vô địch”. Hôm đó, anh nhà báo của tờ Guardian từ bên Anh sang cứ nhất định nài nỉ ông cho một lời dự đoán, nhưng ông Platini nhất định bảo “tôi chẳng có tài thánh gì để dự đoán được hội sẽ thắng giải kỳ này”.
Lúc ngồi nói chuyện với những người Việt ở Ba Lan, tôi có nhắc lại điều ông sếp UEFA nói, nhưng chẳng mấy ai chịu nghe. Cầm tờ báo trên tay, một số anh bảo ngay báo chí Ba Lan cũng bực mình vì cầu thủ quốc tế sao chỉ có sức đá có một hiệp đầu, hiệp sau chạy không nổi. “Hiệp hai đá cứ như mấy đứa dở hơi”, một người trong nhóm buông câu kết để nói về đội banh nhà.
Không chỉ người dân Ba Lan mà ngay chính Ban Tổ Chức EURO 2012 cũng đang lo âu về tương lai của hội tuyển Ba Lan. Nửa năm trước đây mọi người thở phào nhẹ nhõm sau khi bốc thăm chọn bảng, Ba Lan nằm trong bảng “rất hời”, có khả năng vào đến vòng tứ kết và đó cũng chính là ước mong của Ban Tổ Chức, muốn các hội tuyển chủ nhà đi càng xa càng tốt, hoặc ít nhất cũng không dừng dân ở vòng bảng. Nghe đâu ngay sau trận mở màn, một số thành viên UEFA đã kháo với nhau là chắc vòng nhì không có Ba Lan, và hy vọng bây giờ được đặt sang Ukraine, nơi có một hội tuyển tài nghệ được nhiều người dự đoán “chẳng hơn gì Ba Lan”.
Như vậy, cô bạn tôi và những người Việt sinh sống ở Ba Lan lo âu cho con đường trước mặt của hội tuyển chắc là không sai. Ít nhất đến giờ phút này, chẳng ai thèm để ý đến câu Bà Bộ Trưởng Thể Thao và Du Lịch Joanna Mucha nói trước khi trận mở màn bắt đầu: “bất kể hội tuyển đem lại kết quả như thế nào, chuyện được chọn tổ chức EURO 2012 đã là một chiến thắng rất lớn cho quốc gia”.
Sự thật, chẳng ai biết trước được chuyện xảy ra trên sân cỏ, thành ra tất cả mọi dự đoán đều chỉ là… dự đoán. Ngay chính ông Michel Platini, Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu cũng bảo với cánh nhà báo là ông chỉ biết có 16 hội tuyển có mặt ở EURO 2012, sau đó ở vòng kế tiếp còn 8, rồi còn 4, còn 2 “và cuối cùng chúng tôi trao giải cho đội vô địch”. Hôm đó, anh nhà báo của tờ Guardian từ bên Anh sang cứ nhất định nài nỉ ông cho một lời dự đoán, nhưng ông Platini nhất định bảo “tôi chẳng có tài thánh gì để dự đoán được hội sẽ thắng giải kỳ này”.
Lúc ngồi nói chuyện với những người Việt ở Ba Lan, tôi có nhắc lại điều ông sếp UEFA nói, nhưng chẳng mấy ai chịu nghe. Cầm tờ báo trên tay, một số anh bảo ngay báo chí Ba Lan cũng bực mình vì cầu thủ quốc tế sao chỉ có sức đá có một hiệp đầu, hiệp sau chạy không nổi. “Hiệp hai đá cứ như mấy đứa dở hơi”, một người trong nhóm buông câu kết để nói về đội banh nhà.
Không chỉ người dân Ba Lan mà ngay chính Ban Tổ Chức EURO 2012 cũng đang lo âu về tương lai của hội tuyển Ba Lan. Nửa năm trước đây mọi người thở phào nhẹ nhõm sau khi bốc thăm chọn bảng, Ba Lan nằm trong bảng “rất hời”, có khả năng vào đến vòng tứ kết và đó cũng chính là ước mong của Ban Tổ Chức, muốn các hội tuyển chủ nhà đi càng xa càng tốt, hoặc ít nhất cũng không dừng dân ở vòng bảng. Nghe đâu ngay sau trận mở màn, một số thành viên UEFA đã kháo với nhau là chắc vòng nhì không có Ba Lan, và hy vọng bây giờ được đặt sang Ukraine, nơi có một hội tuyển tài nghệ được nhiều người dự đoán “chẳng hơn gì Ba Lan”.
Như vậy, cô bạn tôi và những người Việt sinh sống ở Ba Lan lo âu cho con đường trước mặt của hội tuyển chắc là không sai. Ít nhất đến giờ phút này, chẳng ai thèm để ý đến câu Bà Bộ Trưởng Thể Thao và Du Lịch Joanna Mucha nói trước khi trận mở màn bắt đầu: “bất kể hội tuyển đem lại kết quả như thế nào, chuyện được chọn tổ chức EURO 2012 đã là một chiến thắng rất lớn cho quốc gia”.
Ăn, ngủ và nằm mơ với EURO 2012
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-09
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-09
Cái nhà ông Michel Platini này khéo thật.
Photo courtesy of EUFA - Lễ khai mạc EURO 2012 trước trận đấu giữa 2 đội tuyển Ba Lan và Hy Lạp.
Trong cuộc họp báo khai mạc EURO 2012, ông nhắn nhủ với khán giả khắp thế giới và với cầu thủ 16 hội tuyển quốc gia đang có mặt tại Ba Lan và Ukraine “đừng quên mọi người đang trông chờ một cuộc tranh tài đầy sôi nổi”, và từ nay đến ngày trận chung kết diễn ra, tất cả những người yêu nghệ thuật nhồi bóng khắp nơi sẽ ăn, ngủ và nằm mơ cùng EURO 2012.
“Chúng tôi đã sẵn sàng”, ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá UEFA nói với báo chí, sau khi kể lại chặng đường dài hơn 5 năm trời mà hai nước chủ nhà đã đi qua để sửa soạn cho Giải. Ông bảo thêm trong đoạn đường dài đó, “cả Ba Lan lẫn Ukraine đã làm biết bao nhiêu việc, để đảm bảo cuộc tranh tài sẽ thành công”.
Ông cũng nói kể từ ngày thứ Sáu khi trái banh bắt đầu lăn trên sân Warsaw trong trận mở màn, gần 10,000 nhà báo có mặt tại chỗ và cả tỷ người khắp năm châu “sẽ chỉ nói đến các hội tuyển, cầu thủ và dàn huấn luyện viên đang có mặt tại Ukraine và Balan, chẳng ai chú ý gì đến những chuyện khác cả.”
Quả thật điều ông Platini nói không sai.
“Chúng tôi đã sẵn sàng”, ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá UEFA nói với báo chí, sau khi kể lại chặng đường dài hơn 5 năm trời mà hai nước chủ nhà đã đi qua để sửa soạn cho Giải. Ông bảo thêm trong đoạn đường dài đó, “cả Ba Lan lẫn Ukraine đã làm biết bao nhiêu việc, để đảm bảo cuộc tranh tài sẽ thành công”.
Ông cũng nói kể từ ngày thứ Sáu khi trái banh bắt đầu lăn trên sân Warsaw trong trận mở màn, gần 10,000 nhà báo có mặt tại chỗ và cả tỷ người khắp năm châu “sẽ chỉ nói đến các hội tuyển, cầu thủ và dàn huấn luyện viên đang có mặt tại Ukraine và Balan, chẳng ai chú ý gì đến những chuyện khác cả.”
Quả thật điều ông Platini nói không sai.
Cổ động viên Ba Lan trước giờ thi đấu giữa ĐT Ba Lan và Hy Lạp hôm 08/06/2012. Photo courtesy of UEFA
Từ sáng sớm thứ Sáu thủ đô Warsaw của Ba Lan đã mang một không khí khác hẳn những ngày trước đó. Chỗ nào cũng thấy lá cờ đỏ trắng của quốc gia tung bay, mọi người dường như đi nhanh hơn và vui hơn thường ngày, đi nhanh hơn chắc vì họ sợ không kịp đến sân xem trận khai mạc, hay cùng bạn bè hò hét hay trước màn hình TV ủng hộ hội tuyển nhà trong trận so giày với hội tuyển Hy Lạp, họ vui hơn vì ngày hội lớn của đất nước họ đã đến.
Không chỉ ở tiệm ăn, quán cà phê mà ngay trong siêu thị, trên xe buýt hay trên chuyến xe điện chạy chung quanh thành phố, ai ai cũng nói đến EURO 2012. Họ nói với vẻ tự tin cũng có, lo âu cũng có, tự tin hội banh nhà sẽ lấy được 3 điểm dễ dàng để đứng đầu bảng, nhưng lo âu vì không biết đường đi liệu có bằng phẳng sau trận banh này hay không. Mỗi người đưa ra một ý kiến, mỗi người đưa ra một nhận xét, và bỗng dưng, bốn mươi triệu người dân Ba Lan trở thành 40 triệu nhà bình luận thể thao. Gần 40 triệu người có gần 40 triệu ý kiến khác nhau, và ý kiến nào nghe cũng thấy… không sai.
Điều đó đến với tôi ngay từ khi vừa đặt chân xuống phi trường Lotnisko Chopina của thủ đô Warsaw. Từ cổng máy bay đến chỗ lấy hành lý, dọc đường là những tấm bảng chào mừng mọi người đến với EURO 2012. Lái xe chạy ngang qua nhà ga chính của Warsaw, lại thấy một rừng cờ và những tấm bích chương đầy mầu sắc nói về EURO 2012, ngồi trong xe cũng nghe những ông bà xướng ngôn viên các đài phát thanh đua nhau nói không kịp thở, ai cũng muốn gửi đến thính giả tin tức mới nhất về EURO 2012.
Những điều người dân hai quốc gia đồng chủ nhà Ba Lan và Ukraine sẽ chẳng bao giờ quên - và quan trọng chẳng kém- là những kỷ niệm về các trận banh, cầu thủ, những điều xảy ra trong suốt thời gian tranh tài và những cảm xúc mà họ có được cũng như đã dành cho Giải.
CT UEFA Michel Platini
Bước vào phòng vặn TV lên, đài nào cũng chỉ nói tới bóng đá và đá bóng, ngay cả tin ông sếp Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) cảnh báo có những dấu hiệu tình trạng kinh tế nước Mỹ sẽ “xám” hơn trong những ngày tới, hay phát biểu của bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton về tình hình chính trị thế giới đều chỉ là những hàng chữ khá nhỏ chạy lướt qua màn hình.
Không khí bóng đá bao trùm mọi nơi còn được thể hiện rõ hơn nữa trong những cuộc tiếp xúc ngắn trước giờ bóng lăn. Một anh bạn trẻ người Ba Lan mà tôi gặp ở khu Phố Cổ bảo với giọng hãnh diện “thế hệ trước tôi là thế hệ của cách mạng, thế hệ của chúng tôi là thế hệ vươn mình để tiến về phía trước”. Hỏi anh với một người nước ngoài như tôi thì dấu hiệu nào có thể xem là biểu tượng Ba Lan đang “vươn mình”, anh trả lời ngay: “chúng tôi được chọn tổ chức EURO 2012, và tôi xem đó là dấu hiệu rõ nhất, lớn nhất” vì “chưa bao giờ đất nước chúng tôi được tổ chức một cuộc tranh tài thể thao tầm cỡ lớn như thế này”.
Ngay chính ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá UEFA cũng đưa ra một nhận định tương tự. Theo ông Platini, Giải 2012 “sẽ để lại một dấu vết lịch sử rất quan trọng cho Ba Lan và Ukraine” tin tưởng người dân cả 2 quốc gia “sẽ không quên được những hình ảnh sống động” kể từ ngày khai mạc ở Warsaw cho đến ngày trận chung kết diễn ra trên sân Kiev của Ukraine.
“Khi các quốc gia được chọn tổ chức EURO, World Cup hay Olympic, đời sống của người dân những nước đó trở nên dễ chịu hơn, và rất nhiều điều khác mà họ sẽ không bao giờ quên được”. Ông Platini bảo tiếp: “những điều người dân hai quốc gia đồng chủ nhà Ba Lan và Ukraine sẽ chẳng bao giờ quên - và quan trọng chẳng kém- là những kỷ niệm về các trận banh, cầu thủ, những điều xảy ra trong suốt thời gian tranh tài và những cảm xúc mà họ có được cũng như đã dành cho Giải”.
Không chỉ ở tiệm ăn, quán cà phê mà ngay trong siêu thị, trên xe buýt hay trên chuyến xe điện chạy chung quanh thành phố, ai ai cũng nói đến EURO 2012. Họ nói với vẻ tự tin cũng có, lo âu cũng có, tự tin hội banh nhà sẽ lấy được 3 điểm dễ dàng để đứng đầu bảng, nhưng lo âu vì không biết đường đi liệu có bằng phẳng sau trận banh này hay không. Mỗi người đưa ra một ý kiến, mỗi người đưa ra một nhận xét, và bỗng dưng, bốn mươi triệu người dân Ba Lan trở thành 40 triệu nhà bình luận thể thao. Gần 40 triệu người có gần 40 triệu ý kiến khác nhau, và ý kiến nào nghe cũng thấy… không sai.
Điều đó đến với tôi ngay từ khi vừa đặt chân xuống phi trường Lotnisko Chopina của thủ đô Warsaw. Từ cổng máy bay đến chỗ lấy hành lý, dọc đường là những tấm bảng chào mừng mọi người đến với EURO 2012. Lái xe chạy ngang qua nhà ga chính của Warsaw, lại thấy một rừng cờ và những tấm bích chương đầy mầu sắc nói về EURO 2012, ngồi trong xe cũng nghe những ông bà xướng ngôn viên các đài phát thanh đua nhau nói không kịp thở, ai cũng muốn gửi đến thính giả tin tức mới nhất về EURO 2012.
Những điều người dân hai quốc gia đồng chủ nhà Ba Lan và Ukraine sẽ chẳng bao giờ quên - và quan trọng chẳng kém- là những kỷ niệm về các trận banh, cầu thủ, những điều xảy ra trong suốt thời gian tranh tài và những cảm xúc mà họ có được cũng như đã dành cho Giải.
CT UEFA Michel Platini
Bước vào phòng vặn TV lên, đài nào cũng chỉ nói tới bóng đá và đá bóng, ngay cả tin ông sếp Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) cảnh báo có những dấu hiệu tình trạng kinh tế nước Mỹ sẽ “xám” hơn trong những ngày tới, hay phát biểu của bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton về tình hình chính trị thế giới đều chỉ là những hàng chữ khá nhỏ chạy lướt qua màn hình.
Không khí bóng đá bao trùm mọi nơi còn được thể hiện rõ hơn nữa trong những cuộc tiếp xúc ngắn trước giờ bóng lăn. Một anh bạn trẻ người Ba Lan mà tôi gặp ở khu Phố Cổ bảo với giọng hãnh diện “thế hệ trước tôi là thế hệ của cách mạng, thế hệ của chúng tôi là thế hệ vươn mình để tiến về phía trước”. Hỏi anh với một người nước ngoài như tôi thì dấu hiệu nào có thể xem là biểu tượng Ba Lan đang “vươn mình”, anh trả lời ngay: “chúng tôi được chọn tổ chức EURO 2012, và tôi xem đó là dấu hiệu rõ nhất, lớn nhất” vì “chưa bao giờ đất nước chúng tôi được tổ chức một cuộc tranh tài thể thao tầm cỡ lớn như thế này”.
Ngay chính ông Chủ Tịch Liên Đoàn Bóng Đá UEFA cũng đưa ra một nhận định tương tự. Theo ông Platini, Giải 2012 “sẽ để lại một dấu vết lịch sử rất quan trọng cho Ba Lan và Ukraine” tin tưởng người dân cả 2 quốc gia “sẽ không quên được những hình ảnh sống động” kể từ ngày khai mạc ở Warsaw cho đến ngày trận chung kết diễn ra trên sân Kiev của Ukraine.
“Khi các quốc gia được chọn tổ chức EURO, World Cup hay Olympic, đời sống của người dân những nước đó trở nên dễ chịu hơn, và rất nhiều điều khác mà họ sẽ không bao giờ quên được”. Ông Platini bảo tiếp: “những điều người dân hai quốc gia đồng chủ nhà Ba Lan và Ukraine sẽ chẳng bao giờ quên - và quan trọng chẳng kém- là những kỷ niệm về các trận banh, cầu thủ, những điều xảy ra trong suốt thời gian tranh tài và những cảm xúc mà họ có được cũng như đã dành cho Giải”.
Trận cầu khai mạc Euro 2012: Ba lan và Hy Lạp
Nhưng cũng phải nói háo hức không chỉ đến với người dân 2 nước chủ nhà, mà đến cả với những du khách lẫn dân ghiền bóng đá từ mọi nơi đổ về để “hưởng cái không khí mà chỉ ở Ba Lan và Ukraine mới có”, như anh Emanuel từ Athens đưa vợ và 2 cô con gái - đứa lên 7, đứa lên 5- đến Warsaw xem trận mở màn.
Cùng vợ con đứng xếp hàng trước một tiệm bán kem, anh Emanuel vừa cười vửa bảo “thật tình, tôi cũng chẳng dám hy vọng nhiều vào chuyện Hy Lạp sẽ ẵm giải năm nay, nhưng tôi muốn chứng kiến một sự kiện lịch sử cho làng bóng tròn nước tôi”. Sự kiện đó là gì, tôi nêu câu hỏi và nóng lòng muốn biết câu trả lời. “Hồi 2004 Hy Lạp cũng đá trận mở màn với chủ nhà Bồ Đào Nha, lần này một lần nữa chúng tôi lại được chọn so giầy với người bạn chủ nhà Ba Lan trong trận mở màn. Trong lịch sử EURO, chưa hề có chuyện đặc biệt như thế”. Chỉ chuyện đó không thôi, đã đủ để anh bạn mới quen này xem là điều “tuyệt diệu” -anh nhắc đi nhắc lại dăm ba lần chữ “tuyệt diệu” đó.
Chữ “tuyệt diệu” cũng là điều người dân Ba Lan sẽ đem vào với họ trong giấc ngủ tối nay. Mọi chuyện của ngày đầu tiên đã xong, kết quả trận hòa Hy Lạp 1-1 cũng khiến mọi người hài lòng. Sáng mai thức giấc, họ sẽ bảo với nhau “một ngày mới lại bắt đầu” và ngày mới đó khác hẳn với ngày hôm trước, vì họ đã thấy được thành quả của những cố gắng phải bỏ ra trong hơn 5 năm qua: từ những giọt mồ hôi của vất vả lúc khởi đầu cho đến khi họ rơi những giọt nước mắt biểu lộ sự hãnh diện lúc nhìn thấy trái banh lăn trên sân cỏ.
Ngủ ngon nhé, những người bạn Ba Lan mới quen của tôi. Nên nhớ từ hôm nay trở đi, cả tỷ người khắp nơi sẽ giống như các bạn, họ sẽ ăn, ngủ và nằm mơ với EURO 2012.
Cùng vợ con đứng xếp hàng trước một tiệm bán kem, anh Emanuel vừa cười vửa bảo “thật tình, tôi cũng chẳng dám hy vọng nhiều vào chuyện Hy Lạp sẽ ẵm giải năm nay, nhưng tôi muốn chứng kiến một sự kiện lịch sử cho làng bóng tròn nước tôi”. Sự kiện đó là gì, tôi nêu câu hỏi và nóng lòng muốn biết câu trả lời. “Hồi 2004 Hy Lạp cũng đá trận mở màn với chủ nhà Bồ Đào Nha, lần này một lần nữa chúng tôi lại được chọn so giầy với người bạn chủ nhà Ba Lan trong trận mở màn. Trong lịch sử EURO, chưa hề có chuyện đặc biệt như thế”. Chỉ chuyện đó không thôi, đã đủ để anh bạn mới quen này xem là điều “tuyệt diệu” -anh nhắc đi nhắc lại dăm ba lần chữ “tuyệt diệu” đó.
Chữ “tuyệt diệu” cũng là điều người dân Ba Lan sẽ đem vào với họ trong giấc ngủ tối nay. Mọi chuyện của ngày đầu tiên đã xong, kết quả trận hòa Hy Lạp 1-1 cũng khiến mọi người hài lòng. Sáng mai thức giấc, họ sẽ bảo với nhau “một ngày mới lại bắt đầu” và ngày mới đó khác hẳn với ngày hôm trước, vì họ đã thấy được thành quả của những cố gắng phải bỏ ra trong hơn 5 năm qua: từ những giọt mồ hôi của vất vả lúc khởi đầu cho đến khi họ rơi những giọt nước mắt biểu lộ sự hãnh diện lúc nhìn thấy trái banh lăn trên sân cỏ.
Ngủ ngon nhé, những người bạn Ba Lan mới quen của tôi. Nên nhớ từ hôm nay trở đi, cả tỷ người khắp nơi sẽ giống như các bạn, họ sẽ ăn, ngủ và nằm mơ với EURO 2012.
EURO 2012 – 7 câu chuyện nhỏ
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-09
Nguyễn Khanh viết từ Ba Lan
2012-06-09
Thời tiết tại cả hai thủ đô Warsaw của Ba Lan và Kiev của Ukraina, đều được dự báo cuối tuần này mưa khá to. Thứ Bảy cũng mưa, Chủ Nhật trời cũng đổ nước tầm tã.
Nguồn UEFA - Logo Euro 2012

Mấy ông bạn đồng nghiệp của tôi thì cứ bảo với nhau là “em ơi Ba Lan mùa tuyết tan”, nhưng rõ ràng ai nấy chỉ mong trời ngưng mưa để còn có thì giờ dạo phố trong lúc chờ đợi banh lăn trên sân cỏ.
Trong lúc chờ đợi tạnh mưa, anh em nhà báo chúng tôi nói với nhau những gì? Rất nhiều chuyện được nói tới, nhưng 7 chuyện sau đây được xem là những điều đáng chú ý nhất.
Pháp
Trước hết là chuyện của nước Pháp. Thắng liên tiếp 20 trận trên đường dẫn về EURO 2012, ông huấn luyện viên Laurent Blanc vẫn lo âu vì Yann M’Vila có thể không góp mặt ở vòng bảng. Anh cầu thủ 21 tuổi đi hàng trung ứng bị thương sau trận giao hữu gặp Serbia. Điều đáng mừng cho hội banh của Xứ Gaulloise: có cả Florent Madoula ở giữa sân và Franck Ribery đứng hàng trên, sẵn sàng ghi bàn thắng cho hội tuyển.
Anh
Vương quốc sương mù Ăng Lê thì sao? Nằm chung bảng D với Pháp, chưa ra sân đã gặp khó khăn ngay từ đầu năm nay. Huấn luyện viên Roy Hodgson phải đưa Jordan Henderson vào chỗ của Frank Lampard, Wayne Rooney bị treo giò 2 trận đầu, trong khi chưa thật sự tìm được người thay thế cho Gareth Barry và Jack Wilshere.
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha như thế nào?Ai sẽ đứng ở vị trí của David Villa? Fernando Torres hay Fernando Llorente? Liệu người được chọn có đủ khả năng để cùng một lúc giữ 2 vai trò, vừa đứng hàng thủ nhưng lại vừa mở đường banh cho hàng công? Cũng phải nói thêm là khuôn mặt quen thuộc Puyol cũng vắng bóng.
Ý
Chuyện kế tiếp là chuyện của Italy. Quốc gia từng lấy cúp vô địch thế giới 1982 và 2006, góp mặt với EURO 2012 vào đúng thời điểm đang xảy ra cuộc điều tra liên quan đến một số cầu thủ bán độ. Hậu vệ Domenico Criscito, Andrea Ranoccia và Mattia Destro không nằm trong hội tuyển.
Hòa Lan
Hòa Lan có gì lạ? Thua Bulgaria 1-2 trước khi thắng Slovenia 2-0 khiến khán giả Hòa Lan lo âu cho đường tiến của hội tuyển ở Giải Vô Địch Châu Âu. Điểm đáng chú ý: cả 2 bàn thắng Slovania đều do công của anh cầu thủ phòng hờ Rafael van der Vaart. Một điểm khác cũng đáng nói tới: Van Persie và Klaas-Jan Hunterlaar đều xuất hiện trận thua Bulgaria, nhưng ở trận thắng Slovania Hunterlaar phải ngồi ngoài sân.
Bồ Đào Nha
Chuyện liên quan đến Bồ Đào Nha là chuyện hầu như mọi người đều nói rất khó đi xa hơn vòng bảng vì nằm trong toán B với Hòa Lan, Đan Mạch và Đức, đồng thời một mình con én Cristiano Ronaldo khó có thể tạo được mùa xuân. Bằng chứng khá rõ ràng: ngay trong trận giao hữu với Macedonia, dàn quân của ông huấn luyện viên Paulo Bento không ghi được bàn thắng, bị báo chí chỉ trích “thiếu cả sức mạnh lẫn quyết tâm”. Cũng xin thưa thêm là vì Carlos Martins bị thương nên ông Bento phải đưa Hugo Viana vào trám chỗ. Lần cuối cùng Viana được gọi tham gia hội tuyển cách đây cũng đã hơn 5 năm.
Kỳ thị
Và cuối cùng là chuyện kỳ thị. Từ trước ngày đặt chân trở lại Đông Âu, tôi đã được xem một số hình ảnh ghi nhận được ở sân cỏ Ba Lan và Ukraina cho thấy khán giả không công bằng đối với một số hội tuyển và cầu thủ. Anh Sol Campbell của Anh đề nghị khán giả Vương Quốc Sương Mù “ở nhà xem TV, đừng dại dột sang tận nơi vì có thể sẽ trở về trong chiếc quan tài”. Cầu thủ da đen Mario Balotelli của Italy cũng báo trước “đứa nào có cử chỉ kỳ thị, khiếm nhã với tôi, tôi sẽ giết nó ngay và sẵn sàng đi tù”. Ông huấn luyện viên Cesare Prandelli cũng nói “nếu khán giả hò hét nhắm vào Mario, chúng tôi sẽ rời sân để chứng tỏ cho mọi người thấy không thể chấp nhận chuyện kỳ thị trong thể thao”.
Bảng B vào cuộc
Trong lúc chờ đợi tạnh mưa, anh em nhà báo chúng tôi nói với nhau những gì? Rất nhiều chuyện được nói tới, nhưng 7 chuyện sau đây được xem là những điều đáng chú ý nhất.
Pháp
Trước hết là chuyện của nước Pháp. Thắng liên tiếp 20 trận trên đường dẫn về EURO 2012, ông huấn luyện viên Laurent Blanc vẫn lo âu vì Yann M’Vila có thể không góp mặt ở vòng bảng. Anh cầu thủ 21 tuổi đi hàng trung ứng bị thương sau trận giao hữu gặp Serbia. Điều đáng mừng cho hội banh của Xứ Gaulloise: có cả Florent Madoula ở giữa sân và Franck Ribery đứng hàng trên, sẵn sàng ghi bàn thắng cho hội tuyển.
Anh
Vương quốc sương mù Ăng Lê thì sao? Nằm chung bảng D với Pháp, chưa ra sân đã gặp khó khăn ngay từ đầu năm nay. Huấn luyện viên Roy Hodgson phải đưa Jordan Henderson vào chỗ của Frank Lampard, Wayne Rooney bị treo giò 2 trận đầu, trong khi chưa thật sự tìm được người thay thế cho Gareth Barry và Jack Wilshere.
Tây Ban Nha
Tây Ban Nha như thế nào?Ai sẽ đứng ở vị trí của David Villa? Fernando Torres hay Fernando Llorente? Liệu người được chọn có đủ khả năng để cùng một lúc giữ 2 vai trò, vừa đứng hàng thủ nhưng lại vừa mở đường banh cho hàng công? Cũng phải nói thêm là khuôn mặt quen thuộc Puyol cũng vắng bóng.
Ý
Chuyện kế tiếp là chuyện của Italy. Quốc gia từng lấy cúp vô địch thế giới 1982 và 2006, góp mặt với EURO 2012 vào đúng thời điểm đang xảy ra cuộc điều tra liên quan đến một số cầu thủ bán độ. Hậu vệ Domenico Criscito, Andrea Ranoccia và Mattia Destro không nằm trong hội tuyển.
Hòa Lan
Hòa Lan có gì lạ? Thua Bulgaria 1-2 trước khi thắng Slovenia 2-0 khiến khán giả Hòa Lan lo âu cho đường tiến của hội tuyển ở Giải Vô Địch Châu Âu. Điểm đáng chú ý: cả 2 bàn thắng Slovania đều do công của anh cầu thủ phòng hờ Rafael van der Vaart. Một điểm khác cũng đáng nói tới: Van Persie và Klaas-Jan Hunterlaar đều xuất hiện trận thua Bulgaria, nhưng ở trận thắng Slovania Hunterlaar phải ngồi ngoài sân.
Bồ Đào Nha
Chuyện liên quan đến Bồ Đào Nha là chuyện hầu như mọi người đều nói rất khó đi xa hơn vòng bảng vì nằm trong toán B với Hòa Lan, Đan Mạch và Đức, đồng thời một mình con én Cristiano Ronaldo khó có thể tạo được mùa xuân. Bằng chứng khá rõ ràng: ngay trong trận giao hữu với Macedonia, dàn quân của ông huấn luyện viên Paulo Bento không ghi được bàn thắng, bị báo chí chỉ trích “thiếu cả sức mạnh lẫn quyết tâm”. Cũng xin thưa thêm là vì Carlos Martins bị thương nên ông Bento phải đưa Hugo Viana vào trám chỗ. Lần cuối cùng Viana được gọi tham gia hội tuyển cách đây cũng đã hơn 5 năm.
Kỳ thị
Và cuối cùng là chuyện kỳ thị. Từ trước ngày đặt chân trở lại Đông Âu, tôi đã được xem một số hình ảnh ghi nhận được ở sân cỏ Ba Lan và Ukraina cho thấy khán giả không công bằng đối với một số hội tuyển và cầu thủ. Anh Sol Campbell của Anh đề nghị khán giả Vương Quốc Sương Mù “ở nhà xem TV, đừng dại dột sang tận nơi vì có thể sẽ trở về trong chiếc quan tài”. Cầu thủ da đen Mario Balotelli của Italy cũng báo trước “đứa nào có cử chỉ kỳ thị, khiếm nhã với tôi, tôi sẽ giết nó ngay và sẵn sàng đi tù”. Ông huấn luyện viên Cesare Prandelli cũng nói “nếu khán giả hò hét nhắm vào Mario, chúng tôi sẽ rời sân để chứng tỏ cho mọi người thấy không thể chấp nhận chuyện kỳ thị trong thể thao”.
Bảng B vào cuộc
Đội tuyển Hà Lan tập luyện trước khi ra sân
gặp ĐT Đan Mạch. Photo courtesy of UEFA.

Quay lại với các diễn biến trên sân cỏ, hôm nay là ngày thứ nhì của EURO 2012, ngày các đội tuyển trong bảng B ra sân đá trận đầu tiên.
Hai trận của bảng B sẽ bắt đầu với Hòa Lan gặp Đan Mạch và sau đó là cỗ xe tăng Đức gặp Bồ Đào Nha.
Là một thế lực mạnh của bóng đá Châu Âu nếu không muốn nói là của cả thế giới, tại bất kỳ giải đấu lớn nào đội tuyển Hà Lan cũng được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, trên thực tế, đội tuyển Hà Lan chưa hề thắng cúp thế giới, cũng chưa bao giờ chạm được tay vào cúp vô địch Châu Âu.
Ở EURO 2012, Hòa Lan có rất nhiều cặp chân vàng, như Sneijder, Robben, Van der Vaart, và cầu thủ đáng chú ý nhất của đội quân áo cam chính là anh cầu thủ trẻ Kevin Strootman. Trong khi đó, mọi chú ý của Đan Mạch đều được đặt trên đôi chân của Niklas Bendtner và Christian Eriksen.
Trận banh chưa diễn ra mà tôi đã mường tượng thấy những đợt tấn công của Hòa Lan, ý tôi muốn nói là banh liên tục nằm trên phần đất của Đan Mạch.
Dự đoán: Hà Lan thắng 2 quả không khó khăn.
Ở trận banh thứ nhì của Bảng B, hầu như mọi dự đoán đều cho rằng những cổ xe tăng Đức sẽ nghiền nát sân của Bồ Đào Nha. Đó là điều không chỉ mình tôi mà là điều hầu hết khán giả hâm mộ bóng đá đều đang nghĩ.
Lý do rất dễ hiểu: Cristiano Ronaldo chưa đủ để có thể dẫn Bồ Đào Nha đi xa hơn vòng bảng, và dù có thêm Joao Moutinho, Miguel Veloso cùng đi hàng tiền đạo vẫn chưa đủ để có thể đem lại thành công ở EURO 2012, chưa đủ để đương đầu với Bastian Schweinsteiger, Mario Gotze, Thomas Muller, Toni Kroos và những siêu sao khác.
Dự đoán: Đức sẽ thắng Bồ Đào Nha với tỷ số 3-1
Hai trận của bảng B sẽ bắt đầu với Hòa Lan gặp Đan Mạch và sau đó là cỗ xe tăng Đức gặp Bồ Đào Nha.
Là một thế lực mạnh của bóng đá Châu Âu nếu không muốn nói là của cả thế giới, tại bất kỳ giải đấu lớn nào đội tuyển Hà Lan cũng được đánh giá rất cao. Tuy nhiên, trên thực tế, đội tuyển Hà Lan chưa hề thắng cúp thế giới, cũng chưa bao giờ chạm được tay vào cúp vô địch Châu Âu.
Ở EURO 2012, Hòa Lan có rất nhiều cặp chân vàng, như Sneijder, Robben, Van der Vaart, và cầu thủ đáng chú ý nhất của đội quân áo cam chính là anh cầu thủ trẻ Kevin Strootman. Trong khi đó, mọi chú ý của Đan Mạch đều được đặt trên đôi chân của Niklas Bendtner và Christian Eriksen.
Trận banh chưa diễn ra mà tôi đã mường tượng thấy những đợt tấn công của Hòa Lan, ý tôi muốn nói là banh liên tục nằm trên phần đất của Đan Mạch.
Dự đoán: Hà Lan thắng 2 quả không khó khăn.
Ở trận banh thứ nhì của Bảng B, hầu như mọi dự đoán đều cho rằng những cổ xe tăng Đức sẽ nghiền nát sân của Bồ Đào Nha. Đó là điều không chỉ mình tôi mà là điều hầu hết khán giả hâm mộ bóng đá đều đang nghĩ.
Lý do rất dễ hiểu: Cristiano Ronaldo chưa đủ để có thể dẫn Bồ Đào Nha đi xa hơn vòng bảng, và dù có thêm Joao Moutinho, Miguel Veloso cùng đi hàng tiền đạo vẫn chưa đủ để có thể đem lại thành công ở EURO 2012, chưa đủ để đương đầu với Bastian Schweinsteiger, Mario Gotze, Thomas Muller, Toni Kroos và những siêu sao khác.
Dự đoán: Đức sẽ thắng Bồ Đào Nha với tỷ số 3-1
Euro 2012, trước giờ bóng lăn
Nguyễn Khanh, viết từ Ba Lan
2012-06-08
Nguyễn Khanh, viết từ Ba Lan
2012-06-08
Không đầy 2 giờ đồng hồ nữa, sân vận động quốc gia Warsaw của Ba Lan sẽ rung chuyển khi đội tuyển chủ nhà cùng với đội tuyển Hy Lạp ra sân đá trận mở màn Giải Vô Địch Châu Âu EURO 2012.
RFA file - Euro 2012 trước giờ bóng lăn

Quốc gia nào sẽ đoạt giải vô địch lần này? Đó là câu hỏi đang được đặt ra khắp nơi. Mọi người đang thắc mắc không biết đội tuyển nào sẽ đăng quang EURO 2012? Và câu trả lời có lẽ là bất cứ đội tuyển nào cũng có thể đoạt cúp vô địch bóng tròn Châu Âu.
Hấp dẫn, bất ngờ
Đan Mạch từng tạo thành tích đó vào năm 1992 với vé vớt và những cầu thủ không mấy nổi tiếng của sân cỏ thế giới. Mười hai năm sau, cũng chẳng ai có thể tin đoàn tuyển thủ Hy Lạp xây dựng được chỗ đứng cho chính họ bằng lối đá thật cổ điển “một kèm một” đã vắng bóng từ những năm đầu thập niên 1970, và với ngôi sao xuất hiện đầy bất ngờ Angelo Charisteas trước đó chuyên giữ vai phòng hờ.
Chính vì thế nên trong vòng 3 tuần lễ tới, chúng ta sẽ thấy đủ 16 đội tuyển xứng đáng và đều có triển vọng đoạt cúp vô địch EURO 2012.
Cho dù tất cả 16 đội tuyển góp mặt ở Ba Lan và Ukraine đều có hy vọng thắng giải ngang nhau, nhưng điều các nhà bình luận thể thao và giới hâm mộ nghệ thuật nhồi bóng thế giới đều đang nghĩ đến là cuối cùng, chúng ta sẽ thấy 3 hội banh lẫy lừng của thế giới gồm Tây Ban Nha, Hà Lan và Đức tranh nhau chiếc cúp vô địch.
Điều này cũng dễ hiểu: 3 đội tuyển có tên vừa nêu là những hội đứng nhất, nhì và ba ở World Cup Nam Phi 2010, đồng thời ở vòng tranh chỗ dự EURO năm nay, cả 3 đều chứng tỏ cho mọi người thấy tài nghệ cá nhân lẫn toàn đội ngày một khởi sắc hơn để chiếm vị trí thật cao cho Giải Vô Địch Châu Âu 2012.
Tuy nói là Đức, Hà Lan hay Tây Ban Nha có nhiều hy vọng hơn nhưng cả 3 hội banh đang cùng nhau chiếm ngự sân cỏ Âu Châu và thế giới đều phải đối đầu với những khó khăn.
Tây Ban Nha
Logo Euro 2012. Nguồn UEFATrước hết là chuyện của Tây Ban Nha. Ông Vincent del Bosque, người điều khiểu đội banh của Xứ Bò Tót diên đầu về những lời đồn đãi liên quan đến chuyện trước ngày được gọi tham gia đội tuyển quốc gia, dàn cầu thủ siêu sao của Barcelona và Madrid chẳng ai ưa ai, chẳng hạn như anh Gerald Piqué của Barcelona chê dàn quân của Madrid “là một lũ gà trống mới lớn hung hăng”, hay siêu sao Xavi gọi đối thủ Barcelona là “bọn thú vật tìm cách cắn người”, lại còn buông thêm câu “nói làm gì đến cái bọn cà chớn ấy”.
Trên sân, ông Del Bosque còn phải đối phó với những chuyện khác nữa. Cả 2 khẩu thần công Fernando Torres và David Villa đều bị thương -người nặng kẻ nhẹ- chưa chắc đã ra sân đấu các trận vòng bảng. Không có những cặp chân vàng này làm bàn, chuyện Tây Ban Nha giữ chiếc cúp vô địch Châu Âu lấy được cách đây 4 năm trở thành khó hơn.
Rõ ràng trong cái rủi vẫn còn cái may. Cái may đó là Tây Ban Nha có quá nhiều cầu giỏi. Roberto Soldado của Valencia, Fernando Llorrente của Athletic Bilbao có thể đứng trụ sân một cách dễ dàng. Ngoài ra Cesc Fabregas nổi tiếng với lối tạt những đường banh ngắn có thể góp một vai trò lớn cho hàng tiền đạo, chẳng khác gì vai trò Lionel Messi đã đóng góp cho Barcelona.
Hà Lan
Hà Lan cũng đứng trước nhiều thử thách. Hai năm trước đây trong trận tranh chung kết World Cup ở Nam Phi, khán giả khắp nơi “chẳng ai chấp nhận được lối đá” của tuyển áo cam, theo như nhận định của Johan Cruijff, người từng có thời là linh hồn của đội tuyển.
Anh cựu cầu thủ này không ngần ngại bảo rằng “chính tôi cũng chẳng ngờ các cầu thủ đại diện cho quốc gia lại chơi một trận banh tệ như thế, không có đấu pháp, chỉ biết chơi xấu và cũng chẳng hề có những đường banh liền lạc với nhau”. Trân banh đó “là trận banh không đáng để xem, thay vì phải làm rạng danh môn bóng đá thì các cầu thủ Hà Lan lại làm ngược lại”.
Phải công nhận là Hà Lan có lối đá quá bạo. Chỉ trong 2 năm trời, lối đá hung bạo của Nigel De Jong đã khiến 3 cầu thủ phải vào nhà thương. Sau khi anh ta đốn Hatem Ben Arfa gẫy chân (trong trận Manchester City-Newscastle hồi tháng Mười 2010), Liên Đoàn Bóng Đá Quốc Gia Hà Lan quyết định “tạm thời” không mời anh tham gia đội tuyển.
Hấp dẫn, bất ngờ
Đan Mạch từng tạo thành tích đó vào năm 1992 với vé vớt và những cầu thủ không mấy nổi tiếng của sân cỏ thế giới. Mười hai năm sau, cũng chẳng ai có thể tin đoàn tuyển thủ Hy Lạp xây dựng được chỗ đứng cho chính họ bằng lối đá thật cổ điển “một kèm một” đã vắng bóng từ những năm đầu thập niên 1970, và với ngôi sao xuất hiện đầy bất ngờ Angelo Charisteas trước đó chuyên giữ vai phòng hờ.
Chính vì thế nên trong vòng 3 tuần lễ tới, chúng ta sẽ thấy đủ 16 đội tuyển xứng đáng và đều có triển vọng đoạt cúp vô địch EURO 2012.
Cho dù tất cả 16 đội tuyển góp mặt ở Ba Lan và Ukraine đều có hy vọng thắng giải ngang nhau, nhưng điều các nhà bình luận thể thao và giới hâm mộ nghệ thuật nhồi bóng thế giới đều đang nghĩ đến là cuối cùng, chúng ta sẽ thấy 3 hội banh lẫy lừng của thế giới gồm Tây Ban Nha, Hà Lan và Đức tranh nhau chiếc cúp vô địch.
Điều này cũng dễ hiểu: 3 đội tuyển có tên vừa nêu là những hội đứng nhất, nhì và ba ở World Cup Nam Phi 2010, đồng thời ở vòng tranh chỗ dự EURO năm nay, cả 3 đều chứng tỏ cho mọi người thấy tài nghệ cá nhân lẫn toàn đội ngày một khởi sắc hơn để chiếm vị trí thật cao cho Giải Vô Địch Châu Âu 2012.
Tuy nói là Đức, Hà Lan hay Tây Ban Nha có nhiều hy vọng hơn nhưng cả 3 hội banh đang cùng nhau chiếm ngự sân cỏ Âu Châu và thế giới đều phải đối đầu với những khó khăn.
Tây Ban Nha
Logo Euro 2012. Nguồn UEFATrước hết là chuyện của Tây Ban Nha. Ông Vincent del Bosque, người điều khiểu đội banh của Xứ Bò Tót diên đầu về những lời đồn đãi liên quan đến chuyện trước ngày được gọi tham gia đội tuyển quốc gia, dàn cầu thủ siêu sao của Barcelona và Madrid chẳng ai ưa ai, chẳng hạn như anh Gerald Piqué của Barcelona chê dàn quân của Madrid “là một lũ gà trống mới lớn hung hăng”, hay siêu sao Xavi gọi đối thủ Barcelona là “bọn thú vật tìm cách cắn người”, lại còn buông thêm câu “nói làm gì đến cái bọn cà chớn ấy”.
Trên sân, ông Del Bosque còn phải đối phó với những chuyện khác nữa. Cả 2 khẩu thần công Fernando Torres và David Villa đều bị thương -người nặng kẻ nhẹ- chưa chắc đã ra sân đấu các trận vòng bảng. Không có những cặp chân vàng này làm bàn, chuyện Tây Ban Nha giữ chiếc cúp vô địch Châu Âu lấy được cách đây 4 năm trở thành khó hơn.
Rõ ràng trong cái rủi vẫn còn cái may. Cái may đó là Tây Ban Nha có quá nhiều cầu giỏi. Roberto Soldado của Valencia, Fernando Llorrente của Athletic Bilbao có thể đứng trụ sân một cách dễ dàng. Ngoài ra Cesc Fabregas nổi tiếng với lối tạt những đường banh ngắn có thể góp một vai trò lớn cho hàng tiền đạo, chẳng khác gì vai trò Lionel Messi đã đóng góp cho Barcelona.
Hà Lan
Hà Lan cũng đứng trước nhiều thử thách. Hai năm trước đây trong trận tranh chung kết World Cup ở Nam Phi, khán giả khắp nơi “chẳng ai chấp nhận được lối đá” của tuyển áo cam, theo như nhận định của Johan Cruijff, người từng có thời là linh hồn của đội tuyển.
Anh cựu cầu thủ này không ngần ngại bảo rằng “chính tôi cũng chẳng ngờ các cầu thủ đại diện cho quốc gia lại chơi một trận banh tệ như thế, không có đấu pháp, chỉ biết chơi xấu và cũng chẳng hề có những đường banh liền lạc với nhau”. Trân banh đó “là trận banh không đáng để xem, thay vì phải làm rạng danh môn bóng đá thì các cầu thủ Hà Lan lại làm ngược lại”.
Phải công nhận là Hà Lan có lối đá quá bạo. Chỉ trong 2 năm trời, lối đá hung bạo của Nigel De Jong đã khiến 3 cầu thủ phải vào nhà thương. Sau khi anh ta đốn Hatem Ben Arfa gẫy chân (trong trận Manchester City-Newscastle hồi tháng Mười 2010), Liên Đoàn Bóng Đá Quốc Gia Hà Lan quyết định “tạm thời” không mời anh tham gia đội tuyển.
Trận cầu khai mạc Euro 2012:
Ba lan và Hy Lạp

Sự vắng mặt của De Jong không khiến cho hội phải lúng túng: có Kevin Strootman thay thế ở hàng hậu vệ, Robin van
Trận cầu khai mạc Euro 2012: Ba lan và Hy LạpPersie vẫn sáng chói trên hàng tiền đạo, đủ để Hà Lan thắng liên tiếp 17 trận, tiếp tục giữ vị thế của một trong những đội tuyển hàng đầu của làng banh da hoàn vũ.
Nhưng từ giữa mùa đông đến giờ, Strootman mất phong độ, tạo cơ hội bằng vàng cho De Jong trở lại sân để cùng với Mark van Bommel trở thành cặp hậu vệ cứng cựa nhất của giải lần này.
Điều khiến ông huấn luyện viên Bert van Marwijk lo âu nhất lại là chuyện sắp xếp dàn công. Anh cầu thủ Van Persie mới 28 tuổi được xem là tay làm bàn “xịn” nhất Châu Âu, nhưng vẫn chưa qua mặt được Klass-Jan Huntelaar -cũng 28 tuổi- của câu lạc bộ Schalke. Có lẽ cuối cùng ông phải đưa Huntelaar đứng tiền đạo, đẩy Van Persie về giữ vai trung ứng, đứng bên cạnh Arjen Robben.
Đức
Với những cổ xe tăng Đức, chiến thắng lẫy lừng 3-0 đạt được ở trận giao hữu với Hà Lan hồi tháng 11 năm ngoái chính là bước đầu tiên của đoạn đường đi đến thành công. Ông Joachim Low là huấn luyện viên thành công nhất của Đức: trung bình mỗi trận cầu thủ ghi được 2.25 điểm, 2 lần vào chung kết, 2 lần đi tới bán kết. Chuyện còn lại là phải đoạt cúp vô địch.
Khi xuất hiện ở sân cỏ EURO 2012, dàn quân Đức vẫn là những khuôn mặt từng đá tại World Cup Nam Phi, cộng với 2 tài năng trẻ là Mario Gotze và Toni Kroos. Trở ngại đến giờ vẫn chưa sửa được vẫn là dàn hậu vệ không vững vàng, tới mức sau khi thắng Đức với tỷ số 2-1 hồi tháng Hai vừa rồi, huấn luyện viên Laurent Blanc của Pháp đã nói với tờ L’Equippe rằng “dàn hậu vệ của Đức không mạnh, đó là điều chúng tôi đã biết trước khi trận đấu bắt đầu”.
Cho dủ không phải là hội mạnh nhất ở sân EURO 2012, nhưng Đức có hội banh khôn ngoan nhất. Ở World Cup Nam Phi, dàn huấn luyện viên và các cầu thủ bỏ ra cả giờ đồng hồ chỉ để xem những đường banh của các đội tuyển họ phải so giầy, xem lối bắt banh của những thủ môn mà họ nghĩ có thể phải trực diện nếu cuộc thi kết thúc bằng những quả phạt đền.
Đặc biệt nhất là trong trận gặp Argentina, đội tuyển Đức đã truy cản được Messi: mỗi lần anh cầu thủ đáng gờm này có banh trong chân, tức khắc có hai chiếc áo trắng của Đức đứng trước mặt chặn đường. Đây là điều nghe thì rất dễ, nhưng chỉ mỗi mình Đức có thể làm được trên sân cỏ quốc tế.
Ngay sau trận thua Đức, hậu vệ John Heitinga của Hà Lan đưa ra nhận xét về EURO 2012: “Tây Ban Nha có triển vọng nhất, kế đến là Đức”. Có lẽ anh cầu thủ này khéo léo ngoại giao, không muốn nhắc đến Hà Lan là hội được chọn đứng thứ 3.
Dù thế nào đi chăng nữa, điều Heitinga nêu ra chính là điều hầu hết mọi người cũng dự đoán, nên dù trái banh chưa lăn, thế giới bóng tròn đang trông chờ trận chung kết giữa Đức và Tây Ban Nha.
Nhưng cũng phải nhắc lại rằng cánh cửa thành công của Hà Lan cũng mở thật rộng, chẳng kém gì cánh cửa thành công của Tây Ban Nha lẫn Đức, và cũng cần phải nhớ bất cứ đội tuyển nào cũng có thể đoạt cúp vô địch bóng tròn Châu Âu.
Cặp trận mở màn Trở lại với trận cầu khai mạc Euro 2012 sắp sửa diễn ra giữ đồng chủ nhà Ba Lan và Hy Lạp, có thể nói đây là cơ hội bằng vàng cho ông chủ nhà Ba Lan nắm 3 điểm.
Ai cũng nói đến anh thủ quân Jakub hay anh trung vệ Kuba Blaszczykowski, tôi lại chú ý đến Robert Lewandowski, người hùng của câu lạc bộ Dortmund.
Hy Lạp có Gioegos Samaras chạy khắp nơi, trên sân chỗ nào cũng có mặt, cộng với Papadopoulos là một trong những hậu vệ sáng chói nhất Châu Âu hiện giờ.
Dự đoán: Ba Lan thắng ít nhất 2 trái.
Tiếp theo trận Ba Lan – Hy Lap là cuộc tranh hùng giữa hai đội tuyển từng một thời làm mưa làm gió ở Đông Âu là Cộng Hòa Tiệp và Liên Bang Nga.
Theo nhận xét của cá nhân người viết thì tại giải năm nay Nga có vẻ nhỉnh hơn Cộng Hòa Tiệp. Xét về thực lực, đội tuyển Cộng hòa Tiệp dù đã có một số chuyến biến trong thời gian qua, nhưng vẫn chưa đủ để được xếp trong danh sách những đội tuyển “xịn” của EURO 2012.
Tuy nhiên, nói đến Cộng Hòa Tiệp, tôi không quên họ đã vào đến bán kết 2004, tôi cũng không quên Pavel Nedved, Jan Koller, không quên anh bạn trẻ Tomas Necid hay anh thủ môn tài ba Petr Cech, nhưng nếu bảo đã đủ để trở thành một đội tuyển hàng đầu của Châu Âu thì chưa, khó qua mặt được Andrei Arshavin và Alan Dzagoev lắm.
Dự đoán: Liên Bang Nga thắng Cộng Hòa Tiệp 2-1
Trận cầu khai mạc Euro 2012: Ba lan và Hy LạpPersie vẫn sáng chói trên hàng tiền đạo, đủ để Hà Lan thắng liên tiếp 17 trận, tiếp tục giữ vị thế của một trong những đội tuyển hàng đầu của làng banh da hoàn vũ.
Nhưng từ giữa mùa đông đến giờ, Strootman mất phong độ, tạo cơ hội bằng vàng cho De Jong trở lại sân để cùng với Mark van Bommel trở thành cặp hậu vệ cứng cựa nhất của giải lần này.
Điều khiến ông huấn luyện viên Bert van Marwijk lo âu nhất lại là chuyện sắp xếp dàn công. Anh cầu thủ Van Persie mới 28 tuổi được xem là tay làm bàn “xịn” nhất Châu Âu, nhưng vẫn chưa qua mặt được Klass-Jan Huntelaar -cũng 28 tuổi- của câu lạc bộ Schalke. Có lẽ cuối cùng ông phải đưa Huntelaar đứng tiền đạo, đẩy Van Persie về giữ vai trung ứng, đứng bên cạnh Arjen Robben.
Đức
Với những cổ xe tăng Đức, chiến thắng lẫy lừng 3-0 đạt được ở trận giao hữu với Hà Lan hồi tháng 11 năm ngoái chính là bước đầu tiên của đoạn đường đi đến thành công. Ông Joachim Low là huấn luyện viên thành công nhất của Đức: trung bình mỗi trận cầu thủ ghi được 2.25 điểm, 2 lần vào chung kết, 2 lần đi tới bán kết. Chuyện còn lại là phải đoạt cúp vô địch.
Khi xuất hiện ở sân cỏ EURO 2012, dàn quân Đức vẫn là những khuôn mặt từng đá tại World Cup Nam Phi, cộng với 2 tài năng trẻ là Mario Gotze và Toni Kroos. Trở ngại đến giờ vẫn chưa sửa được vẫn là dàn hậu vệ không vững vàng, tới mức sau khi thắng Đức với tỷ số 2-1 hồi tháng Hai vừa rồi, huấn luyện viên Laurent Blanc của Pháp đã nói với tờ L’Equippe rằng “dàn hậu vệ của Đức không mạnh, đó là điều chúng tôi đã biết trước khi trận đấu bắt đầu”.
Cho dủ không phải là hội mạnh nhất ở sân EURO 2012, nhưng Đức có hội banh khôn ngoan nhất. Ở World Cup Nam Phi, dàn huấn luyện viên và các cầu thủ bỏ ra cả giờ đồng hồ chỉ để xem những đường banh của các đội tuyển họ phải so giầy, xem lối bắt banh của những thủ môn mà họ nghĩ có thể phải trực diện nếu cuộc thi kết thúc bằng những quả phạt đền.
Đặc biệt nhất là trong trận gặp Argentina, đội tuyển Đức đã truy cản được Messi: mỗi lần anh cầu thủ đáng gờm này có banh trong chân, tức khắc có hai chiếc áo trắng của Đức đứng trước mặt chặn đường. Đây là điều nghe thì rất dễ, nhưng chỉ mỗi mình Đức có thể làm được trên sân cỏ quốc tế.
Ngay sau trận thua Đức, hậu vệ John Heitinga của Hà Lan đưa ra nhận xét về EURO 2012: “Tây Ban Nha có triển vọng nhất, kế đến là Đức”. Có lẽ anh cầu thủ này khéo léo ngoại giao, không muốn nhắc đến Hà Lan là hội được chọn đứng thứ 3.
Dù thế nào đi chăng nữa, điều Heitinga nêu ra chính là điều hầu hết mọi người cũng dự đoán, nên dù trái banh chưa lăn, thế giới bóng tròn đang trông chờ trận chung kết giữa Đức và Tây Ban Nha.
Nhưng cũng phải nhắc lại rằng cánh cửa thành công của Hà Lan cũng mở thật rộng, chẳng kém gì cánh cửa thành công của Tây Ban Nha lẫn Đức, và cũng cần phải nhớ bất cứ đội tuyển nào cũng có thể đoạt cúp vô địch bóng tròn Châu Âu.
Cặp trận mở màn Trở lại với trận cầu khai mạc Euro 2012 sắp sửa diễn ra giữ đồng chủ nhà Ba Lan và Hy Lạp, có thể nói đây là cơ hội bằng vàng cho ông chủ nhà Ba Lan nắm 3 điểm.
Ai cũng nói đến anh thủ quân Jakub hay anh trung vệ Kuba Blaszczykowski, tôi lại chú ý đến Robert Lewandowski, người hùng của câu lạc bộ Dortmund.
Hy Lạp có Gioegos Samaras chạy khắp nơi, trên sân chỗ nào cũng có mặt, cộng với Papadopoulos là một trong những hậu vệ sáng chói nhất Châu Âu hiện giờ.
Dự đoán: Ba Lan thắng ít nhất 2 trái.
Tiếp theo trận Ba Lan – Hy Lap là cuộc tranh hùng giữa hai đội tuyển từng một thời làm mưa làm gió ở Đông Âu là Cộng Hòa Tiệp và Liên Bang Nga.
Theo nhận xét của cá nhân người viết thì tại giải năm nay Nga có vẻ nhỉnh hơn Cộng Hòa Tiệp. Xét về thực lực, đội tuyển Cộng hòa Tiệp dù đã có một số chuyến biến trong thời gian qua, nhưng vẫn chưa đủ để được xếp trong danh sách những đội tuyển “xịn” của EURO 2012.
Tuy nhiên, nói đến Cộng Hòa Tiệp, tôi không quên họ đã vào đến bán kết 2004, tôi cũng không quên Pavel Nedved, Jan Koller, không quên anh bạn trẻ Tomas Necid hay anh thủ môn tài ba Petr Cech, nhưng nếu bảo đã đủ để trở thành một đội tuyển hàng đầu của Châu Âu thì chưa, khó qua mặt được Andrei Arshavin và Alan Dzagoev lắm.
Dự đoán: Liên Bang Nga thắng Cộng Hòa Tiệp 2-1
Web page Updated ngày 12/6/2012