NGHE CÁC ĐÀI PHÁT THANH
RFA/Vietnamese - RFI/Vietnamese - BBC/Vietnamese - VOA/Vietnamese - Little Saigon TV - VNI TV - Sagon TV - SBTN
Sử dụng vũ khí trái luật tràn lan ở VN
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA - 2012-02-29.
Tin tức đăng trên báo chí hàng ngày đều nói đến những vụ sử dụng các loại võ khí để gây tội ác, trong các vụ cướp bóc, trấn lột có tổ chức.
Photo courtesy of phapluat.vn
Hung khí thu được của một băng nhóm tội phạm ở TP Saigon
Nạn nhân thường là những doanh gia nhiều tiền của như chủ tiệm vàng, chủ ngân hàng, cây xăng và vì lòng tham nên kẻ sát nhân đã dùng hung khí để giết hại chủ nhà, có khi tàn sát cả gia đình, rồi tóm góp hết của cải. Mặt khác, báo đài cũng thường đưa tin về việc các băng đảng thanh tóan nhau bằng súng đạn vì đụng chạm quyền lợi. Vì sao “hàng nóng”, tiếng lóng của võ khí giết người, lại tràn lan ở Việt Nam, luật pháp có cách nào ngăn chặn được không?
Luật pháp không nghiêm
Tiến sĩ xã hội học Tống Văn Chung thuộc trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho biết, hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều quy định về việc cấm người dân tàng trữ, sử dụng võ khí, nhưng mỗi năm vẫn có hàng chục vụ dùng súng bắn nhau, đi cướp của giết người, chống trả hay triệt hạ nhân viên công lực.
Theo giáo sư Tống Văn Chung thì nhà nước Việt Nam đã xây dựng nhiều bộ luật kèm với các biện pháp chế tài, nhưng đó là những điều luật cứng nhắc và chỉ có tác dụng khắc phục hậu quả, chứ chưa thật sự có hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn sự việc.
Ông cũng cho rằng xã hội Việt Nam chưa nhận thức được hết về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức con người, xem nhẹ việc giáo dục công dân cho nên mới thường xảy ra tình trạng tội phạm, hung thủ, sát nhân dùng súng đạn hoành hành khắp nơi.
Giải thích về những nguyên nhân dẫn tới chuyện sử dụng “hàng nóng” như một phản ứng cứng rắn, quyết liệt, giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh:
“Việc sử dụng bạo lực là hậu quả của nhiều chuyện, gần đây không chỉ giới giang hồ dùng bạo lực, hàng nóng, và băng đảng Maffia thanh toán lẫn nhau, hoặc để chống trả lực lượng công an, người thi hành pháp luật, tất cả đều có. Đây là hệ lụy của một vấn đề, khi mà luật pháp là điểm tựa quan trọng nhất của một xã hội an bình, nếu không có pháp luật thì không có tự do. Khi mà tinh thần thượng tôn pháp luật không có, khi mà pháp luật tùy tiện, gây nên những phản ứng vì người ta không thể dựa vào pháp luật thì người ta tự hành động, và sự manh động ấy là cái đáng sợ.”
Muốn chấm dứt hiện tượng dùng đủ loại hàng nóng, giáo sư Tương Lai cho rằng phương cách khả thi là phải triệt để thượng tôn pháp luật:
“Để giải quyết chuyện hàng nóng, thì phải quay trở lại với việc sử dụng hệ thống pháp luật, muốn như vậy pháp luật phải thực sự là điểm tựa cho người dân. Một khi tòa án tùy tiện xử lý các vụ án, không tuân thủ pháp luật mà lại tuân theo những chỉ thị có sẵn, thì điều ấy sẽ dẫn tới một xã hội rối loạn. Nói chung thì vấn đề an ninh xã hội, đang được người ta đặt ra rất nhiều và tình trạng bất an ấy khiến người dân phải tự động để tự vệ.”
Xã hội bất an
Lên tiếng về vấn đề sử dụng “hàng nóng” ở Việt Nam, luật sư Vũ Ngọc Long thuộc văn phòng luật sư Phước Long ở Hà Nội thì nói rằng việc xuất hiện chuyện buôn bán, sử dụng súng gây án mạng, xác nhận việc những người soạn thảo, xây dựng luật pháp ở Việt Nam đang bị động, họ không dự báo được mọi tình huống và diễn biến sẽ xảy ra. Sau khi đã xảy ra hàng loạt những vụ trọng án có sử dụng “hàng nóng”, lúc ấy ngành tư pháp mới ban hành pháp lệnh, quy định về quản lý, sử dụng võ khí, chất nổ cùng các công cụ hỗ trợ khác.
Góp ý với RFA về việc người dân sử dụng hàng nóng và biện pháp ngăn chặn của cơ quan chức năng, luật sư Trần Đình Triển nhấn mạnh:
“Ở Việt Nam nếu nói về kẽ hở của luật pháp thì không phải, trái lại rất nghiêm khắc đối với việc sử dụng vũ khí trái phép, được đưa vào bộ luật hình sự, nghị định của chính phủ cũng nghiêm cấm việc đó. Khi người dân có ý thức tuân thủ pháp luật, chính là có lợi, sử dụng vũ khí để phòng thân, bảo vệ mình theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng vũ khí có đăng ký, để chống lại kẻ tội phạm, nhiều khi lại là tốt, tội phạm chưa chắc dám vào các cửa hàng vàng (có vũ trang). Tàng trữ, sử dụng vũ khí ở Việt Nam, tôi cho rằng nghiêm khắc hơn tất cả đất nước nào khác trên thế giới này.”
Theo ông muốn chấm dứt hiện tượng hàng nóng thì cần đến ý thức cao độ và tự giác của mỗi người dân:
“Trong hoàn cảnh của Việt Nam, không thể trách lực lượng quân đội hay công an không quản lý nổi mà tôi cho rằng rất khó quản lý. Tôi mong rằng việc nâng cao trách nhiệm của người dân tham gia phòng chống tội phạm, đặc biệt là ý thức của mỗi con người, “thương người như thể thương thân”, tự làm ăn, lo cuộc sống của mình, đừng vì những việc cướp giựt, kiếm sống bằng cách bắt nạt người khác, giết người cướp của là điều không thể chấp nhận được.”
Để giải quyết chuyện "hàng nóng", thì phải quay trở lại với việc sử dụng hệ thống pháp luật, muốn như vậy pháp luật phải thực sự là điểm tựa cho người dân - GS. Tương Lai.
Phân tích về chuyện sử dụng hàng nóng, qua câu chuyện với RFA, luật sư Trần Quốc Hiền đi tìm những nguyên nhân xa đã đưa tới hòan cảnh hiện giờ, khi giới trẻ trong nước thích dùng bạo lực hơn là lẽ phải và công lý:
“Về hiện trạng ngày nay của đất nước, phải nói là xã hội đang băng hoại, đạo đức suy đồi, nguyên nhân của nó đã kéo dài từ hàng chục năm nay, dưới cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa”, nhà nước đã dẹp bỏ tất cả các tổ chức tôn giáo, là nơi có thể dẫn dắt thiếu nhi, thanh niên đến với con đường đạo hạnh, biết cách làm người.
Sau khi chiếm được Miền Nam, họ đã dẹp bỏ tất cả nên dẫn tới hậu quả của hôm nay, giới trẻ sống như vô hồn, không có con đường nào để đi tới một mục đích tốt đẹp. Những sự thật phơi bày trong xã hội, tất cả đều là sự giả dối, chẳng hạn như hô hào chống tham nhũng thì người đứng đầu cơ quan ấy lại là một quan chức tham nhũng, đối với bản thân người cầm quyền thì họ không coi luật pháp ra gì, họ chỉ muốn làm sao giành lấy chiến thắng khi có xung đột trong đời sống xã hội thường nhật.”
Dân tự bảo vệ mình
Trong khi đó, ngành công an thì xác nhận là ở Việt Nam súng hoa cải dễ mua như rau, súng bút ám sát cũng được mua bán gần như công khai, chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng là có thể sắm được ngay, lại dễ cất giấu.
Một nhà dân chủ thường bị lực lượng an ninh, bắt bớ, gây khó dễ trong các sinh hoạt hàng ngày, từ Saigon, kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải nói lên suy nghĩ của mình về chuyện “hàng nóng” tràn lan trong xã hội đương thời:
“Đây chính là kẽ hở của pháp luật, đó cũng là biểu hiện ra bên ngoài của bộ máy kiểm soát bất lực khi hàng nóng đã tràn qua biên giới, nhất là từ Trung Quốc, từ phía Bắc tràn vào Việt Nam, và kể cả hàng nóng tự chế trong nước nữa. Tất cả tạo ra một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, trong xã hội Việt Nam hôm nay, làm cho người dân cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa.
Đó là hậu quả của bộ máy kiểm soát đầy tham nhũng, thoái hóa, biến chất, khiến đất nước bị bất an, bất ổn, vì tội phạm ngày càng gia tăng - KS. Đỗ Nam Hải.
Đó là hậu quả của bộ máy kiểm soát đầy tham nhũng, thoái hóa, biến chất, khiến đất nước bị bất an, bất ổn, vì tội phạm ngày càng gia tăng. Bất cứ ai quan tâm đến tình hình đất nước, khi đọc báo, xem TV, hoặc khi ra ngoài đường thì đều gặp tình trạng nguy hiểm như vậy.”
Qua những điều mắt thấy, tai nghe, dư luận thường nói ở Việt Nam câu nói “phép vua thua lệ làng” hay “trên bảo dưới không nghe” là chuyện thực tế, vì thế không biết đến khi nào chuyện “tôn trọng nghiêm minh pháp luật” hay “nhà nước pháp quyền” mới trở thành hiện thực, chứ không chỉ là “bánh vẽ”.
Hung khí thu được của một băng nhóm tội phạm ở TP Saigon
Nạn nhân thường là những doanh gia nhiều tiền của như chủ tiệm vàng, chủ ngân hàng, cây xăng và vì lòng tham nên kẻ sát nhân đã dùng hung khí để giết hại chủ nhà, có khi tàn sát cả gia đình, rồi tóm góp hết của cải. Mặt khác, báo đài cũng thường đưa tin về việc các băng đảng thanh tóan nhau bằng súng đạn vì đụng chạm quyền lợi. Vì sao “hàng nóng”, tiếng lóng của võ khí giết người, lại tràn lan ở Việt Nam, luật pháp có cách nào ngăn chặn được không?
Luật pháp không nghiêm
Tiến sĩ xã hội học Tống Văn Chung thuộc trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội cho biết, hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều quy định về việc cấm người dân tàng trữ, sử dụng võ khí, nhưng mỗi năm vẫn có hàng chục vụ dùng súng bắn nhau, đi cướp của giết người, chống trả hay triệt hạ nhân viên công lực.
Theo giáo sư Tống Văn Chung thì nhà nước Việt Nam đã xây dựng nhiều bộ luật kèm với các biện pháp chế tài, nhưng đó là những điều luật cứng nhắc và chỉ có tác dụng khắc phục hậu quả, chứ chưa thật sự có hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn sự việc.
Ông cũng cho rằng xã hội Việt Nam chưa nhận thức được hết về tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức con người, xem nhẹ việc giáo dục công dân cho nên mới thường xảy ra tình trạng tội phạm, hung thủ, sát nhân dùng súng đạn hoành hành khắp nơi.
Giải thích về những nguyên nhân dẫn tới chuyện sử dụng “hàng nóng” như một phản ứng cứng rắn, quyết liệt, giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam nhấn mạnh:
“Việc sử dụng bạo lực là hậu quả của nhiều chuyện, gần đây không chỉ giới giang hồ dùng bạo lực, hàng nóng, và băng đảng Maffia thanh toán lẫn nhau, hoặc để chống trả lực lượng công an, người thi hành pháp luật, tất cả đều có. Đây là hệ lụy của một vấn đề, khi mà luật pháp là điểm tựa quan trọng nhất của một xã hội an bình, nếu không có pháp luật thì không có tự do. Khi mà tinh thần thượng tôn pháp luật không có, khi mà pháp luật tùy tiện, gây nên những phản ứng vì người ta không thể dựa vào pháp luật thì người ta tự hành động, và sự manh động ấy là cái đáng sợ.”
Muốn chấm dứt hiện tượng dùng đủ loại hàng nóng, giáo sư Tương Lai cho rằng phương cách khả thi là phải triệt để thượng tôn pháp luật:
“Để giải quyết chuyện hàng nóng, thì phải quay trở lại với việc sử dụng hệ thống pháp luật, muốn như vậy pháp luật phải thực sự là điểm tựa cho người dân. Một khi tòa án tùy tiện xử lý các vụ án, không tuân thủ pháp luật mà lại tuân theo những chỉ thị có sẵn, thì điều ấy sẽ dẫn tới một xã hội rối loạn. Nói chung thì vấn đề an ninh xã hội, đang được người ta đặt ra rất nhiều và tình trạng bất an ấy khiến người dân phải tự động để tự vệ.”
Xã hội bất an
Lên tiếng về vấn đề sử dụng “hàng nóng” ở Việt Nam, luật sư Vũ Ngọc Long thuộc văn phòng luật sư Phước Long ở Hà Nội thì nói rằng việc xuất hiện chuyện buôn bán, sử dụng súng gây án mạng, xác nhận việc những người soạn thảo, xây dựng luật pháp ở Việt Nam đang bị động, họ không dự báo được mọi tình huống và diễn biến sẽ xảy ra. Sau khi đã xảy ra hàng loạt những vụ trọng án có sử dụng “hàng nóng”, lúc ấy ngành tư pháp mới ban hành pháp lệnh, quy định về quản lý, sử dụng võ khí, chất nổ cùng các công cụ hỗ trợ khác.
Góp ý với RFA về việc người dân sử dụng hàng nóng và biện pháp ngăn chặn của cơ quan chức năng, luật sư Trần Đình Triển nhấn mạnh:
“Ở Việt Nam nếu nói về kẽ hở của luật pháp thì không phải, trái lại rất nghiêm khắc đối với việc sử dụng vũ khí trái phép, được đưa vào bộ luật hình sự, nghị định của chính phủ cũng nghiêm cấm việc đó. Khi người dân có ý thức tuân thủ pháp luật, chính là có lợi, sử dụng vũ khí để phòng thân, bảo vệ mình theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng vũ khí có đăng ký, để chống lại kẻ tội phạm, nhiều khi lại là tốt, tội phạm chưa chắc dám vào các cửa hàng vàng (có vũ trang). Tàng trữ, sử dụng vũ khí ở Việt Nam, tôi cho rằng nghiêm khắc hơn tất cả đất nước nào khác trên thế giới này.”
Theo ông muốn chấm dứt hiện tượng hàng nóng thì cần đến ý thức cao độ và tự giác của mỗi người dân:
“Trong hoàn cảnh của Việt Nam, không thể trách lực lượng quân đội hay công an không quản lý nổi mà tôi cho rằng rất khó quản lý. Tôi mong rằng việc nâng cao trách nhiệm của người dân tham gia phòng chống tội phạm, đặc biệt là ý thức của mỗi con người, “thương người như thể thương thân”, tự làm ăn, lo cuộc sống của mình, đừng vì những việc cướp giựt, kiếm sống bằng cách bắt nạt người khác, giết người cướp của là điều không thể chấp nhận được.”
Để giải quyết chuyện "hàng nóng", thì phải quay trở lại với việc sử dụng hệ thống pháp luật, muốn như vậy pháp luật phải thực sự là điểm tựa cho người dân - GS. Tương Lai.
Phân tích về chuyện sử dụng hàng nóng, qua câu chuyện với RFA, luật sư Trần Quốc Hiền đi tìm những nguyên nhân xa đã đưa tới hòan cảnh hiện giờ, khi giới trẻ trong nước thích dùng bạo lực hơn là lẽ phải và công lý:
“Về hiện trạng ngày nay của đất nước, phải nói là xã hội đang băng hoại, đạo đức suy đồi, nguyên nhân của nó đã kéo dài từ hàng chục năm nay, dưới cái gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa”, nhà nước đã dẹp bỏ tất cả các tổ chức tôn giáo, là nơi có thể dẫn dắt thiếu nhi, thanh niên đến với con đường đạo hạnh, biết cách làm người.
Sau khi chiếm được Miền Nam, họ đã dẹp bỏ tất cả nên dẫn tới hậu quả của hôm nay, giới trẻ sống như vô hồn, không có con đường nào để đi tới một mục đích tốt đẹp. Những sự thật phơi bày trong xã hội, tất cả đều là sự giả dối, chẳng hạn như hô hào chống tham nhũng thì người đứng đầu cơ quan ấy lại là một quan chức tham nhũng, đối với bản thân người cầm quyền thì họ không coi luật pháp ra gì, họ chỉ muốn làm sao giành lấy chiến thắng khi có xung đột trong đời sống xã hội thường nhật.”
Dân tự bảo vệ mình
Trong khi đó, ngành công an thì xác nhận là ở Việt Nam súng hoa cải dễ mua như rau, súng bút ám sát cũng được mua bán gần như công khai, chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng là có thể sắm được ngay, lại dễ cất giấu.
Một nhà dân chủ thường bị lực lượng an ninh, bắt bớ, gây khó dễ trong các sinh hoạt hàng ngày, từ Saigon, kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải nói lên suy nghĩ của mình về chuyện “hàng nóng” tràn lan trong xã hội đương thời:
“Đây chính là kẽ hở của pháp luật, đó cũng là biểu hiện ra bên ngoài của bộ máy kiểm soát bất lực khi hàng nóng đã tràn qua biên giới, nhất là từ Trung Quốc, từ phía Bắc tràn vào Việt Nam, và kể cả hàng nóng tự chế trong nước nữa. Tất cả tạo ra một tình trạng cực kỳ nguy hiểm, trong xã hội Việt Nam hôm nay, làm cho người dân cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa.
Đó là hậu quả của bộ máy kiểm soát đầy tham nhũng, thoái hóa, biến chất, khiến đất nước bị bất an, bất ổn, vì tội phạm ngày càng gia tăng - KS. Đỗ Nam Hải.
Đó là hậu quả của bộ máy kiểm soát đầy tham nhũng, thoái hóa, biến chất, khiến đất nước bị bất an, bất ổn, vì tội phạm ngày càng gia tăng. Bất cứ ai quan tâm đến tình hình đất nước, khi đọc báo, xem TV, hoặc khi ra ngoài đường thì đều gặp tình trạng nguy hiểm như vậy.”
Qua những điều mắt thấy, tai nghe, dư luận thường nói ở Việt Nam câu nói “phép vua thua lệ làng” hay “trên bảo dưới không nghe” là chuyện thực tế, vì thế không biết đến khi nào chuyện “tôn trọng nghiêm minh pháp luật” hay “nhà nước pháp quyền” mới trở thành hiện thực, chứ không chỉ là “bánh vẽ”.
Tiên Lãng, niềm tin cho những người mất đất
Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-03-01
Sau khi có kết luận của thủ tướng chính phủ về vụ cưỡng chế thu hồi đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn tại Cống Rộc, Tiên Lãng, Hải Phòng; nhiều người dân bị thu hồi đất một cách trái luật lâu nay tỏ ra phấn chấn, kiên trì hơn trong khiếu kiện dai dẳng lâu nay của họ.
Nguồn Phapluat.vn
Công an, cảnh sát cơ động mang cả chó bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012.
Vô vàn vụ Đoàn Văn Vươn
Chính nhiều người đang hoạt động trong hệ thống công quyền tại Việt Nam, hay đại diện cho người dân…đều thừa nhận tình hình cưỡng chế, thu hồi đất một cách tùy tiện, trái luật tại nhiều địa phương của Việt Nam đã diễn ra lâu nay và trở thành vấn nạn không dễ gì giải quyết.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc từng phát biểu vụ cưỡng chế đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm rất lớn.
Sau khi xảy ra vụ việc gia đình họ Đoàn nổ súng hoa cải và mìn tự tạo để chống lại lực lượng cưỡng chế của huyện Tiên Lãng, nhiều người dân bị mất đất lâu nay cho rằng vụ việc của bản thân họ và gia đình cũng chẳng khác gì vụ cưỡng chế đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn; có khác chăng chỉ là họ đã không nổ súng và mìn như gia đình họ Đoàn mà thôi.
vụ cưỡng chế đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm rất lớn.
Đại biểu QH. Dương Trung Quốc
Cô giáo Bùi thị Thành, ở thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày này tiếp tục ra tại 210 Võ thị Sáu, văn phòng tiếp dân của chính phủ tại đó để cùng nhiều bà con khiếu kiện đất đai ở các tỉnh miền nam đòi hỏi công lý nói về tấm gương Đoàn Văn Vươn đối với họ:
Công an, cảnh sát cơ động mang cả chó bao vây nhà của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn, ảnh chụp hôm 05-01-2012.
Vô vàn vụ Đoàn Văn Vươn
Chính nhiều người đang hoạt động trong hệ thống công quyền tại Việt Nam, hay đại diện cho người dân…đều thừa nhận tình hình cưỡng chế, thu hồi đất một cách tùy tiện, trái luật tại nhiều địa phương của Việt Nam đã diễn ra lâu nay và trở thành vấn nạn không dễ gì giải quyết.
Đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc từng phát biểu vụ cưỡng chế đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm rất lớn.
Sau khi xảy ra vụ việc gia đình họ Đoàn nổ súng hoa cải và mìn tự tạo để chống lại lực lượng cưỡng chế của huyện Tiên Lãng, nhiều người dân bị mất đất lâu nay cho rằng vụ việc của bản thân họ và gia đình cũng chẳng khác gì vụ cưỡng chế đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn; có khác chăng chỉ là họ đã không nổ súng và mìn như gia đình họ Đoàn mà thôi.
vụ cưỡng chế đất đầm nuôi thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm rất lớn.
Đại biểu QH. Dương Trung Quốc
Cô giáo Bùi thị Thành, ở thành phố Hồ Chí Minh trong những ngày này tiếp tục ra tại 210 Võ thị Sáu, văn phòng tiếp dân của chính phủ tại đó để cùng nhiều bà con khiếu kiện đất đai ở các tỉnh miền nam đòi hỏi công lý nói về tấm gương Đoàn Văn Vươn đối với họ:
Hai anh Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý. RFA/Phapluat.vn
Mọi người đều thấy việc làm của ông Đoàn Văn Vươn là đúng. Giải tỏa nhà của người ta mà không bồi thường, đẩy người ta đến bước đường cùng. Nhà ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong hằng triệu triệu dân oan. Bà con ở trong tình trạng như ông Vươn vì họ yếu thế, đơn chiếc. Việc làm ông Đoàn Văn Vươn làm bà con rất vui mừng.
Một người bị mất đất, đánh đập rồi phải tù tội và khiếu kiện suốt hai chục năm qua, ông Hồ Sĩ Chửng, xóm 9, xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết về tình cảnh đó của bản thân:
Tháng 3 năm 1988, theo chủ trương làm trang trại của chính phủ tôi lên làm trang trại đầu tiên của xã nhà. Việc làm này được hợp tác xã và địa phương đồng tình, và huyện cấp đất cho tôi tháng 3 năm 88. Đến tháng 5 năm 93, kẻ xấu đến tước đoạt đất trang trại của tôi. Họ đánh, trói tôi lại và giải về xã Thạch Xuân. Sau 20 năm mới rõ ra là Đảng bộ xã Thạch Xuân với những đảng viên thoái hóa biến chất đã đồng tình tước đoạt trang trại của tôi.
Mọi người đều thấy việc làm của ông Đoàn Văn Vươn là đúng. Giải tỏa nhà của người ta mà không bồi thường, đẩy người ta đến bước đường cùng. Nhà ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong hằng triệu triệu dân oan. Bà con ở trong tình trạng như ông Vươn vì họ yếu thế, đơn chiếc.
Cô giáo Bùi thị Thành
Một số trường hợp do khiếu kiện lâu năm mà không hề được giải quyết khiến họ bức bách phải đi đến chỗ cùng quẫn, tự kết liễu đời mình.
Khiếu nại tiếp diễn
Tuy vậy vẫn có những người tiếp tục nuôi hy vọng. Và cho đến hôm nay tại những văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng, chính phủ và quốc hội tại thủ đô Hà Nội, cũng như thành phố Hồ Chí Minh hằng ngày vẫn còn bao người vì khuất tất trong vấn đề thu hồi đất phải đến ‘ăn chực, nằm chờ’ yêu cầu giải quyết cho nổi oan khiên mà họ phải chịu đựng.
Mọi người đều thấy việc làm của ông Đoàn Văn Vươn là đúng. Giải tỏa nhà của người ta mà không bồi thường, đẩy người ta đến bước đường cùng. Nhà ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong hằng triệu triệu dân oan. Bà con ở trong tình trạng như ông Vươn vì họ yếu thế, đơn chiếc. Việc làm ông Đoàn Văn Vươn làm bà con rất vui mừng.
Một người bị mất đất, đánh đập rồi phải tù tội và khiếu kiện suốt hai chục năm qua, ông Hồ Sĩ Chửng, xóm 9, xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh cho biết về tình cảnh đó của bản thân:
Tháng 3 năm 1988, theo chủ trương làm trang trại của chính phủ tôi lên làm trang trại đầu tiên của xã nhà. Việc làm này được hợp tác xã và địa phương đồng tình, và huyện cấp đất cho tôi tháng 3 năm 88. Đến tháng 5 năm 93, kẻ xấu đến tước đoạt đất trang trại của tôi. Họ đánh, trói tôi lại và giải về xã Thạch Xuân. Sau 20 năm mới rõ ra là Đảng bộ xã Thạch Xuân với những đảng viên thoái hóa biến chất đã đồng tình tước đoạt trang trại của tôi.
Mọi người đều thấy việc làm của ông Đoàn Văn Vươn là đúng. Giải tỏa nhà của người ta mà không bồi thường, đẩy người ta đến bước đường cùng. Nhà ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong hằng triệu triệu dân oan. Bà con ở trong tình trạng như ông Vươn vì họ yếu thế, đơn chiếc.
Cô giáo Bùi thị Thành
Một số trường hợp do khiếu kiện lâu năm mà không hề được giải quyết khiến họ bức bách phải đi đến chỗ cùng quẫn, tự kết liễu đời mình.
Khiếu nại tiếp diễn
Tuy vậy vẫn có những người tiếp tục nuôi hy vọng. Và cho đến hôm nay tại những văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng, chính phủ và quốc hội tại thủ đô Hà Nội, cũng như thành phố Hồ Chí Minh hằng ngày vẫn còn bao người vì khuất tất trong vấn đề thu hồi đất phải đến ‘ăn chực, nằm chờ’ yêu cầu giải quyết cho nổi oan khiên mà họ phải chịu đựng.
Bà con tiểu thương chợ Hàng Da tập trung khiếu nại tại Hà Nội. Blog NXDien
Từ cảnh người có nhà cửa, đất vườn canh tác để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng xã hội, đất nước nay họ trở thành những người ‘cù bơ, cù bất’, sống lây lất qua ngày với kỳ vọng công lý được thực thi.
theo nhiều người dân phải đi khiếu kiện bao lâu nay đến tận các cơ quan trung ương, họ chỉ nhận được những văn bản mà về địa phương không thực hiện, hoặc chỉ nhận được những chỉ dẫn mà theo họ là ‘chuyền bóng’ cho người khác.
Tuy nhiên theo nhiều người dân phải đi khiếu kiện bao lâu nay đến tận các cơ quan trung ương, họ chỉ nhận được những văn bản mà về địa phương không thực hiện, hoặc chỉ nhận được những chỉ dẫn mà theo họ là ‘chuyền bóng’ cho người khác.
Một phụ nữ từ xã Dakngo, tỉnh Daknong ở Tây Nguyên, ra khiếu kiện tại Hà Nội hồi ngày 8 tháng 2 cho biết về điều đó:
Chúng tôi sống từ năm 1998 đến 25 tháng 4 năm 2011, tỉnh và huyện cho người vào cưỡng chế và bắt người. Chúng tôi đòi hỏi quyền lợi mà chưa thấy có ai giải quyết cả. Hôm qua chúng tôi đến văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng, họ cũng ra đưa văn bản như những lần trước nhưng khi về địa phương đâu có giải quyết cho dân đâu. Nội dung văn bản không chính xác vụ việc nên chúng tôi không nhận. Cô đưa văn bản nói trung ương chỉ có đưa văn bản còn đất đai thì do huyện, tỉnh giải quyết.
Kiên quyết đến cùng
Dù phải chịu cảnh đùn đẩy qua lại từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên như thế trong bao năm qua; tuy nhiên sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có kết luận về vụ Tiên Lãng cho rằng các cơ quan chức năng tại đó đã ra quyết định thu hồi đất sai, và biện pháp cưỡng chế cũng sai. Nhiều người dân tỏ ra hy vọng những lực cản hiện nay trong việc giải quyết các khuất tất của họ đến một lúc nào đó sẽ bị phá tan.
như chuyện của bà ở Vĩnh Long này. Bà mất 30 mấy mẫu đất hương hỏa. Bà già hơn 80 chục tuổi đi phải có người dìu, mà ngày nào cũng phải chống gậy ra đây ngồi. Ông Trọng, ông Sang, ông Dũng nói mà tôi chưa thấy thực hiện. Nói phải đi đôi với làm
Bà Nguyệt, Tiền Giang
Nhưng hy vọng đó cũng như ánh sáng cuối đường hầm mà thôi như trình bày của cô giáo Bùi Thị Thành:
Vấn đề khiếu kiện đất đai tôi thấy vẫn mịt mù không có ánh sáng khả quan giải quyết cho dân đâu.
Từ cảnh người có nhà cửa, đất vườn canh tác để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng xã hội, đất nước nay họ trở thành những người ‘cù bơ, cù bất’, sống lây lất qua ngày với kỳ vọng công lý được thực thi.
theo nhiều người dân phải đi khiếu kiện bao lâu nay đến tận các cơ quan trung ương, họ chỉ nhận được những văn bản mà về địa phương không thực hiện, hoặc chỉ nhận được những chỉ dẫn mà theo họ là ‘chuyền bóng’ cho người khác.
Tuy nhiên theo nhiều người dân phải đi khiếu kiện bao lâu nay đến tận các cơ quan trung ương, họ chỉ nhận được những văn bản mà về địa phương không thực hiện, hoặc chỉ nhận được những chỉ dẫn mà theo họ là ‘chuyền bóng’ cho người khác.
Một phụ nữ từ xã Dakngo, tỉnh Daknong ở Tây Nguyên, ra khiếu kiện tại Hà Nội hồi ngày 8 tháng 2 cho biết về điều đó:
Chúng tôi sống từ năm 1998 đến 25 tháng 4 năm 2011, tỉnh và huyện cho người vào cưỡng chế và bắt người. Chúng tôi đòi hỏi quyền lợi mà chưa thấy có ai giải quyết cả. Hôm qua chúng tôi đến văn phòng tiếp dân của Trung ương Đảng, họ cũng ra đưa văn bản như những lần trước nhưng khi về địa phương đâu có giải quyết cho dân đâu. Nội dung văn bản không chính xác vụ việc nên chúng tôi không nhận. Cô đưa văn bản nói trung ương chỉ có đưa văn bản còn đất đai thì do huyện, tỉnh giải quyết.
Kiên quyết đến cùng
Dù phải chịu cảnh đùn đẩy qua lại từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên như thế trong bao năm qua; tuy nhiên sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có kết luận về vụ Tiên Lãng cho rằng các cơ quan chức năng tại đó đã ra quyết định thu hồi đất sai, và biện pháp cưỡng chế cũng sai. Nhiều người dân tỏ ra hy vọng những lực cản hiện nay trong việc giải quyết các khuất tất của họ đến một lúc nào đó sẽ bị phá tan.
như chuyện của bà ở Vĩnh Long này. Bà mất 30 mấy mẫu đất hương hỏa. Bà già hơn 80 chục tuổi đi phải có người dìu, mà ngày nào cũng phải chống gậy ra đây ngồi. Ông Trọng, ông Sang, ông Dũng nói mà tôi chưa thấy thực hiện. Nói phải đi đôi với làm
Bà Nguyệt, Tiền Giang
Nhưng hy vọng đó cũng như ánh sáng cuối đường hầm mà thôi như trình bày của cô giáo Bùi Thị Thành:
Vấn đề khiếu kiện đất đai tôi thấy vẫn mịt mù không có ánh sáng khả quan giải quyết cho dân đâu.
Nông dân ngoại tỉnh phía Bắc biểu tình về đất đai bị mất bên ngoài
văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012. AFP
Bà Nguyệt, một người dân Tiền Giang, khi đang có mặt trong đoàn khiếu kiện tại 210 Võ thị Sáu vào ngày 21 tháng 2 cho biết về mong ước được giải quyết khiếu kiện lâu nay:
Nói giải quyết cho gia đình Đoàn Văn Vươn thì phải giải quyết. Chúng tôi thấy nói mà chưa thấy thực hiện. Chúng tôi đã mất quá nhiều năm khiếu kiện rồi; như chuyện của bà ở Vĩnh Long này. Bà mất 30 mấy mẫu đất hương hỏa. Bà già hơn 80 chục tuổi đi phải có người dìu, mà ngày nào cũng phải chống gậy ra đây ngồi. Ông Trọng, ông Sang, ông Dũng nói mà tôi chưa thấy thực hiện. Nói phải đi đôi với làm; nếu không thực hiện chúng tôi sẽ đi đòi lại; nếu chúng tôi chết thì con chúng tôi sẽ đòi lại.
Mồ hôi nước mắt ông cha và của vợ chồng chúng tôi quá cực khổ, mà chúng cướp không như thế là vô lý. Như thế chúng tôi không bỏ cuộc, nếu chính quyền Việt Nam không giải quyết, thì chúng tôi yêu cầu quốc tế giúp giùm.
Bà Trần Thị Tiến, Bến Tre
Bà Trần Thị Tiến từ Bến Tre cũng nói lên quyết tâm khiếu kiện đến cùng:
Mồ hôi nước mắt ông cha và của vợ chồng chúng tôi quá cực khổ, mà chúng cướp không như thế là vô lý. Như thế chúng tôi không bỏ cuộc, nếu chính quyền Việt Nam không giải quyết, thì chúng tôi yêu cầu quốc tế giúp giùm.
Nuôi niềm hy vọng để còn có thể sống là điều mà bao người đang phải làm. Nếu không còn hy vọng vào công lý được thực thi, thì hẳn nhiên nhiều người đã phải tự kết thúc mạng súng hay nổ súng bắn thẳng vào những cướp đi nguồn sống duy nhất của họ và gia đình.
Tiếng nói của những vị từng hoạt động trong chính quyền như tiến sĩ Đặng Hùng Võ, rồi của những vị tướng quân đội như trung tướng Nguyễn Quốc Thước… là hồi chuông báo động phải giải quyết ngay những khuất tất về đất đai cho người dân, sửa đổi luật đất đai sao cho phù hợp với thực tế của cuộc sống, không còn là điều kiện khiến chính quyền địa phương trở thành tầng lớp cường hào mới chuyên thu tóm đất đai của người dân để mưu lợi riêng.
văn phòng Quốc hội tại Hà Nội hôm 21/2/2012. AFP
Bà Nguyệt, một người dân Tiền Giang, khi đang có mặt trong đoàn khiếu kiện tại 210 Võ thị Sáu vào ngày 21 tháng 2 cho biết về mong ước được giải quyết khiếu kiện lâu nay:
Nói giải quyết cho gia đình Đoàn Văn Vươn thì phải giải quyết. Chúng tôi thấy nói mà chưa thấy thực hiện. Chúng tôi đã mất quá nhiều năm khiếu kiện rồi; như chuyện của bà ở Vĩnh Long này. Bà mất 30 mấy mẫu đất hương hỏa. Bà già hơn 80 chục tuổi đi phải có người dìu, mà ngày nào cũng phải chống gậy ra đây ngồi. Ông Trọng, ông Sang, ông Dũng nói mà tôi chưa thấy thực hiện. Nói phải đi đôi với làm; nếu không thực hiện chúng tôi sẽ đi đòi lại; nếu chúng tôi chết thì con chúng tôi sẽ đòi lại.
Mồ hôi nước mắt ông cha và của vợ chồng chúng tôi quá cực khổ, mà chúng cướp không như thế là vô lý. Như thế chúng tôi không bỏ cuộc, nếu chính quyền Việt Nam không giải quyết, thì chúng tôi yêu cầu quốc tế giúp giùm.
Bà Trần Thị Tiến, Bến Tre
Bà Trần Thị Tiến từ Bến Tre cũng nói lên quyết tâm khiếu kiện đến cùng:
Mồ hôi nước mắt ông cha và của vợ chồng chúng tôi quá cực khổ, mà chúng cướp không như thế là vô lý. Như thế chúng tôi không bỏ cuộc, nếu chính quyền Việt Nam không giải quyết, thì chúng tôi yêu cầu quốc tế giúp giùm.
Nuôi niềm hy vọng để còn có thể sống là điều mà bao người đang phải làm. Nếu không còn hy vọng vào công lý được thực thi, thì hẳn nhiên nhiều người đã phải tự kết thúc mạng súng hay nổ súng bắn thẳng vào những cướp đi nguồn sống duy nhất của họ và gia đình.
Tiếng nói của những vị từng hoạt động trong chính quyền như tiến sĩ Đặng Hùng Võ, rồi của những vị tướng quân đội như trung tướng Nguyễn Quốc Thước… là hồi chuông báo động phải giải quyết ngay những khuất tất về đất đai cho người dân, sửa đổi luật đất đai sao cho phù hợp với thực tế của cuộc sống, không còn là điều kiện khiến chính quyền địa phương trở thành tầng lớp cường hào mới chuyên thu tóm đất đai của người dân để mưu lợi riêng.
Web page Updated ngày 03/03/2012