NGHE CÁC ĐÀI PHÁT THANH
RFA/Vietnamese - RFI/Vietnamese - BBC/Vietnamese - VOA/Vietnamese - Little Saigon TV - VNI TV - Sagon TV - SBTN
TT Obama đến Nam Triều Tiên dự hội nghị thượng đỉnh hạt nhân
Thứ Bảy, 24 tháng 3 2012
Tổng thống Barack Obama vẫy tay chào từ chuyên cơ Air Force One tại Căn cứ
Không quân Andrews, ngày 23 tháng 3, 2012.- Hình: AP
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trên đường đến Nam Triều Tiên để dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân vào tuần sau.
Chiếc Air Force One của Tổng thống rời phi trường gần Washington sáng sớm hôm nay.
Ông Obama sẽ cùng với hơn 50 nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Seoul của Nam Triều Tiên.
Hội nghị diễn ra trong lúc Bắc Triều Tiên dọa ngưng chỉ những tiến bộ trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân với kế hoạch phóng hỏa tiễn tầm xa vào tháng tới.
Tuần trước Hoa Kỳ nói rằng vụ phóng hỏa tiễn sẽ vô hiệu hóa một thỏa thuận đạt được với Bắc Triều Tiên là cung cấp viện trợ lương thực để đổi lấy việc tạm ngưng các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa.
Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama sẽ tham dự nhiều cuộc họp song phương, trong đó có cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông cũng định gặp các nhà lãnh đạo Kazakhstan, Nga, Nam Triều Tiên và Thổ Nhĩ Kỳ bên lề hộïi nghị thượng đỉnh.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu nói rằng Tổng thống Obama sẽ họp với Tổng thống Pakistan Yousuf Raza Gilani để duyệt xét những nỗ lực nhằm hỗ trợ cho một tiến trình hòa giải do Afghanistan lãnh đạo với phe Taliban.
Ông Obama dự định đi thăm Vùng phi quân sự giữa Nam và Bắc Triều Tiên vài giờ đồng hồ sau khi đến Seoul sáng sớm chủ nhật. Trong cuộc họp báo trực tuyến hồi đầu tuần này, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói rằng mục đích chính của chuyến viếng thăm Vùng phi quân sự là bày tỏ hậu thuẫn cho hơn 28 ngàn binh sĩ Mỹ phục vụ ở Nam Triều Tiên và nêu bật mối quan hệ đồng minh với Nam Triều Tiên
Không quân Andrews, ngày 23 tháng 3, 2012.- Hình: AP
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đang trên đường đến Nam Triều Tiên để dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân vào tuần sau.
Chiếc Air Force One của Tổng thống rời phi trường gần Washington sáng sớm hôm nay.
Ông Obama sẽ cùng với hơn 50 nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Seoul của Nam Triều Tiên.
Hội nghị diễn ra trong lúc Bắc Triều Tiên dọa ngưng chỉ những tiến bộ trong việc giải trừ vũ khí hạt nhân với kế hoạch phóng hỏa tiễn tầm xa vào tháng tới.
Tuần trước Hoa Kỳ nói rằng vụ phóng hỏa tiễn sẽ vô hiệu hóa một thỏa thuận đạt được với Bắc Triều Tiên là cung cấp viện trợ lương thực để đổi lấy việc tạm ngưng các chương trình hạt nhân và phi đạn tầm xa.
Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Obama sẽ tham dự nhiều cuộc họp song phương, trong đó có cuộc họp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Ông cũng định gặp các nhà lãnh đạo Kazakhstan, Nga, Nam Triều Tiên và Thổ Nhĩ Kỳ bên lề hộïi nghị thượng đỉnh.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu nói rằng Tổng thống Obama sẽ họp với Tổng thống Pakistan Yousuf Raza Gilani để duyệt xét những nỗ lực nhằm hỗ trợ cho một tiến trình hòa giải do Afghanistan lãnh đạo với phe Taliban.
Ông Obama dự định đi thăm Vùng phi quân sự giữa Nam và Bắc Triều Tiên vài giờ đồng hồ sau khi đến Seoul sáng sớm chủ nhật. Trong cuộc họp báo trực tuyến hồi đầu tuần này, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói rằng mục đích chính của chuyến viếng thăm Vùng phi quân sự là bày tỏ hậu thuẫn cho hơn 28 ngàn binh sĩ Mỹ phục vụ ở Nam Triều Tiên và nêu bật mối quan hệ đồng minh với Nam Triều Tiên
Thứ Sáu, 23 tháng 3 2012
Thăm khu phi quân sự Nam Bắc Triều Tiên
Theo lịch trình chuyến đi Seoul dự hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm khu phi quân sự Nam Bắc Triều Tiên. VOA đưa quý vị đi thăm trước.
Thăm khu phi quân sự Nam Bắc Triều Tiên
Theo lịch trình chuyến đi Seoul dự hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm khu phi quân sự Nam Bắc Triều Tiên. VOA đưa quý vị đi thăm trước.
Hình: ASSOCIATED PRESS
Nổi bật ở khu vực DMZ là hàng rào kẽm gai, những tháp canh, và những bãi mìn
Khu phi quân sự ngăn chia hai miền Nam Bắc, DMZ, là khu vực biên giới được bảo vệ và canh giữ cẩn mật nhất của thế giới.
Nổi bật ở khu vực này là hàng rào kẽm gai, những tháp canh, và những bãi mìn.
Hai phía DMZ trải dài gần 250 kilomet là nơi đồn trú của khoảng 2 triệu binh sĩ, mỗi miền 1 triệu, sẵn sàng tác chiến bất kỳ lúc nào.
DMZ được thành lập năm 1953, một phần của thỏa thuận hưu chiến chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Chỉ có hưu chiến chứ không hề có hiệp định hòa bình, vì thế, trên nguyên tắc, hai miền vẫn chính thức trong tình trạng chiến tranh từ đó đến nay.
Balbina Hwang, giáo sư thỉnh giảng trường đại học Georgetown ở Washington, cựu cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ về các vấn đề Triều Tiên, nhận xét:
“DMZ nhắc với thế giới chiến tranh Triều Tiên chưa dứt. Chiến Tranh Lạnh có thể đã chấm dứt trên khắp thế giới, nhưng vẫn còn y nguyên tại bán đảo Triều Tiên. Nó nhắc nhở cho chúng ta rằng mạng sống của hàng triệu triệu người có thể lâm nguy bất kỳ lúc nào.”
Mặc dù được xem là vùng nguy hiểm, thỉnh thoảng mới xảy ra lộn xộn tại DMZ. Một trong những vụ được biết đến nhiều nhất xảy ra năm 1976, bộ đội Bắc Triều Tiên bắn chết 2 binh sĩ Mỹ hộ tống một số công nhân Nam Triều Tiên cầm búa rìu để đi tỉa cây trong khu vực. Bộ đội miền Bắc đã sử dụng các búa rìu đó để giết hai người Mỹ.
DMZ có nhiều quan sát viên quốc tế theo dõi ngưng bắn và có binh sĩ Mỹ đóng xen kẽ với binh sĩ Nam Triều Tiên.
Dù có căng thẳng, DMZ vẫn thu hút du khách mọi miền. Khi được hướng dẫn viên du lịch đưa tới Điểm An Ninh Liên hợp, nơi mà binh sĩ hai miền nhìn thấy mặt nhau, du khách có thể thoáng thấy bộ đội miền Bắc đứng gác trong một thị trấn dường như chẳng có mấy ai ở.
Muốn đến thăm DMZ không đơn giản, dù giá tiền cho một tua khởi hành từ Seoul không rẻ.
Chỉ có thể thăm vào một số ngày trong tuần, phải mang đầy đủ giấy tờ, nhất là hộ chiếu, phải có người đi hộ tống, phải ăn mặc thích hợp, ví dụ vì phải đi bộ nhiều nên chớ nên mang giày cao gót, và nhất là đừng lấy tay chỉ chỉ chỏ chỏ về phía Bắc.
Thông tín viên VOA Steve Herman có dịp đi thăm DMZ:
“Bên phía Bắc rất ghét những ai chỉ chỏ. Có lần tôi chỉ cho người bạn đi cùng một cảnh lạ mắt ở phía Bắc, tôi đã bị binh sĩ hộ tống cằn nhằn ngay tức khắc. Một chuyện lạ nữa là binh sĩ miền Nam đứng gác trong tòa nhà màu xanh chỉ lộ ra phân nửa người vì họ sợ có thể bị phía bên kia nhắm bắn. Cảnh đó cho tôi thấy làm việc ở DMZ quả là căng thẳng và nguy hiểm.”
Khi Tổng thống Obama đi thăm DMZ vào Chủ nhật, ông sẽ là người nối gót các Tổng thống Mỹ khác trước đây, như Ronald Reagan, Bill Clinton và George W. Bush.
Kim Jong Un, lãnh tụ mới của Bắc Triều Tiên, cũng đến đó trước đây trong tháng.
Thứ Bảy, 24 tháng 3 2012
Nổi bật ở khu vực DMZ là hàng rào kẽm gai, những tháp canh, và những bãi mìn
Khu phi quân sự ngăn chia hai miền Nam Bắc, DMZ, là khu vực biên giới được bảo vệ và canh giữ cẩn mật nhất của thế giới.
Nổi bật ở khu vực này là hàng rào kẽm gai, những tháp canh, và những bãi mìn.
Hai phía DMZ trải dài gần 250 kilomet là nơi đồn trú của khoảng 2 triệu binh sĩ, mỗi miền 1 triệu, sẵn sàng tác chiến bất kỳ lúc nào.
DMZ được thành lập năm 1953, một phần của thỏa thuận hưu chiến chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Chỉ có hưu chiến chứ không hề có hiệp định hòa bình, vì thế, trên nguyên tắc, hai miền vẫn chính thức trong tình trạng chiến tranh từ đó đến nay.
Balbina Hwang, giáo sư thỉnh giảng trường đại học Georgetown ở Washington, cựu cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ về các vấn đề Triều Tiên, nhận xét:
“DMZ nhắc với thế giới chiến tranh Triều Tiên chưa dứt. Chiến Tranh Lạnh có thể đã chấm dứt trên khắp thế giới, nhưng vẫn còn y nguyên tại bán đảo Triều Tiên. Nó nhắc nhở cho chúng ta rằng mạng sống của hàng triệu triệu người có thể lâm nguy bất kỳ lúc nào.”
Mặc dù được xem là vùng nguy hiểm, thỉnh thoảng mới xảy ra lộn xộn tại DMZ. Một trong những vụ được biết đến nhiều nhất xảy ra năm 1976, bộ đội Bắc Triều Tiên bắn chết 2 binh sĩ Mỹ hộ tống một số công nhân Nam Triều Tiên cầm búa rìu để đi tỉa cây trong khu vực. Bộ đội miền Bắc đã sử dụng các búa rìu đó để giết hai người Mỹ.
DMZ có nhiều quan sát viên quốc tế theo dõi ngưng bắn và có binh sĩ Mỹ đóng xen kẽ với binh sĩ Nam Triều Tiên.
Dù có căng thẳng, DMZ vẫn thu hút du khách mọi miền. Khi được hướng dẫn viên du lịch đưa tới Điểm An Ninh Liên hợp, nơi mà binh sĩ hai miền nhìn thấy mặt nhau, du khách có thể thoáng thấy bộ đội miền Bắc đứng gác trong một thị trấn dường như chẳng có mấy ai ở.
Muốn đến thăm DMZ không đơn giản, dù giá tiền cho một tua khởi hành từ Seoul không rẻ.
Chỉ có thể thăm vào một số ngày trong tuần, phải mang đầy đủ giấy tờ, nhất là hộ chiếu, phải có người đi hộ tống, phải ăn mặc thích hợp, ví dụ vì phải đi bộ nhiều nên chớ nên mang giày cao gót, và nhất là đừng lấy tay chỉ chỉ chỏ chỏ về phía Bắc.
Thông tín viên VOA Steve Herman có dịp đi thăm DMZ:
“Bên phía Bắc rất ghét những ai chỉ chỏ. Có lần tôi chỉ cho người bạn đi cùng một cảnh lạ mắt ở phía Bắc, tôi đã bị binh sĩ hộ tống cằn nhằn ngay tức khắc. Một chuyện lạ nữa là binh sĩ miền Nam đứng gác trong tòa nhà màu xanh chỉ lộ ra phân nửa người vì họ sợ có thể bị phía bên kia nhắm bắn. Cảnh đó cho tôi thấy làm việc ở DMZ quả là căng thẳng và nguy hiểm.”
Khi Tổng thống Obama đi thăm DMZ vào Chủ nhật, ông sẽ là người nối gót các Tổng thống Mỹ khác trước đây, như Ronald Reagan, Bill Clinton và George W. Bush.
Kim Jong Un, lãnh tụ mới của Bắc Triều Tiên, cũng đến đó trước đây trong tháng.
Thứ Bảy, 24 tháng 3 2012
Bắc Triều Tiên chuẩn bị mở phiên họp quốc hội đầu tiên
từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền
từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền
Hình: Reuters
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un (thứ hai từ phải sang) thăm Bộ Tư lệnh
Phi đạn Chiến lược của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (ảnh tư liệu)
Bắc Triều Tiên hôm nay loan báo họ sẽ mở phiên họp hàng năm của quốc hội vào tháng tới, trùng hợp với khoảng thời gian mà họ thực hiện vụ phóng hỏa tiễn bị nhiều nước chỉ trích.
Hãng thông tấn Trung ương của nhà nước Bắc Triều Tiên nói rằng Hội đồng Nhân dân Tối cao sẽ nhóm họp vào ngày 13 tháng tư.
Các nhà phân tích cho biết quốc hội có phần chắc sẽ chấp thuận cho ông Kim Jong Un giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, một chức vụ mà thân phụ ông là ông Kim Jong Il từng nắm giữ. Ông Kim cha qua đời hồi tháng 12 vừa qua.
Hãng thông tấn Trung ương cũng trích lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên nói rằng việc phóng vệ tinh “là việc hành sử một quyền chính đáng và độc lập phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Hoa Kỳ, Nga, Nam Triều Tiên, và Nhật Bản đã lên án kế hoạch này. Họ nói rằng việc phóng vệ tinh như vậy vi phạm một lệnh cấm của Liên hiệp quốc không cho Bắc Triều Tiên thực hiện những vụ phóng không gian sử dụng kỹ thuật phi đạn đạn đạo.
Ngay cả đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên là Trung Quốc cũng bày tỏ sự phản đối hiếm có. Bắc Kinh tuyên bố họ e rằng vụ phóng này có thể gây phương hại cho hòa bình và ổn định của khu vực
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un (thứ hai từ phải sang) thăm Bộ Tư lệnh
Phi đạn Chiến lược của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (ảnh tư liệu)
Bắc Triều Tiên hôm nay loan báo họ sẽ mở phiên họp hàng năm của quốc hội vào tháng tới, trùng hợp với khoảng thời gian mà họ thực hiện vụ phóng hỏa tiễn bị nhiều nước chỉ trích.
Hãng thông tấn Trung ương của nhà nước Bắc Triều Tiên nói rằng Hội đồng Nhân dân Tối cao sẽ nhóm họp vào ngày 13 tháng tư.
Các nhà phân tích cho biết quốc hội có phần chắc sẽ chấp thuận cho ông Kim Jong Un giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, một chức vụ mà thân phụ ông là ông Kim Jong Il từng nắm giữ. Ông Kim cha qua đời hồi tháng 12 vừa qua.
Hãng thông tấn Trung ương cũng trích lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên nói rằng việc phóng vệ tinh “là việc hành sử một quyền chính đáng và độc lập phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Hoa Kỳ, Nga, Nam Triều Tiên, và Nhật Bản đã lên án kế hoạch này. Họ nói rằng việc phóng vệ tinh như vậy vi phạm một lệnh cấm của Liên hiệp quốc không cho Bắc Triều Tiên thực hiện những vụ phóng không gian sử dụng kỹ thuật phi đạn đạn đạo.
Ngay cả đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên là Trung Quốc cũng bày tỏ sự phản đối hiếm có. Bắc Kinh tuyên bố họ e rằng vụ phóng này có thể gây phương hại cho hòa bình và ổn định của khu vực
Web page Updated ngày 24/3/2012